2.1. Xây dựng chế độ dinh dưỡng bổ sung các dưỡng chất cần thiết
Khi xây dựng thực đơn, cần phải đảm bảo đầy đủ các nhóm chất trong khẩu phần ăn và phải phù hợp với độ tuổi cũng như thể trạng từng người.
Đầu tiên, người bệnh cần phải cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất cơ bản, bao gồm:
Bạn đang xem: Người suy nhược cơ thể nên ăn uống gì để mau hồi phục
2.1.1 Tinh bột
Tinh bột là nhóm chất cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể trong hầu hết các hoạt động sống bên cạnh việc phát triển trí não và hệ thần kinh… Do đó, chế độ ăn có đầy đủ tinh bột từ cơm, bún, bánh mì, khoai, ngô,… cần được đảm bảo cho người suy nhược.
2.1.2 Protein
Protein hay chất đạm là nguyên liệu chính gây dựng các tế bào, hệ cơ và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Đây là nguồn dinh dưỡng cực kỳ quan trọng đối với cơ thể vì hỗ trợ duy trì hoạt động của một số cơ quan trong cơ thể. Protein có 2 nguồn chính là đạm động vật có trong những thực phẩm như thịt, trứng, cá, sữa,… và đạm thực vật từ các loại đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu đen… Tuy nhiên, bạn nên cung cấp protein vừa đủ, hợp lý vì việc bổ sung quá nhiều protein có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho cơ thể.
2.1.3 Chất béo
Xem thêm : Gợi ý quà sinh nhật dưới 20k, 50k, 100k, 200k ý nghĩa và tiết kiệm chi phí nhất
Đối với chất béo, các dạng chất béo không no như axit béo omega-3 có nhiều trong các loại cá biển (cá ngừ, cá thu, cá hồi…) hoặc dầu thực vật (dầu vừng, dầu ô liu, dầu đậu nành,…) cần được bổ sung đầy đủ. Đây là những dưỡng chất giúp não bộ linh hoạt và cải thiện tâm trạng tích cực.
2.1.4 Vitamin và khoáng chất
Các vitamin và khoáng chất thiết yếu tuy chỉ là 1 lượng nhỏ nhưng đóng vai trò hết sức quan trọng trong chế độ dinh dưỡng nói chung và cho người suy nhược cơ thể nói riêng.
Vitamin nhóm B, nhóm C là 2 loại vitamin thiết yếu để duy trì hoạt động các tế bào trong cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch… thông qua đó, phục hồi, nâng cao sức khỏe của người bệnh.
Tùy từng cơ thể bệnh cần bổ sung các chất cần thiết khác: Cân bằng diện giải (Natri, Kali, Clo..), hoặc sắt…cùng với các vi chất khác như Magne, kẽm…
2.2 Các bữa ăn nên được chia thành nhiều bữa.
Xem thêm : Người Thân Chết Thì Nghỉ Phép Như Thế Nào?
Những rối loạn trong cơ thể làm người bệnh không có cảm giác ngon miệng, kèm các triệu chứng khác thường gặp như buồn nôn khi ăn, nôn sau ăn, khó chịu đường tiêu hóa… Vì vậy họ không thể ăn được một lượng nhiều thức ăn một lần, cơ thể cũng không thể hấp thu được lượng lớn các chất dinh dưỡng. Nên chia nhỏ thượng thức ăn thành nhiều bữa, ít nhất là 3 bữa chính và 2 bữa phụ.
2.3 Đa dạng hóa các loại thực phẩm
Thay đổi các loại thực phẩm và cách chế biến đổi bữa một cách phù hợp nhằm tạo kích thích vị giác, tạo cảm giác ngon miệng.
2.4 Lựa chọn phương pháp bổ sung hỗ trợ phù hợp.
Trong một số trường hợp như người bệnh quá già yếu, những rối loạn do bệnh nền ảnh hưởng nặng đến thể trạng người bệnh, thì việc lựa chọn các phương pháp bổ sung dinh dưỡng phù hợp là cần thiết. Cung cấp chất dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch là cách hiệu quả để phục hồi. Dinh dưỡng bằng đường uống các chế phẩm đã được chế biến sẵn với chất lượng cao cũng là lựa chọn hay được áp dụng và hiệu quả.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp