Điều kiện xác định tư cách pháp nhân của công ty hợp danh

Công ty hợp danh là một loại hình doanh nghiệp phổ biến, đặc biệt là trong môi trường kinh doanh ngày nay. Công ty này có đặc điểm là sự hợp tác giữa hai hoặc nhiều đối tác, nhằm mục tiêu chung trong lĩnh vực kinh doanh. Vấn đề được đặt ra là công ty hợp danh có tư cách của một pháp nhân không? Hãy cùng Công ty Luật Apolo Lawyers tìm hiểu về vấn đề trên. Trong trường hợp Quý khách hàng có vấn đề cần tư vấn, hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi thông qua số hotline 0903.419.479 hoặc email contact@apolo.com.vn.

1. Thế nào là công ty hợp danh?

Theo quy định tại khoản 1 điều 177 của Luật Doanh nghiệp 2020 thì:

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó:

  • Phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh). Ngoài các thành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn;

  • Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;

  • Thành viên góp vốn là tổ chức, cá nhân và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã cam kết góp vào công ty.

Dịch vụ luật sư Apolo Lawyers

Điều kiện xác định tư cách pháp nhân của công ty hợp danh

2. Điều kiện xác định tư cách pháp nhân của công ty hợp danh:

Theo khoản 1 Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015, một tổ chức được coi là có tư cách pháp nhân khi đáp ứng đủ 04 điều kiện sau đây:

Thứ nhất, về điều kiện thành lập hợp pháp: Công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp được Luật Doanh nghiệp hiện hành cho phép thành lập và hoạt động theo trình tự, thủ tục nhất định.

Thứ hai, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ: Theo quy định pháp luật thì khi thành lập, công ty hợp danh phải có ít nhất 02 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (goi là thành viên hợp danh), ngoài ra còn có thành viên góp vốn. Bộ máy quản trị của công ty là Hội đồng thành viên, trong đó bao gồm thành viên hợp danh và thành viên góp vốn của công ty. Hội đồng thành viên này có quyền quyết định tất cả các hoạt động kinh doanh của công ty.

Thứ ba, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm với tài sản đó: Theo quy định của Luật Doanh nghiệp, thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty nhưng thành viên hợp danh vẫn phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản từ các thành viên sang cho công ty. Theo đó, công ty hợp danh có tài sản độc lập, khi công ty hợp danh hoạt động bình thường, có khả năng tự chịu mọi trách nhiệm bằng tài sản của công ty thì nghĩa vụ của công ty hoàn toàn không liên quan đến tài sản của các thành viên hợp danh. Chỉ trong trường hợp tài sản của công ty không đủ để chịu trách nhiệm thì tài sản của các thành viên hợp danh mới được sử dụng đến. Hơn nữa, theo Điều 179 Luật này tài sản của công ty hợp danh còn bao gồm các tài sản tạo lập, thu được từ hoạt động kinh doanh của công ty và các tài sản khác theo quy định của pháp luật. Do đó, công ty hợp danh có tài sản độc lập, tách bạch với các thành viên và chịu trách nhiệm phát sinh bằng chính tài sản của công ty.

Thứ tư, về nhân danh chính mình để tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập. Công ty hợp danh được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, có tên gọi, trụ sở, mã số doanh nghiệp, tài sản. Ngoài ra, các thành viên hợp danh khi thực hiện các hoạt động kinh doanh, sản xuất luôn nhân danh công ty để tham gia vào các giao dịch, bởi vì pháp luật doanh nghiệp quy định công ty hợp danh là công ty có từ hai thành viên hợp danh trở lên làm chủ, cùng kinh doanh dưới một tên chung (tên của công ty).

Như vậy, công ty hợp danh đã đáp ứng đủ các điều kiện là một tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và căn cứ theo Khoản 2 Điều 177 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Dịch vụ luật sư Apolo Lawyers

Điều kiện xác định tư cách pháp nhân của công ty hợp danh

3. Dịch vụ luật sư tư vấn, đăng ký thành lập công ty hợp danh

Với nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn doanh nghiệp, Công ty Luật Apolo Lawyers (0903.419.479) cam kết đưa ra những lời khuyên chính xác nhất cho khách hàng. Bên cạnh đó, chúng tôi hỗ trợ tư vấn pháp lý trước khi thành lập công ty hợp danh cụ thể:

1. Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với định hướng và chiến lược phát triển của khách hàng;

2. Tư vấn và soạn thảo các tài liệu để thực hiện kế hoạch đầu tư của khách hàng;

3. Tư vấn chọn ngành nghề kinh doanh phù hợp cho hoạt động doanh nghiệp;

4. Tư vấn thủ tục góp vốn bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ, tài sản hoặc bất động sản;

5. Tư vấn soạn thảo tài liệu nội bộ trong quan hệ giữa các thành viên hợp danh, thành viên góp vốn;

6. Tư vấn cho các thành viên/cổ đông sáng lập thỏa thuận với nhau về phân chia lợi nhuận sau khi công ty đi vào hoạt động và có lời.

Các công việc mà chúng tôi cần phải thực hiện khi đăng ký thành lập công ty hợp danh cho khách hàng bao gồm:

– Soạn và nộp hồ sơ để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

– Nhận mã số thuế/mã số doanh nghiệp/mã số xuất nhập khẩu;

– Đăng ký khắc con dấu tròn cho Công ty;

– Thông báo đăng ký mẫu dấu doanh nghiệp;

– Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp.

Đến với dịch vụ của Apolo Lawyers, đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm của chúng tôi sẽ tư vấn cho khách hàng tất cả các vấn đề liên quan đến việc thực hiện các thủ tục trên, soạn thảo toàn bộ hồ sơ, làm việc với cơ quan có thẩm quyền. Khách hàng chỉ cần cung cấp thông tin, giấy tờ cần thiết và nhận kết quả sau khi chúng tôi đã hoàn thành xong.

Trên đây là tư vấn của Apolo Lawyers về câu hỏi: Doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể khi kinh tế khó khăn? Nếu khách hàng có bất kỳ thắc mắc hay cần thêm thông tin chi tiết, xin hãy liên hệ chúng tôi qua Hotline: 0903.419.479.

>>> Xem thêm: Dịch vụ Luật sư tư vấn tạm ngừng kinh doanh

>>> Xem thêm: Dịch vụ thay đổi vốn điều lệ của doanh nghiệp

APOLO LAWYERS