Đông Nam bộ (ĐNB) có thế mạnh phát triển ngành chăn nuôi theo chuỗi khép kín từ chế biến thức ăn, sản xuất con giống, giết mổ, tiêu thụ. Nhờ ứng dụng cơ giới hóa (CGH), tự động hóa, ĐNB đã phát triển chăn nuôi trở thành ngành sản xuất hàng hóa với quy mô lớn, công nghệ hiện đại.
Các địa phương vùng ĐNB có thế mạnh phát triển cây công nghiệp, cây ăn trái nhưng ứng dụng CGH trong lĩnh vực này vẫn chưa có sự đồng bộ, mức độ CGH trong sản xuất một số khâu còn thấp, chưa toàn diện. Đây vừa là thách thức nhưng cũng kèm nhiều cơ hội khi được nhiều tập đoàn, doanh nghiệp trong lĩnh vực nhập khẩu, sản xuất máy móc nông nghiệp ngày càng chú trọng khai thác thị trường giàu tiềm năng này.
Bạn đang xem: Phát triển đồng bộ cơ giới hóa cho vùng Đông Nam bộ
* Phát triển chăn nuôi hiện đại
ĐNB phát triển mạnh về chăn nuôi và đang là vùng có mức tăng trưởng thuộc tốp đầu cả nước. Chăn nuôi của vùng phát triển nhanh cả về quy mô, chất lượng nhờ đẩy mạnh ứng dụng CGH, tự động hóa.
Đồng Nai là một trong những địa phương chăn nuôi quy mô công nghiệp trọng điểm của cả nước. Tỉnh cũng đi đầu khu vực ĐNB trong ứng dụng công nghệ phát triển chăn nuôi hiện đại. Toàn tỉnh hiện có 21% trang trại chăn nuôi sử dụng chuồng lạnh, chuồng kín; có 11,5% trang trại ứng dụng công nghệ tự động hóa trong việc điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm chuồng nuôi, cung cấp thức ăn, nước uống thu gom chất thải, thu trứng; gần 90% trang trại chăn nuôi có hệ thống xử lý chất thải đảm bảo theo cam kết bảo vệ môi trường; 50% ứng dụng hệ thống làm mát chuồng trại…
Xem thêm : Mã vùng mỹ zalo
Tỉnh có nhiều mô hình tiêu biểu trong ứng dụng công nghệ cao vào quản lý, tổ chức sản xuất như: HTX Nông nghiệp công nghệ cao Long Thành Phát (H.Long Thành) là mô hình HTX nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên của cả nước nuôi gà xuất khẩu đi thị trường khó tính Nhật Bản. Trại gà Trịnh Đăng Khôi ở H.Vĩnh Cửu đã áp dụng hệ thống dây chuyền máy thu gom và phân loại trứng, tự thu phân và sản xuất phân hữu cơ.
Theo Phó chủ tịch UBND tỉnh VÕ VĂN PHI, trong CGH sản xuất nông nghiệp, tỉnh tiếp tục ưu tiên đầu tư cho các chương trình, dự án khoa học và công nghệ liên quan đến hoạt động sản xuất, bảo quản và chế biến sản phẩm nông sản nhằm nâng cao chất lượng, an toàn thực phẩm.
Giám đốc HTX Nông nghiệp công nghệ cao Long Thành Phát Lê Văn Quyết cho biết, tất cả các hoạt động tại trại nuôi như: cho ăn, uống nước, uống thuốc, úm gà… đều được tự động hóa. HTX cũng đã đầu tư các hệ thống băng chuyền vận chuyển giúp tự động bắt gà, tự động lấy phân trở thành nguyên liệu làm ra phân hữu cơ. HTX xây dựng được chuỗi liên kết không chỉ với nông dân mà có nhiều đối tác là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất con giống, thức ăn chăn nuôi, chế biến, xuất khẩu…
“Tuy đã áp dụng công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục cập nhật, nâng cấp về công nghệ mới nhằm đảm bảo đàn vật nuôi tăng trưởng nhanh nhất, đạt năng suất cao nhất, giá thành hạ nhất và tiết kiệm được công lao động, đặc biệt là chủ động phòng, không để xảy ra bệnh dịch trên đàn vật nuôi” – ông Quyết nói.
ĐNB còn có lợi thế lớn là thu hút được nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đầu tư trong các lĩnh vực chế biến thức ăn chăn nuôi, sản xuất con giống, giết mổ, chế biến. Đồng Nai đang là trung tâm chế biến thức ăn chăn nuôi của vùng ĐNB nói riêng, của cả nước nói chung. Toàn tỉnh có khoảng 40 nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, đạt tổng công suất thiết kế trên 3 triệu tấn sản phẩm/năm. Trong đó có nhiều tập đoàn lớn của nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này. Lĩnh vực giết mổ, chế biến cũng thu hút được nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đầu tư, góp phần đưa ĐNB trở thành khu vực trọng điểm trong xuất khẩu thịt, trứng và sản phẩm chế biến của cả nước.
Xem thêm : Thi tốt nghiệp bằng lái xe ô tô và quy trình thi tốt nghiệp tại trung tâm
* Cơ hội đẩy mạnh cơ giới hóa trên cây trồng
ĐNB có thế mạnh phát triển về cây công nghiệp, cây ăn trái và đã hình thành được các vùng chuyên canh những cây trồng này. Tuy nhiên, lĩnh vực này vẫn còn nhiều hạn chế trong ứng dụng CGH vào sản xuất. Cụ thể, với các cây công nghiệp như: cà phê, hồ tiêu, điều ứng dụng CGH ở cả khâu gieo trồng và thu hoạch đều chưa cao. Khâu thu hoạch vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào lao động thủ công. Hiện nay, thiếu nhân công khi đến vụ thu hoạch cây công nghiệp, cây ăn trái đang trở thành bài toán khó của vùng ĐNB.
Đối với cây ăn trái, việc CGH ở khâu canh tác còn gặp nhiều khó khăn do diện tích trồng không tập trung và các loại cây rất đa dạng. Đồng Nai không chỉ đứng đầu của vùng ĐNB mà có nhiều cây ăn trái như chuối, sầu riêng có diện tích thuộc tốp đầu cả nước. Tuy tỉnh đã chú trọng thu hút đầu tư vào khâu bảo quản, chế biến nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng. Hiện toàn tỉnh có 265 cơ sở sơ chế, chế biến nông sản. Nhưng chỉ có khoảng 10% cơ sở có dây chuyền sản xuất tiên tiến, số còn lại chủ yếu sử dụng thiết bị lạc hậu kết hợp thủ công nên chất lượng sản phẩm còn hạn chế. Việc ứng dụng CGH đồng bộ vào canh tác, thu hoạch, bảo quản cây ăn trái đang là yêu cầu bức thiết.
Ông Nguyễn Huỳnh Trường Gia, giảng viên Khoa Cơ khí – công nghệ, Trường đại học Nông Lâm TP.HCM nhận xét, trong khâu thu hoạch, nếu không thực hiện đúng thời vụ do thiếu hụt nhân công sẽ dẫn đến chất lượng nông sản bị giảm, giá thành giảm và làm tăng chi phí bảo quản. Tỷ lệ CGH trong khâu sơ chế và khâu bảo quản nông sản vẫn còn rất thấp, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nông sản, không đáp ứng được thị trường khó tính. CGH làm thay đổi cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp từ việc tập trung vào sản phẩm thô và không chế biến di chuyển đến giai đoạn gia công và chế biến. Điều này đã tạo ra các cơ hội kinh doanh mới và giúp nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp.
Để khắc phục những hạn chế còn tồn tại, Đồng Nai cần phải thực hiện liên kết với hội đồng các nhà khoa học, viện nghiên cứu trong và ngoài nước nhằm xác định loại cây chủ lực của tỉnh, thực hiện xây dựng vùng nguyên liệu trọng điểm. Đây sẽ là cơ sở giúp các công ty, nhà sản xuất và các nhà nghiên cứu thực hiện áp dụng CGH đồng bộ cho canh tác nông nghiệp. Ngoài ra, tỉnh cũng cần quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lao động trí thức trở thành lực lượng nòng cốt cho phát triển CGH trong canh tác nông nghiệp theo hướng bền vững.
Bình Nguyên
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp