Chè vằng có tác dụng gì? 11 Công dụng và cách dùng ĐÚNG NHẤT

Chữa cao huyết áp, bệnh răng miệng, kinh nguyệt không đều, làm lành vết rắn cắn chính là một trong những tác dụng của chè vằng không phải ai cũng biết. Trong bài viết này, hãy cùng Mabio tìm hiểu 11 công dụng tốt nhất của chè vằng cũng như cách sử dụng đúng nhất để tránh “thần dược” lại trở thành “thuốc độc” nhé!

Cây chè vằng là cây gì?

Nguồn gốc chè vằng

Vằng tên khoa học là Jasminum subtriplinerve – đây là loài thực vật có hoa họ Oliu (Nhài Oleaceae). Cây mọc dưới dạng bụi nhỏ, mọc hoang ở bụi rào, bụi tre hoặc bám vào thân cây khác. Thường dễ bị nhầm lẫn với cây lá ngón (cây thuốc độc gây nguy hiểm chết người) vì có thân và cành khi bỏ hết lá đi rất giống lá ngón.

Vằng còn có các tên gọi khác như: chè vằng, chè cước man, cây lá ngón, cẩm văn, cẩm vân, dây vắng, mổ se, lài ba gân. Cây chè vằng mọc hoang ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Người dân sử dụng dây để đan dế, làm dây thừng. Sử dụng lá để làm thuốc chữa bệnh, đặc biệt rất tốt cho sản phụ sau sinh.

Đặc điểm cây:

– Lá có 3 gân sọc, 2 gân uốn cong theo mép lá, 1 gân ở chính giữa.

– Hoa có 10 cánh, màu trắng.

– Quả chín có màu vàng, cỡ bằng hạt ngô, có một hạt rắn chắc.

Đặc tính của chè vằng trong Y học

Theo Đông y, chè vằng có tính mát được sử dụng để thanh nhiệt, trừ độc, mát gan, giữ cho da dẻ mịn màng, ngăn ngừa mụn nhọt, kích thích ăn ngon, ngủ yên giấc. Với phụ nữ sau sinh chè vằng có tác dụng lợi sữa, kích sữa, chống khuẩn, kháng viêm, bế kinh, khí hư và giúp giảm cân hiệu quả.

uong che vang co tac dung gi 1

Theo Y học hiện đại, trong chè vằng có 3 hợp chất chính đó là Flavonoid, Glycozit đắng và Ancaloid. Flavonoid ngăn chặn tình trạng oxy hóa, chống độc, bảo vệ chức năng gan, lợi tiểu. Glycozit đắng kích thích sự ngon miệng, cải thiện tiêu hóa ở mức độ vừa phải. Ancaloid có tác dụng hạ huyết áp, chống ưng thư, diệt khuẩn, diệt ký sinh trùng, tác dụng lên hệ thần kinh trung ương.

Các loại chè vằng

Có 3 loại chè vằng đó là:

  • Chè vằng lá nhỏ (Vằng sẻ): Tốt nhất và thường được dùng nhiều để làm thuốc. Chè vằng sẻ có lá nhỏ, mỏng, phơi khô vẫn có màu xanh nhạt, thơm khi đun làm nước uống, nước có màu xanh nhạt
  • Chè vằng lá to (Vằng trâu): Dùng được. Hàm lương chất thấp, thường không được ưu tiên sử dụng trong chữa trị bệnh. Chè vằng trâu có lá, thân to hơn, lá phơi khô có màu nâu, nước đun lên có màu nâu xẫm, không có mùi.
  • Chè vằng núi: Không có tác dụng làm thuốc

Để phân biệt rõ hơn hãy tham khảo bài viết: https://mabio.vn/phan-biet-che-vang-se-va-che-vang-trau/

Cách thức sử dụng chè vằng chủ yếu

  • Phơi, sao khô lá, thân dùng làm trà vằng hoặc nước uống.
  • Lá chè vằng tươi được cô đặc làm thành cao còn được gọi là cao chè vằng.
  • Chiết xuất, tinh chế thành dạng viên nén với công nghệ hiện đại.

Uống chè vằng có tác dụng gì?

Thông dụng trong dân gian cũng khiến chè vằng có tính phổ biến và ứng dụng tốt trong đời sống hàng ngày. Dưới đây là 11 công dụng tuyệt vời của chè vằng mà nhiều người chưa biết hết.

Tác dụng của cao chè vằng có khác lá chè vằng không?

Hiện nay, có hai loại chè vằng hay được sử dụng nhất là dạng cao và dạng khô. Do trên thị trường chưa có những thông tin đầy đủ nên rất nhiều người thắc mắc về tác dụng của loại cao và loại khô có gì khác nhau, và dùng loại nào thì tốt hơn?

Về cơ bản, dạng cao hay dạng khô có tác dụng giống nhau, chỉ khác nhau về cách thức sử dụng: Chè vằng khô phải đun với nước, còn cao chè vằng đã được cô đặc sẵn, chỉ pha vào nước ấm 70 – 80 độ là sử dụng được.

Cao chè vằng và chè vằng khô

Với dạng cao, phải nấu ở nhiệt độ cao, song nhiệt độ không ổn định làm cho các chất quý giá có trong chè vằng bị phân hủy. Khi cô đặc cao, không cẩn thận sẽ bị cháy, khi uống cao rất đắng, nước đục, không thơm. Tuy vậy, vì công nghệ sản xuất còn mang tính tự phát, chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, nên tác dụng cũng bị hạn chế ít nhiều.

Xem thêm về công dụng và hiệu quả từng loại bào chế tại: https://mabio.vn/che-vang-kho-che-vang-tuoi-va-cao-che-vang-loai-nao-tot-nhat/

Sử dụng chè vằng sai cách: “Thần dược” trở thành “thuốc độc”

Với những tác dụng trên không quá khi nói đây là một loại thần dược, tuy không hiếm nhưng rất quý của con người. Mặc dù vậy, loại thần dược này lại có thể biến thành thuốc độc nếu chúng ta sử dụng không đúng cách. Một số tác dụng phụ của chè vằng khi người dùng sử dụng không đúng cách đó là:

– Sinh non, sẩy thai ở phụ nữ mang thai: Phụ nữ mang thai tuyệt đối không sử dụng chè vằng, bởi nó gây ra những cơn co bóp tử cung khiến mẹ bị sảy thai, sinh non. Xem thêm: Tiềm ẩn nguy cơ sinh non, chè vằng có thật sự tốt cho phụ nữ mang thai?

– Chè vằng dễ bị nhầm lẫn với lá ngón vì hình dạng lá khá giống nhau. Nếu chẳng may uống nhầm nước lá ngón có thể mất mạng.

– Phụ nữ sau sinh lạm dụng, uống quá nhiều hoặc quá đặc so với tiêu chuẩn sẽ có nguy cơ mất sữa.

– Người bị huyết áp thấp nếu dùng có thể bị ngất xỉu do tụt huyết áp.

– Trẻ dưới 2 tuổi nếu dùng chè vằng có thể gặp phải những tác dụng ngược lại do các cơ quan chưa phát triển toàn diện.

Trước khi sử dụng, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc về cách thức, liều lượng để đảm bảo chè vằng có thể phát huy được dược tính cao nhất, đồng thời giúp người bệnh bảo vệ được sức khỏe.

Error: Contact form not found.

Cách sử dụng chè vằng đúng cách cho mẹ sau sinh

Sau sinh mẹ vừa muốn lợi sữa vừa muốn giảm cân, thon gon vóc dáng thì chè vằng là sự lựa chọn SỐ 1. Tuy nhiên, sử dụng không đúng cách, chất lượng không đảm bảo có thể khiến mẹ không những không có sữa mà còn “tịt” luôn sữa.

Đối với tất cả các tác dụng trên của chè vằng, chúng ta đều có chung một cách sử dụng:

– Nếu dùng cao: Mỗi ngày dùng 10g cao hòa với 2 lít nước 70 – 80 độ, uống ngay khi còn nóng ấm và chia làm nhiều lần.

– Nếu dùng khô: Mỗi ngày dùng 20 – 30g lá khô đun với 2 lít nước sôi trong 15 phút, uống khi còn nóng ấm sẽ có tác dụng tốt hơn.

Nếu mẹ còn thắc mắc về hiệu quả của chè vằng với phụ nữ sau sinh có thể tham khảo video sau