Tự vệ chính đáng là gì? Tự vệ chính đáng có phải đi tù không?

1. Tự vệ chính đáng là gì? Tự vệ chính đáng có phải đi tù không?

Tự vệ chính đáng hay còn được gọi là phòng vệ chính đáng. Đây là một hành vi của người được thực hiện nhằm mục đích bảo vệ lợi ích của nhà nước, tổ chức cơ quan, hay bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của bản thân mình hoặc của người khác. Từ đó, mà tiến hành chống trả lại một cách cần thiết đối với người hoặc tổ chức đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích nói trên.

Tuy nhiên đối với một số trường hợp khi thực hiện phòng vệ thì đã vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Nếu thực hiện vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự. Theo đó, tùy theo mức độ của sự việc mà hành vi tự vệ chính đáng có thể chịu hình phạt đi tù.

2. Điều kiện để được xem là tự vệ chính đáng:

Pháp luật Việt Nam không có quy định về điều kiện được xem là phòng vệ chính đáng. Tuy nhiên, từ định nghĩa về “tự vệ chính đáng” và từ thực tiễn áp dụng luật thì có thể thấy rằng người thực hiện hành vi tự vệ khi có những điều kiện sau:

– Điều kiện từ phía người xâm phạm:

Người xâm phạm phải là người đang có hành vi trái pháp luật, gây hại nhằm xâm phạm đến các lợi ích của Nhà nước, tổ chức hoặc cá nhân người có hành vi tự vệ và các quy định của pháp luật thuộc các ngành luật khác như: Luật hôn nhân gia đình, luật dân sự, luật hành chính…

– Điều kiện từ phía người có hành vi tự vệ:

Cá nhân mỗi người vì lợi ích chính đáng của mình hay của người khác đều được quyền hành động khi nguồn nguy hiểm do con người đã và đang gây thiệt hại cho những thứ chính đáng, hợp pháp. Quyền tự vệ chính đáng chỉ phát sinh khi hành vi tấn công của kẻ xâm phạm gây bất lợi và chưa có dấu hiệu dừng lại đối với người phòng vệ.

– Điều kiện về hành vi tự vệ:

Hành vi tự vệ phải là cần thiết khi chúng ta bị tấn công hoặc xâm phạm đến các lợi ích của người khác. Khi xác định được hành vi chống trả là cần thiết thì thiệt hại gây ra cho người có hành vi xấu dù có lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra cho người phòng vệ vẫn được coi là tự vệ chính đáng.

3. Các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự:

Ngoài phòng vệ chính đáng, các trường hợp sau đây được pháp luật quy định là các trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự:

– Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Bản chất sự kiện bất ngờ, người thực hiện hành vi không có lỗi, họ không có sự lựa chọn khi thực hiện hành vi gây thiệt hại.

– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Để xác định mất khả năng nhận thức hoặc mất khả năng điều khiển hành vi thì phải có kết luận giám định.

– Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

– Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là buộc phải sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệt hại cho người bị bắt giữ thì không phải là tội phạm.

– Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa

– Người thực hiện hành vi gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh nếu đã thực hiện đầy đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó

Không phải khi nào chúng ta cũng có thể kiểm soát được các hành vi của mình trước sự xâm phạm sức khỏe, thân thể của người khác…Do vậy, rất dễ dẫn đến hậu quả vượt quá mức cần thiết thì người gây ra thiệt hại vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.

4. Phân biệt tự vệ chính đáng và không chính đáng:

Sau khi đã hiểu rõ tự vệ chính đáng là gì? Phần tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau phân tính và tìm hiểu những hành vi nào được coi là tự vệ chính đáng. Đối với hành vi đó, nó cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nào?

– Khi xét về phía nạn nhân

Đây là người có hành vi xâm phạm đến quyền lợi của Nhà nước, cơ quan tổ chức hay của người đang thực hiện phòng vệ hoặc của một bên thứ 3 có liên quan. Hành vi xâm phạm này phải là những hành vi có tính chất nguy hiểm đáng kể.

Mức độ được đánh giá hành vi xâm phạm có đáng kể hay không sẽ phụ thuộc vào tính chất quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm phạm, tính chất, cũng như mức độ nguy hiểm của hành vi tấn công của nạn nhân (người đang có hành vi xâm phạm). Trong tình huống của người tự vệ, sau khi đối phương, đánh ngã bạn, vẫn không có ý định dừng lại mà tiếp tục tấn công, đe dọa trực tiếp đến tính mạng cũng như đến sức khỏe của bạn.

– Xét về phía của người tự vệ

Nếu thiệt hại do người có hành vi xâm phạm gây ra xét về mặt tính mạng, sức khỏe, hay thiệt hại về mặt tài sản, nhân phẩm cũng như danh dự và các lợi ích xã hội khác, thì thiệt hại do người có hành vi phòng vệ gây ra chỉ có thể là thiệt hại về tính mạng hoặc gây hại đến sức khỏe cho người có hành vi xâm phạm.

Nếu như người tự vệ không gây ra bất kỳ thiệt hại nào cho chính người có hành vi xâm phạm mà lại gây thiệt hại cho người khác (đa phần là người thân). Thì đây không được coi là hành vi tự vệ chính đáng.

– Xét về hành vi chống trả cần thiết

Cần thiết ở đây là sự thể hiện tính không còn cách nào khác không thể không chống trả. Hay không thể nào bỏ qua được trước một hành vi xâm phạm đến các lợi của xã hội, cá nhân, tổ chức. Khi đã xác định đây là hành vi chống trả trong lúc thật sự cần thiết thì dù mức thiệt hại, tổn thất gây ra cho người có hành vi xâm phạm lớn hơn so với mức thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm gây ra cho người đang thực hiện phòng vệ. Thì nó vẫn được coi là phòng vệ chính đáng. Mặc dù mức thương tích mà bạn gây ra cho người đối phương lớn hơn mức thương tích bạn phải chịu nhưng điều này là vì cần thiết để bảo vệ sức khỏe của mình đang bị đe dọa.

5. Một số cách tự vệ hiệu quả khi bị tấn công trong cuộc sống hằng ngày:

– Khi bị đối phương nắm tóc: không nên hoảng loạn giãy giụa mà hãy bình tĩnh đưa tay phải lên, tay trái để phía trước mặt, di chuyển hai chân sang ngang rồi dồn sức đè đối phương ngã xuống, tận dụng thời cơ đối phương đang bị mất cân bằng hãy thật nhanh chân chạy thoát.

– Bị đối phương giữ chặt cổ: Khi bạn bị giữ chặt cổ, hãy cúi xuống và cắn thật mạnh vào tay và đá ngược lại phía sau vào hạ bộ thì càng tốt. Nếu là nữ đi giày cao gót thì dồn lực vào chân, giẫm thật mạnh vào chân đối phương.

– Bị tấn công khi đã ngã: Khi đối phương đang cúi xuống để tiếp cận được bạn, hãy dồn sức vào chân đạp mạnh vào mặt hoặc hạ bộ của đối phương. Lúc đó đối phương sẽ nhất thời bị đau đớn, hãy nhân cơ hội đó lập tức bỏ chạy thật nhanh. .

– Tận dụng những đồ dùng thoát thân khi mang theo : Những đồ dùng khi đem theo như túi xách, thắt lưng, tai nghe hay bình xịt khoáng, nước hoa cũng có một phần làm cay mắt có thể sử dụng như bình xịt hơi cay và hãy xịt thẳng vào mặt đối phương hoặc đánh vào hạ bộ để thoát khỏi sự nguy hiểm.

Trên đây là chia sẻ về những thông tin cần biết về tự vệ chính đáng. Cuộc sống luôn tồn tại những điều bất ngờ, không thể lường trước được hết những nguy hiểm có thể xảy đến. Vì vậy, mỗi người chúng ta cần phải luôn thật bình tĩnh để có thể vận dụng hiệu quả các kỹ năng bảo vệ an toàn bản thân tránh khỏi rủi ro khi cần thiết.