Cốt lõi của chính sách kinh tế và xã hội của EU được đúc kết trong ý tưởng về ‘bốn tự do cơ bản’ – tự do dịch chuyển hàng hoá, người lao động, vốn và tự do cung cấp dịch vụ.
1. Thị trường chung cho hàng hoá – Tự do dịch chuyển hàng hoá
Bạn đang xem: Tin tức Quy định về bốn tự do cơ bản trong thị trường nội khối châu Âu
(a) Tổng quan
Sự tự do dịch chuyển hàng hoá, nhằm mục đích bảo đảm thương mại trong nội khối EU, là yếu tố quan trọng nhất của thị trường chung. Việc cấm sử dụng các biện pháp hạn chế xuất nhập khẩu giữa các thành viên và nguyên tắc công nhận lẫn nhau đảm bảo sự tuân thủ của các thành viên dưới sự giám sát của Ủy ban châu Âu. Kể từ tháng 01/1993, việc kiểm soát dịch chuyển hàng hoá trong thị trường nội khối đã được loại bỏ, biến EU trở thành lãnh thổ thống nhất, không có các biên giới nội bộ. Việc loại bỏ thuế quan thúc đẩy thương mại nội khối, đóng góp phần lớn vào tổng giá trị xuất nhập khẩu của các nước thành viên.
Tự do dịch chuyển hàng hoá bao gồm ba khía cạnh:
(i) Thành lập liên minh hải quan (Điều 23 TEC – Điều 28 TFEU)
– Cấm áp thuế quan và phí có tác động tương đương thuế quan đối với hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu;
– Thiết lập biểu thuế quan thống nhất áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu vào EU.
(ii) Cấm áp dụng các khoản thuế nội địa có tính phân biệt đối xử (Điều 90 TEC – Điều 110 TFEU).
Xem thêm : Có nên kiêng quan hệ nam nữ vào ngày rằm/mùng 1 đầu tháng không? Đây là lý do nhiều người chưa biết
(iii) Cấm áp dụng các biện pháp hạn chế số lượng và các biện pháp có tác động tương đương biện pháp hạn chế số lượng đối với hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu.
Điều 28 TEC- Điều 34 TFEU quy định: ‘Các biện pháp hạn chế số lượng nhập khẩu và tất cả các biện pháp có tác động tương đương biện pháp hạn chế số lượng bị cấm áp dụng giữa các nước thành viên.’
Điều 29 TEC – Điều 35 TFEU quy định tương tự liên quan đến hàng hoá xuất khẩu. Cần lưu ý rằng các biện pháp hạn chế số lượng chỉ bị cấm áp dụng giữa các nước thành viên EU.
Điều 30 TEC – Điều 36 TFEU quy định những ngoại lệ như sau: Các quy định của Điều 28 và Điều 29 không loại trừ việc cấm hoặc hạn chế xuất nhập khẩu hàng hoá xuất phát từ nhu cầu bảo vệ đạo đức xã hội, chính sách công hoặc an ninh công cộng; để bảo vệ sức khoẻ và đời sống con người, động vật hay thực vật; để bảo vệ các tài sản quốc gia có giá trị về nghệ thuật, lịch sử hay khảo cổ; hoặc để bảo vệ tài sản công nghiệp và thương mại. Tuy nhiên, việc cấm hoặc hạn chế đó không được tạo thành một công cụ phân biệt đối xử tuỳ tiện hoặc hạn chế thương mại trá hình giữa các nước thành viên.
Căn cứ vào Điều 30 TEC – Điều 36 TFEU, các nước thành viên EU vẫn có thể áp dụng những rào cản thương mại nhất định, trong các trường hợp đạo đức xã hội, chính sách và an ninh công cộng, sức khoẻ, văn hoá hoặc các tài sản thương mại bị đe dọa do sự loại bỏ hoàn toàn các rào cản này. Trong cuộc khủng hoảng ‘dịch bò điên’ ở nước Anh, nước Pháp đã áp đặt rào cản đối với thịt bò nhập khẩu từ quốc gia này.
(b) Tự do dịch chuyển hàng hoá và chính sách nông nghiệp chung
Chính sách nông nghiệp chung (‘Common Agricultural Policy’ – CAP) được quy định tại Tít II TEC. Khoản 1 Điều 34 quy định ‘sự phối hợp bắt buộc giữa các tổ chức thị trường của các nước’ với tổ chức thị trường chung của châu Âu.
CAP ra đời từ những ngày đầu của quá trình hội nhập châu Âu, khi các nước thành viên cam kết tái cơ cấu và tăng cường sản xuất lương thực, vốn đã bị tàn phá bởi Chiến tranh thế giới lần thứ II. Ngày nay, CAP vẫn có một vai trò then chốt trong EU, không chỉ vì đất nông nghiệp và rừng chiếm hơn 90% diện tích đất đai của EU, mà còn bởi nó đã trở thành cơ chế rất quan trọng để EU đối mặt với những thách thức mới về chất lượng thực phẩm, bảo vệ môi trường và thương mại.
CAP có hai mục tiêu chính: Thứ nhất, giúp xây dựng khả năng cạnh tranh cho người nông dân châu Âu; thứ hai, thúc đẩy phát triển nông thôn, đặc biệt là những vùng ít thuận lợi nhất.
Xem thêm : CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ
Như đã đề cập ở trên, luật án lệ cũng rất có ý nghĩa trong việc củng cố pháp luật về thị trường nội khối EU. Án lệ Cassis de Dijon [1979] là một trong những án lệ quan trọng của luật EU khẳng định nguyên tắc tự do dịch chuyển hàng hoá.
2. Tự do dịch chuyển người lao động
Nhờ có sự loại bỏ các rào cản giữa các nước EU, người dân EU giờ đây có thể tự do dịch chuyển trong phần lớn lãnh thổ EU. Việc một người sống và làm việc tại nước EU khác cũng dễ dàng hơn. Trong ‘Vùng Schengen’, mọi người được tự do dịch chuyển mà không phải kiểm tra an ninh hay hải quan ở biên giới của phần lớn các nước EU. Tuy nhiên, các hoạt động kiểm soát được tăng cường ở các biên giới bên ngoài của EU và có sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa cảnh sát các nước EU.
3. Tự do dịch chuyển vốn (tư bản)
Đạo luật châu Âu thống nhất 1986 là một bước đi quyết định đối với sự tự do dịch chuyển vốn. Nó dẫn tới việc thông qua Chỉ thị 88/361/EEC vào ngày 24/6/1988, nhằm thiết lập một khuôn khổ tài chính đầy đủ cho thị trường chung. Chỉ thị này thực thi Điều 67 TEC.
Chỉ thị 88/361/EEC đảm bảo nguyên tắc tự do hoá hoàn toàn hoạt động dịch chuyển vốn giữa các nước thành viên, có hiệu lực từ ngày 01/7/1990. Ủy ban châu Âu nỗ lực loại bỏ những thoả thuận chung có mục đích hạn chế sự dịch chuyển vốn giữa những người cư trú ở các nước thành viên. ‘Dịch chuyển vốn’ được hiểu là tất cả những hoạt động cần thiết để cá nhân hoặc pháp nhân có thể thực hiện việc dịch chuyển vốn, bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp, đầu tư bất động sản, các hoạt động liên quan đến chứng khoán và các tài khoản vãng lai và tài khoản tiền gửi, các khoản vay và tín dụng.
4. Thị trường chung cho dịch vụ – Tự do cung ứng dịch vụ và tự do thành lập doanh nghiệp
Quyền tự do cung ứng dịch vụ và quyền tự do thành lập doanh nghiệp, quy định tại Điều 49 và Điều 56 TFEU là rất cần thiết cho sự vận hành của thị trường nội khối. Với các quyền này, các nhà kinh doanh có thể tiến hành hoạt động kinh doanh liên tục và ổn định ở một hay nhiều nước EU và/hoặc tạm thời cung ứng dịch vụ ở nước EU khác mà không cần phải thành lập cơ sở kinh doanh ở đó. Năm 2006, EU thông qua Chỉ thị về dịch vụ nhằm loại bỏ các rào cản đối với thương mại và dịch vụ, tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại xuyên biên giới.
Điều 49 TFEU (Điều 43 TEC) quy định về quyền tự do thành lập doanh nghiệp. Những hạn chế đối với quyền tự do thành lập doanh nghiệp đều bị cấm. Quy định cấm này áp dụng đối với những hạn chế về việc thành lập chi nhánh, đại lí, công ty con của công dân của một nước thành viên tại một nước thành viên khác.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp