Bột sắn dây là đồ uống được nhiều người yêu thích trong mùa hè. Vậy nên uống bột sắn dây sống hay chín? Mời bạn đọc theo dõi, tham khảo bài viết dưới đây.
Công dụng của bột sắn dây
Bạn đang xem: Uống bột sắn dây đúng cách mà không phải ai cũng biết
Theo y học cổ truyền, tinh bột sắn dây vị ngọt, tính mát, vào được các kinh tỳ, vị và phế, có công dụng tán nhiệt, tuyên độc, giải biểu, thấu chẩn, sinh tân dịch, chỉ tả, giải co giật, chỉ khát, giải độc rượu, thoái nhiệt, giải cơ và thăng đề vị khí. Chúng thường được dùng để chữa chứng biểu nhiệt, làm cho ra mồ hôi, tiêu độc, chữa đau vai gáy, viêm họng, nhức đầu…
Không nên uống bột sắn dây sống
Hầu hết các loại bột sắn dây bày bán trên thị trường đều được chế biến thủ công, không qua khử trùng hay đạt tiêu chuẩn chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm nào. Quá trình tinh lọc bột sắn chắc chắn không thể tránh khỏi việc lẫn tạp chất, bụi bẩn và kể cả các loại vi trùng.
Chính vì thế, nên uống bột sắn dây pha với nước sôi hoặc nấu thành chè trên bếp để đảm bảo nhiệt độ sôi có thể tiêu diệt những mầm bệnh gây hại cho đường ruột cho các thành viên trong gia đình bạn, nhất là các đối tượng trẻ nhỏ và người lớn tuổi.
Hơn nữa, việc pha chế sắn dây với nhiệt độ cao giúp thành phần tinh bột trong bột sắn phân cắt nhỏ ra thành các đoạn ngắn hơn. Từ đó, lượng sắn uống vào dễ hấp thụ qua thành ruột đi vào máu, tránh cảm giác đầy hơi, chướng bụng trong dạ dày. Giải được nhiệt mà sau đó lại khó chịu, chẳng buồn ăn, làm mệt bao tử thì quả là điều không nên.
Xem thêm : Ngôi kể thứ 2 là gì
Điều này không phải là phải dùng ngay khi còn nóng. Thay vào đó, bột sắn dây sau pha với nước đun sôi xong có thể để nguội hay thêm ít nước đá, với chè sắn dây cất giữ trong ngăn mát tủ lạnh một khoảng thời gian trước khi thưởng thức vẫn sẽ giữ được nguyên vị thanh mát vốn có của sắn dây mà vẫn nhẹ nhàng cho đường ruột.
Cách pha bột sắn dây đúng cách
Có hai cách: Uống hàng ngày, không nên pha bằng nước lạnh, vì dễ bị đầy bụng khi uống hoặc cơ thể không hấp thụ được. Vì tinh bột sắn dây có kết cấu rất bền vững, ngâm nước cả tháng không bị chua hoặc thối.
Cách 1: Cho 2-3 thìa canh bột sắn dây vào cốc, thêm đường phù hợp, rồi cho 10ml nước lọc vào khuấy tan bột sắn và đường. Sau đó, cho nước sôi già (vừa đun sôi) vào khuấy đều thành dạng sền sệt là được. Nếu pha nhiều bột sắn dây thì nên cho vào nồi khuấy ở lửa nhỏ cho tới khi sánh sệt như súp là được.
Tinh bột sắn dây không nên pha uống sống (pha với nước lạnh) và không nên pha với quá nhiều đường sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến cơ thể.
Cách 2: Hòa tan tinh bột sắn dây với nước lạnh, cho vào nồi vừa đun, vừa quấy đều, đến khi chín sắn dây rồi mới sử dụng.
Những lưu ý khi uống bột sắn dây
Xem thêm : Cách tra cứu thông tin số điện thoại – Tra cứu số điện thoại cố định
Không nên uống quá 1 ly sắn dây/ngày, nên uống chín để đảm bảo sức khỏe. Lưu ý, bạn chỉ nên cho thêm 1 chút đường, không nên uống với quá nhiều đường.
Nhiều người thường có thói quen ướp hoa bưởi vào bột để nước có mùi vị thơm ngon hơn. Tuy nhiên, đây là thói quen không được đúng đắn, bởi vì hoa bưởi sẽ làm giảm đáng kể dược tính của sản phẩm.
Bột có tính hàn rất mạnh. Chính vì vậy, nếu cho trẻ em sử dụng tinh bột sắn dây ở dạng ‘sống’, các bé dễ bị lạnh bụng và có thể bị tiêu chảy. Chính vì vậy bạn nên nấu chín khi cho trẻ ăn.
Đối với phụ nữ mang thai, cơ thể thường bị nóng, nếu uống nước sắn dây sẽ rất tốt. Tuy vậy, nếu bạn thấy người mình đang bị lạnh, cơ thể yếu ớt, mỏi mệt, có biểu hiện huyết áp bị hạ thấp tuyệt đối không nên uống bột sắn dây vì chúng có thể khiến cơ thể bạn mệt mỏi hơn.
Nên uống bột sắn dây vào lúc nào?
Bột sắn dây tuy có tác dụng tốt với sức khỏe, nhưng nếu sử dụng không hợp lý sẽ gây nên những tác hại không mong muốn:
Không nên uống bột sắn dây vào buổi sáng hoặc lúc bụng đang đói, vì lúc này lượng hóc môn tăng trưởng trong máu rất thấp, sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp