Cách phân biệt từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp

Cách phân biệt từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp lí thuyết trong chương trình giảng dạy Tiếng Việt 5. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Câu hỏi: Cách phân biệt từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại

Trả lời:

* Khi bạn gặp một từ ghép nào chỉ người (hoặc vật nói chung) thì đó là từ ghép có nghĩa tổng hợp.

Ví dụ:

– Xa lạ (xa ghép với lạ tạo ra nghĩa tổng hợp: Xa xôi và không quen biết.

– Sách vở (sách ghép với sở tạo ra nghĩa tổng hợp: sách và vở)

– Ăn Uống (ăn ghép với Uống tạo ra nghĩa tổng hợp: nói về việc ăn và Uống)

* Khi gặp từ ghép nào không chỉ chung, mà lại có nghĩa như phân loại người (hay vật) thì đó là từ ghép phân loại.

Ví dụ:

– Hạt thóc (hạt ghép với thóc tạo ra nghĩa phân loại so với: hạt ngô, hạt đỗ, hạt kê …)

– Bà nội (bà ghép với nội tạo ra nghĩa phân loại so với: bà ngoại, bà dì ….)

– Bài học (bài ghép với học tạo ra nghĩa phân loại so với: bài làm, bài tập …)

Có 2 loại từ ghép: từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ, hay còn có cách gọi khác đó là từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại. Vậy những từ ghép này có những đặc điểm gì và cấu tạo ra sao, hãy cùng lần lượt tìm hiểu ngay sau đây

1. Từ ghép chính phụ (từ ghép phân loại)

Định nghĩa

– Từ ghép chính phụ là những từ có thể xác định và tìm ra được tiếng chính và tiếng phụ. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau và tiếng sau bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính thì được gọi là từ ghép chính phụ.

– Không có tiếng chính thì tiếng phụ sẽ không có ý nghĩa rõ ràng. Không thể đảo vị trí tiếng chính và tiếng phụ với nhau vì nghĩa của từ ghép sẽ thay đổi. Từ ghép đẳng lập còn được gọi là từ ghép phân loại.

*Ví dụ từ ghép chính phụ:

– Xe tăng là từ ghép chính phụ trong đó tiếng chính là từ “Xe”, tiếng phụ là từ “tăng”

– Từ “Ông ngoại” trong đó tiếng chính là từ “ông”, tiếng phụ là từ “ngoại”.

– Các từ ghép chính phụ khác như: Xe tải, thơm ngát, Xe tải, tàu ngầm, tàu điện, bạn bè, bà nội, bà ngoại, cây xoài, cây bưởi, cây tre, bút chì, bút mực, bình nước, hoa hồng, hoa mai, con gà, con heo…

Nghĩa của từ ghép chính phụ

Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính trong từ ghép chính phụ đó.

2. Từ ghép đẳng lập (từ ghép tổng hợp)

Định nghĩa

– Từ ghép đẳng lập là những từ không thể phân ra được tiếng chính, tiếng phụ. Là loại từ ghép trong đó các tiếng có vai trò ngang hàng nhau, không phân biệt đâu là tiếng chính và đâu là tiếng phụ. Các tiếng bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp và có thể thay đổi vị trí các từ mà nghĩa của từ ghép không thay đổi.

– Giữa các tiếng được bình đẳng với nhau về mặt ngữ pháp

– Ví dụ từ ghép đẳng lập: Quần áo, sách vở, ăn ở, ăn mặc, ăn uống, ông bà, cha mẹ, chị em, mưa gió, nghĩ suy, trường lớp, bạn bè, trầm bổng, ước mơ, bàn ghế, vợ chồng, xóm làng, xinh đẹp, trai đẹp…

Nghĩa của từ ghép đẳng lập

Nghĩa của từ ghép đẳng lập sẽ khái quát hơn, rộng hơn nghĩa của từng tiếng tạo nên từ ghép đẳng lập. Đây cũng được gọi là đặc điểm, tính chất hợp nghĩa trong từ ghép đẳng lập.

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Cách phân biệt từ ghép tổng hợp và từ ghép phân loại. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm một số chuyên mục Lý thuyết Tiếng Việt 5, Tập làm văn lớp 5, Kể chuyện lớp 5, Luyện từ và câu lớp 5, Cùng em học Tiếng Việt lớp 5.