Làm thế nào để khắc phục chân vòng kiềng, tránh làm xấu ngoại hình gây tự ti và ảnh hưởng đến nhiều hoạt động thường ngày? 7 cách khắc phục chân vòng kiềng sau sẽ giúp bạn khôi phục vóc dáng như ý muốn một cách nhanh chóng nhất!
1. Cần làm gì khi phát hiện bị chân vòng kiềng?
Khi nhận thấy dấu hiệu chân vòng kiềng, bạn cần đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân chính xác và có cách khắc phục phù hợp.
Bạn đang xem: 7 cách khắc phục chân vòng kiềng hiệu quả nhất
- Các bác sĩ sẽ chụp X quang để xem tình trạng xương chân từ đó xác định có phải chân vòng kiềng hay không. Ngoài ra, nhìn bằng mắt thường cũng có thể biết được tình trạng chân.
- Chân bình thường sẽ có đầu gối thẳng, hai chân thẳng và song song với nhau. Lúc đứng, đầu gối và chân có thể khép khít lại. Chân vòng kiềng là khi đứng thẳng thì đầu gối có xu hướng nghiêng sang hai bên làm cho giữa hai chân không khít và thường có khoảng trống. Tùy từng loại chân vòng kiềng chữ O, chữ K hay chữ X mà có những biểu hiện khác nhau.
Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến chân vòng kiềng là:
- Do di truyền: Nhiều người bị chân vòng kiềng là do kết cấu xương bẩm sinh. Cha mẹ bị chân vòng kiềng có khả năng cao sinh con bị tật này. Đây là nguyên nhân bị chân vòng kiềng phổ biến nhất. Tỉ lệ con trai mắc chân vòng kiềng so với con gái là 3.5 : 1.1
- Thiếu hụt chất dinh dưỡng: Không cung cấp cho cơ thể chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nhất là Vitamin D và Canxi sẽ làm tăng nguy cơ mắc chân vòng kiềng. Thiếu hụt Vitamin D và Canxi làm xương thiếu chắc khỏe dẫn đến còi xương gây ra dị tật chân vòng kiềng.
- Các tác động gây hại: Những tác động gây hại cho xương nhất là với trẻ nhỏ có thể gây ra tình trạng chân vòng kiềng. Với trẻ nhỏ, xương thường mềm và yếu. Những tác động mạnh có thể khiến xương trẻ bị cong và bị biến dạng.
- Thừa cân: Trẻ nhỏ bị thừa cân hoặc bị tật đi quá sớm thường dễ bị tật chân vòng kiềng. Trẻ nhỏ có cân nặng quá lớn trong khi hệ xương chưa ổn định, còn yếu không thể nâng đỡ trọng lượng cơ thể dẫn đến dị tật ở chân.
- Ngoài ra, một số bệnh lý có thể dẫn đến tình trạng chân vòng kiềng là: Bệnh Blount, còi xương, gãy xương khớp gối, bệnh tạo xương bất toàn,…
2. Có thể chữa hoàn toàn chân vòng kiềng không?
Chân vòng kiềng có thể khắc phục được. Có nhiều cách chữa trị chân vòng kiềng như phẫu thuật, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tập luyện cơ thể,…
- Để có thể chữa chân vòng kiềng hoàn toàn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: Phương pháp khắc phục, độ tuổi, tình trạng chân. Tuổi càng nhỏ thì khả năng khắc phục hoàn toàn chân vòng kiềng càng lớn.
- Trẻ nhỏ có kết cấu xương mềm hơn nên cũng dễ nắn hơn. Ngược lại, người lớn có kết cấu xương cứng thường khó đạt kết quả nhanh chóng khi khắc phục chân vòng kiềng. Tuy nhiên, dù ở độ tuổi nào thì sự kiên nhẫn cũng là yếu tố cần thiết nhất.
Việc khắc phục hoàn toàn chân vòng kiềng cần được thực hiện trong thời gian dài. Ngoài ra, người bị chân vòng kiềng muốn khắc phục nhanh dị tật cần đến bác sĩ để khám và xác định nguyên nhân chính xác từ đó có cách điều trị hiệu quả.
Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật nếu cần thiết.
3. Cách khắc phục chân vòng kiềng cho bé và người lớn
3.1. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và lành mạnh sẽ giúp giảm các bệnh về xương. Trong chế độ ăn hàng ngày, bạn cần bổ sung Protein, Vitamin, khoáng chất,…
Đặc biệt, bộ 3 Canxi, Vitamin D3, MK7 là những dưỡng chất không thể thiếu giúp cải thiện tình trạng chân vòng kiềng.
Bộ 3 không thể thiếu để khắc phục chân vòng kiềng cho trẻ- Canxi
Canxi là chất cấu tạo và phát triển xương, răng, tham gia vào quá trình đông máu, hỗ trợ hoạt động co cơ, dẫn truyền xung thần kinh,… Cung cấp đủ Canxi cho cơ thể sẽ giúp hệ xương chắc khỏe, kích thích sụn phát triển, phát triển chiều cao.
Xem thêm : Bà bầu 3 tháng giữa ăn rau răm được không?
Canxi có nhiều trong tôm, cua, cá mòi, trứng, sữa,…Song song với việc bổ sung Canxi qua thức ăn, bạn nên bổ sung Canxi nano từ thực phẩm chức năng.
Bởi Canxi được bào chế theo công nghệ nano có kích thước siêu nhỏ. Nhờ đó khả năng hấp thu Canxi nano của cơ thể nhiều hơn 200 lần so với Canxi thường. Cơ thể sẽ hấp thu tối đa lượng Canxi, không để dư thừa ở mô mềm, mạch máu.
- Vitamin D3
Vitamin D3 có tác dụng làm tăng hấp thu Canxi ở thành ruột vào máu. Vitamin D3 hỗ trợ điều trị và phòng chống bệnh còi xương, làm xương chắc khỏe, hỗ trợ điều trị chân vòng kiềng hiệu quả.
- MK7
MK7 là một Vitamin K2 có nguồn gốc tự nhiên. MK7 kết hợp với Vitamin D3 vận chuyển Canxi từ máu vào xương giúp xương thêm chắc khỏe, dẻo dai. MK7 thường được chiết xuất từ đậu nành lên men theo phương pháp Natto của Nhật Bản.
3.2. Kiểm soát cân nặng
Những người thừa cân khiến hệ xương phải chịu tác động trọng lực lớn làm cho xương bị biến dạng hoặc dị tật. Những người bị chân vòng kiềng có cân nặng lớn càng khiến cho tình trạng thêm trầm trọng.
Ngoài ảnh hưởng đến hệ xương, thừa cân có gây ra nhiều biến chứng cho xương khớp như viêm khớp hông, viêm khớp gối, thoái hóa khớp, loãng xương,… Vì vậy, việc kiểm soát cân nặng sẽ giúp hạn chế tình trạng chân vòng kiềng.
Người bị chân vòng kiềng nên duy trì cân nặng ở mức hợp lý với chiều cao. Tránh để cân nặng tăng không kiểm soát.
3.3. Tắm nắng
Tắm nắng giúp cơ thể hấp thụ được một lượng Vitamin D đáng kể. Bạn nên tắm nắng khoảng 20-30 phút mỗi sáng sớm.
- Khi Vitamin D được cung cấp đầy đủ sẽ giúp hạn chế các vấn đề về xương như bệnh còi xương, chân vòng kiềng.
- Tắm nắng cũng giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng.
3.4. Luyện tập thể dục thể thao
Luyện tập thể dục thể thao là cách hiệu quả để giúp giảm tình trạng chân vòng kiềng. Các bài tập luyện sẽ giúp cơ thể thêm khỏe mạnh, tác động vào xương, giảm áp lực cho cơ bắp xung quanh đầu gối nên giúp hỗ trợ khắc phục chân vòng kiềng.
3.4.1. Đạp máy tạ
Bài tập đạp máy tạ giúp phần cơ đùi thêm săn chắc, tăng cường sức khỏe cho đôi chân người tập. Cách thực hiện:
- Ngồi vào máy tạ. Lựa chọn mức tạ phù hợp.
- Mở rộng hai chân bằng vai và đặt chân lên bảng tạ.
- Đạp mạnh chân và duỗi thẳng chân. Giữ tư thế 2-3s.
- Từ từ cong chân lại về tư thế ban đầu. Lặp lại động tác 15-20 lần.
3.4.2. Nhón chân
Xem thêm : Top 5 các hãng xe ô tô của Pháp nổi tiếng trên thế giới
Bài tập nhón chân giúp tăng cường sức chịu đựng cho đôi chân, giúp cơ chân săn chắc. Cách thực hiện như sau:
- Đứng thẳng, mở chân rộng bằng vai.
- Nhón gót chân lên, đứng bằng đầu mũi chân.
- Giữ tư thế lâu nhất có thể. Thực hiện trong 20-30 phút mỗi lần tập.
3.4.3. Máy nâng đùi
Bài tập kết hợp với máy và tạ này có tác dụng giúp xương chân thêm chắc khỏe, kéo thẳng chân.
- Ngồi trên ghế của máy tập. Hai tay thả lỏng, chân mở rộng bằng vai.
- Để bàn chân dưới thanh tạ. Giữ phần đùi và cẳng chân cố định.
- Từ từ nâng thanh tạ lên cho đến khi hai chân duỗi thẳng.
- Từ từ hạ thanh tạ xuống. Lặp lại động tác 20-30 lần.
3.4.4. Thả lỏng chân
Bài tập thả lỏng chân giúp các khớp xương và cơ chân được thoải mái và thư giãn. Khi tập bài tập này, bạn cần lưu ý không nên dùng nhiều lực vì có thể dẫn đến chấn thương. Cách thực hiện:
- Đừng thẳng, tay thả lỏng, hai chân mở rộng bằng vai.
- Đừng bằng chân phải, đưa chân trái về phía trước 15 độ và lắc nhiều vòng.
- Đổi bên chân, chân trái làm trụ, chân phải đưa về phía trước và lắc vòng. Thực hiện mỗi bên 4 lần.
3.4.5. Squat
Bài tập Squat có tác dụng giảm tình trạng đau khớp gối cho những người bị chân vòng kiềng, làm săn chắc cơ chân và tăng cường sự dẻo dai cho đôi chân. Cách thực hiện:
- Đứng thẳng, hai chân mở rộng bằng vai.
- Khoanh hai tay lại đưa ra trước ngực vuông góc với mặt sàn.
- Từ từ hạ người xuống, giữ thẳng lưng và vai cho tới khi đùi song song với mặt đất, giữ nhịp 2-3s.
- Về tư thế chuẩn bị. Lặp lại động tác.
3.5. Vật lý trị liệu chân vòng kiềng
Trị liệu chân vòng kiềng bằng các tác động vật lý có thể giúp cải thiện hiệu quả tình trạng này. Quá trình vật lý trị liệu sẽ sử dụng dụng cụ chỉnh hình hoặc các hoạt động trị liệu để chữa trị chân vòng kiềng.
- Tốt nhất, bạn nên đến các cơ sở y tế có khoa Vật lý trị liệu để được hướng dẫn các phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
- Bạn không nên tự ý sử dụng phương pháp nào tại nhà mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ vì có thể khiến tình trạng thêm trầm trọng.
3.6. Điều chỉnh dáng đi
Với những người bị chân vòng kiềng, nhất là trẻ nhỏ, điều chỉnh dáng đi đúng sẽ giúp cải thiện đáng kể tình trạng trên.
Bạn nên tập đi những bước đi vững chãi, các bước chân thẳng và đều nhau. Bạn không cần đi nhanh mà cần đi chuẩn, đi đúng. Lâu dần, bạn sẽ điều chỉnh được dáng đi của mình khỏi chân vòng kiềng.
3.7. Cách phối đồ cho người bị chân vòng kiềng
3.7.1. Phối đồ cho con gái chân vòng kiềng
Con gái chân vòng kiềng nên lựa chọn những trang phục sau để che đi khuyết điểm của mình:
- Chân váy dáng dài: Những chiếc chân váy dài đến ngang bắp chân sẽ giúp chị em che đi được dáng chân vòng kiềng.
- Váy dáng dài: Thay vì lựa chọn chân váy dài, chị em cũng có thể lựa chọn các mẫu váy dài để che đi khuyết điểm chân vòng kiềng.
- Quần ống rộng: Các mẫu quần ống rộng, ống suông sẽ giúp chiều cao cải thiện đáng kể và che được chân vòng kiềng cho chị em.
- Đi giày bệt hoặc giày thể thao: Những đôi giày như vậy sẽ giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn và giúp chân thêm thẳng. Tránh xa các đôi giày cao gót vì chúng sẽ làm cho dáng đi của bạn thêm lênh khênh.
Chị em nên chú ý TRÁNHmặc quần ngắn, quần bó sát hoặc quần có màu sắc quá sặc sỡ. Chúng sẽ khiến cho mọi người tập trung vào phần chân của bạn và làm lộ rõ khuyết điểm chân vòng kiềng.
3.7.2. Phối đồ cho nam giới bị chân vòng kiềng
Nam giới chân vòng kiềng nên lựa chọn trang phục như sau để che đi khuyết điểm:
- Quần ống rộng: Các mẫu quần jean, quần tây ống rộng sẽ giúp nam giới che đi được khuyết điểm chân vòng kiềng của mình. Tránh lựa chọn các mẫu quần ống nhỏ hoặc quá ôm sát.
- Chất liệu: Nên lựa chọn chất liệu quần có độ cứng vừa phải như kaki hoặc jean, tránh lựa chọn vải mềm vì sẽ làm lộ dáng chân cong của bạn.
Chân vòng kiềng không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà còn khiến cho người mắc phải chịu nhiều nguy cơ về sức khỏe, nhất là với hệ xương. Áp dụng những cách khắc phục chân vòng kiềng trên đây cùng với chế độ ăn đầy đủ Canxi, Vitamin D3, MK7… sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng chân vòng kiềng hiệu quả. >> Xem thêm: Thầy thuốc ưu tú, BS Lê Thị Hải, Nguyên GĐ TT Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia sẽ chỉ ra sự nguy hiểm khi bị chân vòng kiềng ở trẻ, và cách phòng tránh hiệu quả TẠI ĐÂY.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp