Lưu ý quan trọng về hệ số nợ trên tổng tài sản mới nhất 2024

Hệ số nợ trên tổng tài sản là một loại tỷ lệ đòn bẩy tài chính nhằm xác định, đo lường năng lực của doanh nghiệp. Hiện vấn đề này đang nhận được khá nhiều sự quan tâm thời gian gần đây. Đừng bỏ lỡ nội dung thông tin trong bài viết hôm nay mà Luật ACC chia sẻ để biết thêm nhiều thông tin hữu ích nhé.

Maxresdefault 2 1200x900

Lưu ý quan trọng về hệ số nợ trên tổng tài sản mới nhất 2022

1. Tỷ số nợ trên tổng tài sản là gì?

Hệ số nợ trên tổng tài sản trong tiếng Anh là Total-Debt-to-Total-Assets Ratio – TD/TA.

Hệ số nợ trên tổng tài sản (TD/TA) là một loại tỉ lệ đòn bẩy xác định tổng số nợ liên quan đến tài sản, cho phép so sánh mức đòn bẩy được sử dụng giữa các công ty khác nhau.

Tỉ lệ TD/TA càng cao thì công ty có mức độ đòn bẩy (DoL) càng cao và do đó, rủi ro tài chính càng lớn. Tỉ số nợ trên tài sản là một tỉ lệ để phân tích bảng cân đối kế toán của một công ty. Người ta dùng tỷ số này để phân tích bảng cân đối kế toán khi mà sử dụng cả nợ:

  • Dài hạn
  • Ngắn hạn (các khoản vay đáo hạn trong vòng 1 năm)
  • Tài sản hữu hình
  • Tài sản vô hình

2. Công thức tính hệ số nợ

Tất cả mọi thông tin đều có sẵn trên bảng báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Còn đây là công thức tính hệ số nợ trên tổng tài sản (TD/TA):

TD/TA = (Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn)/ Tổng tài sản

Phần lớn tài sản của Công ty được tài trợ bởi các khoản nợ nếu như TD/TA lớn hơn 1. Còn nếu như nhỏ hơn 1 có nghĩa đa phần tài sản doanh nghiệp được tài trợ bởi vốn của chủ sở hữu.

Khi tỷ số này được làm rõ cho thấy phần trăm tài sản được tài trợ bằng vốn vay thay vì vốn chủ sở hữu. Có thể lấy ví dụ để cho dễ hiểu như sau: Một Công ty có số nợ lớn hơn tổng tài sản là 0,4 tức là 40% tài sản của doanh nghiệp được tài trợ bởi các chủ nợ. Chỉ có 60% còn lại mới bằng vốn của chủ sở hữu mà thôi.

Những nhà đầu tư dùng tỷ lệ này để:

  • Đánh giá doanh nghiệp có đủ tiền để trả các nghĩa vụ nợ hiện tại không
  • Xem xét Công ty có trả lại được số tiền đầu tư của họ hay không

Nếu như tỷ số này được đánh giá cao, có nghĩa tình trạng khá khả quan. Còn nếu tỷ số thấp điều này chứng tỏ chưa tận dụng được kênh huy động vốn bằng nợ. Mặc dù khả năng tự chủ của đơn vị cao nhưng vẫn chưa khai thác tốt đòn bẩy tài chính.

3. Đặc điểm của hệ số nợ trên tổng tài sản

Có không ít người băn khoăn về hệ số nợ trên tổng tài sản là gì (hay debt ratio là gì), đặc điểm ra sao? Trên thực tế, đây là một trong những chỉ số đòn bẩy tài chính. Nhằm đo lường mức độ sử dụng nợ vay của doanh nghiệp để tài trợ cho tổng tài sản đó.

Hiểu đơn giản là hiện tại tổng số tài sản của doanh nghiệp trong đó có khoảng bao nhiêu phần trăm là nợ vay được tài trợ. Trường hợp nếu như hệ số này cao sẽ khiến cho các chủ nợ gặp bất lợi. Tuy nhiên, nó lại có lợi cho chủ sở hữu nếu như số vốn được dùng có thể sinh ra lợi nhuận lớn.

Vì chỉ số này rất thấp, cho thấy doanh nghiệp chưa tận dụng được kênh huy động vốn bằng nợ. Có nghĩa là chưa khai thác tốt được đòn bẩy tài chính trong kinh doanh.

Hệ số nợ trên tổng tài sản phụ thuộc vào một số yếu tố như:

  • Quy mô doanh nghiệp
  • Loại hình
  • Lĩnh vực hoạt động
  • Mục đích vay

Cho nên, nếu muốn biết được tỷ số nợ này là cao hay thấp thì cần phải so sánh với tỷ số trung bình ngành. Ngoài ra, còn cần kết hợp với những tỷ số khác để cho biết số liệu chính xác hơn.

Nếu như hệ số tổng nợ cao hơn tổng tài sản chứng tỏ doanh nghiệp đó tương lai sẽ rất khó huy động được tiền vay. Mặc dù là vay để tiến hành sản xuất kinh doanh cũng không được chấp thuận.

4. Hạn chế của hệ số nợ trên tổng tài sản

Chất lượng tài sản không được biết bởi nó được gộp những tài sản vô hình và hữu hình lại với nhau. Đây chính là hạn chế của tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản mà ít người biết đến.

Cũng khá giống với những tỷ số khác, TD/TA cần được xác định theo thời gian để đánh giá về rủi ro tài chính. Xem doanh nghiệp này có thể được cải thiện hay chuyển biến khác đi không.

Khi xu hướng của tỷ số TD/TA ngày càng tăng là biểu hiện cho thấy đơn vị không có sẵn tiền hoặc không thể trả được hết nợ. Điều này báo hiệu trong tương lai Công ty này có khả năng sẽ vỡ nợ và phá sản.

5. Ý nghĩa hệ số nợ

  • Hệ số nợ cho biết phần trăm tổng tài sản của công ty được tài trợ bằng các khoản nợ là bao nhiêu. Hệ số nợ thấp có thể cho thấy việc sử dụng nợ không hiệu quả, còn hệ số nợ cao thể hiện gánh nặng về nợ lớn, có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán.
  • Để đánh giá tỷ số nợ của doanh nghiệp, phải căn cứ nhiều yếu tố như ngành, nghề, quy mô doanh nghiệp, mục đích vay vốn … thông thường, hệ số nợ ở mức 60% (60/40) là chấp nhận được, khá an toàn.
  • Ngoài hệ số nợ, Hệ số Nợ phải trả / Vốn chủ sở hữu cũng được dùng để đo lường mức độ rủi ro tài chính, cho biết mức độ thiệt hại của các chủ nợ khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán (phá sản).

6. Tại sao tỷ lệ nợ trên tài sản lại quan trọng đối với doanh nghiệp?

Các công ty có tỷ lệ nợ trên tài sản cao có thể gặp rủi ro, đặc biệt nếu lãi suất ngày càng tăng. Các chủ nợ thích hệ số nợ trên tài sản thấp bởi vì tỷ lệ này càng thấp thì càng có nhiều nguồn tài chính vốn chủ sở hữu, đóng vai trò như một tấm đệm chống lại thiệt hại của các chủ nợ nếu công ty phá sản.

Các chủ nợ lo ngại nếu công ty mang một tỷ lệ nợ lớn. Họ thậm chí có thể gọi một số khoản nợ mà công ty nợ họ.

Các nhà đầu tư vào công ty không nhất thiết đồng ý với những kết luận này. Nếu công ty huy động tiền thông qua vay nợ, các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu của công ty sẽ duy trì quyền kiểm soát của họ mà không tăng đầu tư. Lợi nhuận của các nhà đầu tư được tăng lên khi công ty kiếm được nhiều hơn từ các khoản đầu tư mà họ thực hiện bằng tiền đi vay hơn là trả bằng lãi suất. Tuy nhiên, rủi ro của nhà đầu tư cũng được tăng lên.

Nội dung trên đây là Những Lưu ý quan trọng về hệ số nợ trên tổng tài sản mới nhất 2022 mà Luật ACC đã cung cấp đến quý khách hàng. Luật ACC là đơn vị Luật uy tín; chuyên nghiệp, được nhiều khách hàng đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành giải quyết khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật ACC. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật ACC hãy liên hệ 1900.3330 hoặc website accgroup.vn.