Tự luyến là một thuật ngữ không còn quá xa lạ khi đề cập đến một dạng tính cách của con người. Tuy nhiên, nó còn là tên gọi của một hội chứng rối loạn nhân cách mà không ít người mắc phải. Vậy tự luyến là gì? Dấu hiệu của một người tự luyến là như thế nào? Cùng Vua Nệm làm rõ về hội chứng này trong bài viết nhé!
1. Tự luyến là gì?
Tự luyến ám chỉ những người có xu hướng yêu bản thân và đề cao mình thái quá. Người tự luyến luôn cho rằng mình sinh ra đã hoàn hảo, là trung tâm vũ trụ và những người khác phải vây quanh, tôn sùng mình. Họ bị ám ảnh bởi những điểm tốt đẹp của bản thân và luôn nghĩ mình đặc biệt hơn người.
Bạn đang xem: Tự luyến là gì? Một số biểu hiện thường thấy của người tự luyến
Trong xã hội ngày nay, chúng ta thường khuyến khích con người sớm nhận thức và tìm lại được bản thân mình. Thế nhưng, ta cần phải phân biệt được sự khác nhau giữa tự luyến và tự tin. Khi bản thân không biết tiết chế sẽ rất dễ vướng vào căn bệnh tự luyến.
2. Bệnh tự luyến là gì?
Vậy bệnh tự luyến là gì? Trên thực tế, đây thực chất lại là một căn bệnh mà không ít người mắc phải. Nếu không biết tiết chế, hội chứng này có thể khiến bản thân bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí gặp nguy hiểm. Do đó, tự luyến còn được xem là một căn bệnh không kém phần trầm trọng so với những bệnh lý khác và người bệnh được khuyến cáo không nên lạm dụng mạng xã hội.
Bệnh tự luyến, tên tiếng Anh Narcissistic Personality Disorder, được khoa học đặt tên là “rối loạn nhân cách ái kỷ”. Người mắc bệnh này thường sẽ thổi phồng mức độ quan trọng của bản thân và luôn nghĩ mình là “cái rốn”, là tâm điểm của vũ trụ.
Trích dẫn nhận định của giáo sư, tiến sĩ Stuart C. Yanofsky đang công tác tại Đại học Baylor College of Medicine: “Người mắc phải hội chứng rối loạn nhân cách ái kỷ luôn cho rằng bản thân mình hoàn hảo 100% dù họ bị khiếm khuyết rất nghiêm trọng về mặt tính cách”.
3. Nguyên nhân dẫn đến tự luyến
Cho đến ngày nay, nguyên nhân của tự luyến là gì vẫn còn là một ẩn số lớn. Thế nhưng, theo một số nghiên cứu và giả thuyết thì tự luyến có thể xuất phát từ những nguyên nhân chính sau đây:
- Gen di truyền là một trong những nguyên nhân góp phần gây ra bệnh tự luyến ở một người.
- Xuất phát từ việc từ nhỏ đã được nuông chiều, tâng bốc hoặc bị ngược đãi, bỏ bê.
- Văn hóa, môi trường sống gây ra các tác động lên tâm lý.
Trong đó, một trong những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tự luyến ngày càng trở nên phổ biến đó là gia đình, bạn bè, người thân luôn tâng bốc, đánh giá cao con mình. Đồng thời, ít khi chê trách mà chỉ luôn khen ngợi cũng là điều khiến đứa trẻ nhận thức sai về bản thân.
4. Một số biểu hiện thường thấy của người tự luyến
Xem thêm : Cảnh quan nào sau đây phổ biến ở Châu Phi?
Người tự luyến ở xã hội ngày nay không phải ít. Dưới đây sẽ là một số dấu hiệu phổ biến của người tự luyến mà bạn có thể dễ dàng nhận ra như:
4.1. Chăm chút bề ngoài kĩ càng
Người tự luyến thường là người yêu cái đẹp, quá coi trọng hình thức nên luôn chăm chút vẻ đẹp bên ngoài của mình sao cho gây được ấn tượng với những người xung quanh. Không chỉ vậy, họ có xu hướng yêu bản thân theo cách thái quá.
Đa phần, ấn tượng ban đầu của mọi người với những người tự luyến đó là vẻ ngoài bóng bẩy, hào hoa, một khi đã xuất hiện thì luôn gọn gàng, ấn tượng, luôn tỏ ra thân thiện, hòa đồng, vui vẻ với mọi người. Thế nhưng, một khi tiếp xúc lâu thì mọi người sẽ nhận ra rằng, họ chỉ là những người luôn thể hiện thái quá về bản thân mình.
4.2. Luôn nghĩ rằng bản thân mình giỏi hơn người khác
Một trong những đặc điểm nổi bật và dễ nhận thấy nhất ở những người tự luyến đó là luôn nghĩ bản thân mình giỏi hơn người xung quanh. Họ cho rằng bản thân mình giỏi và luôn đúng. Do đó, đôi khi họ có những đánh giá quá mức về khả năng và năng lực của chính mình.
Người tự luyến luôn có suy nghĩ rằng bản thân có những điểm tài giỏi và vượt trội hơn những người xung quanh. Đồng thời, họ cũng có xu hướng thể hiện ra bên ngoài và mong muốn mọi người công nhận điều đó. Chính vì vậy, nếu có một ai nghi ngờ về năng lực thì họ sẽ ngay lập tức xù lông, khó chịu và có thái độ không tốt ngay lập tức.
4.3. Sống ích kỷ
Trên thực tế, những người tự luyến thường là người sống ích kỷ và luôn chỉ nghĩ đến bản thân mình. Họ cho rằng bản thân mình là giỏi nhất nên không quan tâm đến mọi người hay những việc đang diễn ra xung quanh mình.
Lúc bản thân gặp khó khăn thì luôn đòi hỏi sự giúp đỡ của người khác. Thế nhưng, một khi mọi người cần mình thì lại chọn cách phớt lờ và không quan tâm. Ngoài ra, người tự luyến cũng không có tinh thần phối hợp nhóm, cũng như không có tinh thần cộng đồng.
4.4. Thích khoe khoang và phóng đại mọi sự thật
Người tự luyến thường thích khoe khoang và luôn cố gắng phóng đại mọi việc, cho dù chính bản thân cũng không tài giỏi như những gì họ giới thiệu. Thêm vào đó, người tự luyến cũng yêu thích trở thành tâm điểm của mọi cuộc nói chuyện, là cái rốn của vũ trụ, mong muốn nói nhiều, để mọi người cảm thấy mình giỏi giang.
Xem thêm : Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng?
Đặc biệt, thù dai và ích kỷ là những điểm xấu của người tự luyến. Nếu một ai không thuận theo thì họ ngay lập tức để bụng và luôn ghi nhớ chuyện xấu của đối phương.
5. Tác hại của việc tự luyến
Bệnh tự luyện tuy nghe qua có vẻ đơn giản nhưng thực chất để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với bản thân người bệnh. Vậy tác hại của việc tự luyến là gì?
- Người tự luyến luôn cho rằng bản thân mình hoàn hảo, cao cả nhất nhưng thực chất, tâm hồn bên trong họ lại là một mảnh đất khô cằn, trống rỗng.
- Bản thân họ luôn cảm thấy mất an toàn, khi nhận ra thua thiệt thì họ sẽ ngay lập tức cáu giận hay đổ lỗi lên người khác.
- Vì dễ làm tổn thương những người xung quanh nên họ có rất ít người thân thiết, không tìm được người tri kỷ. Những ngày tháng của họ đa phần chìm đắm trong cô độc.
- Khi không được ủng hộ mà ngược lại còn bị mọi người xa lánh, quay lưng, người bệnh có khả năng cao sẽ bị mắc bệnh trầm cảm.
6. Cách điều trị bệnh tự luyến
Trong xã hội ngày nay, số lượng người mắc bệnh tự luyến cũng tương đối thấp và không có trường hợp nào quá nghiêm trọng. Đa phần người bệnh đều là trường hợp nhẹ không không đáng để lo ngại.
Tuy nhiên, vì đây là một hội chứng tâm lý nên việc chữa bệnh cũng không mấy dễ dàng. Đa phần họ đều không nhận ra bản thân mình đang mắc bệnh nên thường không tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ hay chuyên gia tâm lý.
Để điều trị chứng bệnh này, bác sĩ và chuyên gia sẽ trò chuyện với bệnh nhân để đi sâu vào tiềm thức của họ. Từ đó sẽ tìm hiểu được nguyên nhân tại sao họ lại có biểu hiện như vậy và hướng dẫn để họ suy nghĩ cởi mở, tích cực hơn. Phương thức tốt nhất để chữa trị hội chứng tự luyến chính là liệu pháp tâm lý. Song để làm được điều này thì gia đình, người thân của người bệnh cần phối hợp để tạo dựng nên mối quan hệ tốt đẹp, tin tưởng.
Mặt khác trong quá trình điều trị, bệnh nhân nên tăng cường những thói quen sinh hoạt lành mạnh chẳng hạn như ngồi thiền, tập yoga, tránh lạm dụng quá nhiều mạng xã hội,…
XEM THÊM:
- Thảo mai là gì? Biểu hiện thường thấy ở người có tính thảo mai
- Tự phụ là gì? Những biểu hiện phổ biến của tính tự phụ
Trên đây là những giải đáp về tự luyến là gì cũng như tác hại và cách điều trị hội chứng tự luyến mà ai cũng nên biết. Vua Nệm hy vọng rằng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp độc giả có những hình dung và suy nghĩ cởi mở hơn nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp