Nếu trong quá trình thử việc, người lao động cảm thấy không phù hợp với công việc thì có được tự nghỉ không, nếu tự nghỉ thì họ có được trả lương cho khoảng thời gian đã đi thử việc không? Đơn xin nghỉ việc mới nhất năm 2024 được viết như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên
Thử việc tự ý nghỉ có được trả lương không?
Bạn đang xem: Thử việc tự ý nghỉ có được trả lương không? Mẫu đơn xin nghỉ việc 2024
Điều 26 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương thử việc như sau:
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Và khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định kết thúc thời gian thử việc như sau:
Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.
Như vậy, thử việc có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc mà không cần báo trước (tự ý nghỉ) và vẫn có quyền được nhận lương trong quá trình đã làm, mức lương do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.
Chưa hết thời gian thử việc muốn nghỉ có phải viết đơn không?
Như đã phân tích ở trên, kể cả người lao động và người sử dụng lao động trong thời gian thử việc có quyền chấm dứt hợp đồng mà không cần báo trước cũng không phải bồi thường.
Như vậy, nếu muốn nghỉ khi chưa hết thời gian thử việc thì người lao động cũng không cần phải viết đơn xin nghỉ việc.
Tuy nhiên, đối với những nhân viên đã ký hợp đồng lao động chính thức thì phải có đơn xin nghỉ việc và thực hiện những thủ tục theo quy định.
Mẫu đơn xin nghỉ việc 2024
Xem thêm : Cộng đồng – Không giới hạn data là gì? Hết data miễn phí truy cập tiếp là sao?
Mẫu đơn thông dụng nhất hiện nay: https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/03/19/mau-don-xin-nghi-viec.doc
Cách viết đơn xin nghỉ việc:
1) Quốc hiệu, tiêu ngữ
2) Tên mẫu đơn: ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC
3) Kính gửi: Điền người đứng đầu nơi mình đang làm việc cùng với Phòng Nhân sự công ty. VD: Ban Giám đốc Công ty TNHH ABC, Phòng Nhân sự Công ty TNHH ABC,…
4) Tôi tên là: Họ tên của người làm đơn (viết in hoa)
5) Chức vụ: Chức vụ, phòng ban người làm đơn hiện đảm nhiệm tại công ty.
6) Thời gian nghỉ việc: Điền chính xác ngày người viết đơn bắt đầu nghỉ việc.
7) Lý do: Điền lý do người viết đơn xin nghỉ việc.
8) Bàn giao công việc: Điền tên, phòng ban người mà người viết đơn đã bàn giao công việc hiện tại của mình cho họ.
9) Các công việc được bàn giao: Điền cụ thể những công việc, tài liệu công ty đã bàn giao.
10) Lời cam đoan và cảm ơn.
11) Ngày tháng năm viết đơn và chữ ký người viết đơn.
Tự ý nghỉ việc không báo khi đã ký hợp đồng lao động bị xử lý như thế nào?
Xem thêm : Trong cùng một điều kiện như nhau, công dân | Luật An Khang
Thời hạn báo trước khi nghỉ việc
Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
– Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
– Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
– Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Các trường hợp người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước được quy định tại Khoản 2 Điều này.
Xử lý người lao động tự ý nghỉ việc không báo trước
Theo Điều 39 Bộ luật Lao động 2019, tự ý nghỉ việc không báo trước chính là hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật.
Khi đó, người lao động sẽ bị xử lý theo Điều 40 Bộ luật Lao động 2020 như sau:
– Không được trợ cấp thôi việc.
– Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
– Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định.
Như vậy, người lao động đang trong giai đoạn thử việc thì không cần phải báo trước và vẫn sẽ được trả lương thử việc tương ứng với thời gian đã thử việc. Người lao động đã ký hợp đồng lao động chính thức tự ý nghỉ việc không báo trước thì sẽ không được trợ cấp thôi việc cũng như bồi thường hợp đồng cho người sử dụng lao động và hoàn trả những chi phí công ty đã bỏ ra để đào tạo theo quy định pháp luật.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp