Những điều kiện như vào mùa hè khi mọi người thường có những chuyến đi dã ngoại hay dịp gần Tết khi nhiều gia đình dọn dẹp nhà cửa, phát quang bụi rậm, tỉa cành… đã tạo thuận lợi khiến chúng ta dễ bị ong đốt hơn. Do đó có thể thấy ong đốt không phải là một tai nạn hiếm gặp nhưng do sợ hãi và hoảng loạng nên đa phần không biết cách xử lý và dẫn đến nhiều vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bị ong đốt uống thuốc gì hay bôi thuốc gì để vết đốt bớt sưng đau là thắc mắc của nhiều người dân. Tuy nhiên do quá quan tâm đến vấn đề này nên nhiều trường hợp bị ong đốt mức độ nặng đã dẫn đến các biến chứng cấp tính nguy hiểm như sốc phản vệ, nhiễm trùng và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Bạn đang xem: Bị ong đốt nên uống thuốc gì ngay lập tức?
Xem thêm : Đăng ký tạm trú tạm vắng đến cơ quan nào tại địa phương? (2024)
Theo các chuyên gia, tùy vào loài ong và số lượng vết đốt mà nạn nhân sẽ có những tổn thương từ nhẹ đến nặng. Trong tự nhiên tồn tại rất nhiều loài ong khác nhau với từng loại nọc độc khác nhau.
Vị trí bị ong đốt thường có những biểu hiện như sưng nhẹ, da đỏ và thường có cảm giác ngứa ngáy dữ dội. Sau đó, các triệu chứng của bệnh nhân nặng dần như sưng, phù kèm theo đau nhức dữ dội. Vết ong đốt có thể hết sau vài ngày đến vài tuần và đa số trường hợp ong đốt trong cuộc sống đều ở mức độ nhẹ do số lượng vết đốt ít và loài ong có độc tính thấp.
Xem thêm : Uống rượu bia tim đập nhanh phải làm sao? Có nguy hiểm không?
Những trường hợp bị ong đốt ở nhiều vị trí, đặc biệt là vùng đầu, mặt, cổ hoặc bị loài ong có độc tính cao đốt rất dễ diễn tiến đến các biến chứng nặng nề như phù mặt, nổi ban đỏ, ngứa toàn thân, khó thở, suy hô hấp, tụt huyết áp, hôn mê, sốc phản vệ… Ngoài ra, một số nạn nhân còn bị tổn thương thận cấp kèm theo nước tiểu có màu đỏ hoặc nâu. Đặc biệt các trường hợp nặng do ong đốt tập trung chủ yếu ở trẻ em và người già do sức đề kháng và khả năng chịu đựng kém, hoặc những người có cơ địa dị ứng trước đó.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp