I – Tại sao tim đập nhanh khi uống rượu bia?
Thông thường, nhịp tim của một người khỏe mạnh luôn dao động trong khoảng 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Nhưng ở một số người sau khi uống rượu, nhịp tim có thể tăng đến 110 – 120 nhịp/phút hoặc thậm chí hơn thế nữa.
Lý do khiến một số người cảm thấy tim đập nhanh hơn khi uống rượu bia là do hiện tượng giãn mạch máu. Khi rượu đi vào cơ thể sẽ gây ức chế hệ thần kinh trung ương và khiến các mạch máu dưới da nở rộng ra. Và khi các mạch máu nở rộng thì tim sẽ phải đập nhanh và mạnh hơn để kịp thời bơm đủ lượng máu, vì thế người uống rượu bia sẽ đôi khi sẽ cảm thấy như đang đánh trống ngực, tim đập nhanh và đây cũng là một lý do khiến nhiều người bị đỏ bừng mặt khi nhậu.
Bạn đang xem: Uống rượu bia tim đập nhanh phải làm sao? Có nguy hiểm không?
Ngoài ra rượu bia cũng sẽ khiến cơ thể người uống bị mất nước, khi lượng nước bị giảm thì thể tích máu cũng sẽ giảm, vì vậy tim sẽ phải đập nhanh hơn để đảm bảo sự lưu thông máu toàn cơ thể.
II – Tim đập nhanh khi uống rượu bia có nguy hiểm không?
Nếu cảm thấy tim có đập nhanh hơn đôi chút khi uống rượu bia thì có thể không đáng ngại và bạn có thể đi kiểm tra sau. Thế nhưng nếu xuất hiện thêm một số triệu chứng như đánh trống ngực kéo dài, khó thở, đau ngực, mồ hôi vã ra nhiều, mơ màng như muốn ngất đi,… thì bạn cần lập tức dừng uống và tới khám bác sĩ.
Bởi rượu bia vốn dĩ không phải là loại đồ uống tốt cho cơ thể, chúng sẽ gây ảnh hưởng xấu tới toàn bộ cơ thể bạn chứ không riêng gì tim. Dưới đây là một số tác động mà rượu bia có thể gây ra cho hệ tim mạch:
1. Rối loạn nhịp tim
Mọi sự thay đổi của nhịp tim đều được gọi là rối loạn nhịp tim. Các rối loạn có thể xảy ra là tim đập nhanh, đập chậm hoặc lúc nhanh, lúc chậm. Trong đó, một chứng rối loạn nhịp tim phổ biến do rượu gây ra được gọi là rung tâm nhĩ. Bệnh lý này khiến máu dễ bị ứ dồn vào tâm nhĩ gây ra các cục máu đông, sau đó đi vào vòng tuần hoàn làm tắc mạch máu gây đột quỵ.
Đặc biệt, tình trạng này có nguy cơ mắc cao hơn ở những người mắc tiểu đường, huyết áp tăng hoặc béo phì. Ngoài ra, say rượu cũng có thể dẫn tới hội chứng tim kỳ nghỉ, đó là tình trạng rối loạn nhịp tim xảy ra vào ngày hôm sau khi say rượu. Những người đang hoặc có tiền sử mắc các bệnh liên quan đến tim mạch khác như: Rối loạn nhịp tim, suy tim… cũng có thể xảy ra tình trạng tim đập nhanh khi uống rượu bia.
Xem thêm : Nhà nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? Trải qua bao nhiêu đời vua?
Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống rượu bia càng nhiều thì tim đập càng nhanh. Các yếu tố khác như căng thẳng, thiếu ngủ, hay dùng chung rượu với đồ uống kích thích khác như cà phê cũng là tác nhân khiến nhịp tim tăng lên.
XEM THÊM: Đau nhức đầu sau khi uống rượu bia
2. Tăng huyết áp
Huyết áp cao là khi máu được bơm các động mạch với lực mạnh hơn bình thường. Điều đó khiến thành động mạch dày và cứng hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các cơn đau thắt ngực và nhồi máu não xuất hiện.
3. Suy tim
Tim giữ vai trò rất quan trọng trong việc vận chuyển oxy và các chất dinh dưỡng đến nuôi các cơ quan trong cơ thể. Để làm được điều đó, tim phải liên tục co bóp để tạo áp lực đẩy máu đi. Trong đó, lực co bóp của tim phải đủ mạnh để thắng được sức cản của thành động mạch bên ngoài.
Uống rượu bia sẽ làm lực co bóp của tim trở nên yếu đi khiến việc đưa máu đến các cơ quan trở nên khó khăn hơn dẫn đến suy tim. Khi đó người bệnh dễ rơi vào tình trạng suy hô hấp, trụy tuần hoàn và nguy hiểm hơn có thể tử vong.
4. Nhồi máu cơ tim
Tình trạng này xảy ra khi một động mạch nuôi dưỡng cơ tim bị tắc một phần hoặc tắc hoàn toàn khiến cho một vùng tim bị thiếu máu. Nguyên nhân của sự tắc nghẽn này thường là do sự lắng đọng lâu ngày của các mảng sơ vữa trong mạch máu gây tắc. Thành phần chủ yếu của các mảnh xơ vữa là chất béo và cholesterol xấu.
Đối với những người thường xuyên sử dụng rượu bia sẽ có nồng độ mỡ trong máu tăng cao. Đặc biệt là các chất béo xấu, khi chúng tích tụ quá nhiều sẽ làm tắc nghẽn mạch máu, tạo ra những mảng xơ vữa gây ra cơn nhồi máu cơ tim.
NÊN ĐỌC: Tại sao mắt bị đỏ sau khi uống rượu bia
5. Đột quỵ não
Uống nhiều rượu làm tăng nguy cơ xảy ra đột quỵ não ở cả 2 loại là đột quỵ thiếu máu cục bộ và đột quỵ xuất huyết.
6. Đột quỵ thiếu máu cục bộ
Tình trạng này xảy ra khi máu cung cấp cho não bị ngưng trệ do một động mạch nào đó bị tắc nghẽn. Nguyên nhân là do:
- Rượu có thể làm nhịp tim không đều hoặc nguy hiểm hơn nữa là suy tim khiến tim không cung cấp đủ máu.
- Rượu làm tăng huyết áp khiến các mảng xơ vữa bám trên thành động mạch bong tróc ra làm tắc nghẽn các mạch máu.
- Rượu làm tăng nồng độ cholesterol xấu trong máu, từ đó tăng nguy cơ gây ra xơ vữa động mạch.
Đột quỵ xuất huyết: Xảy ra khi động mạch cung cấp máu cho não bị vỡ ra khiến máu tràn vào não. Uống rượu bia làm tăng nguy cơ xuất huyết não vì đây là một trong những nguyên nhân phổ biến làm tăng huyết áp. Do đó khiến thành mạch máu yếu và dễ vỡ.
Ngoài ra, nếu trường hợp vừa uống rượu bia xong tim đập nhanh liên tục, có kèm theo tức ngực, khó thở nên đến gặp bác sĩ ngay để tránh xảy ra nguy hiểm.
III – Uống rượu bia tim đập nhanh phải làm gì?
Không phải lúc nào vấn đề tim đập nhanh khi uống rượu bia cũng là vấn đề nghiêm trọng, tuy nhiên hầu hết nó sẽ khiến người uống cảm thấy khó chịu và có chút lo lắng. Do vậy nếu cảm thấy tim đập không bình thường, bạn có thể thực hiện theo những hướng dẫn sau:
- Tạm dừng hoặc dừng hẳn việc tiếp tục uống rượu bia.
- Uống 1 cốc nước lọc hoặc nước có pha chất điện giải.
- Ngồi im, hít thở sâu và cố gắng thư giãn, đừng đứng lên đi lại nhiều để tránh nhịp tim càng tăng.
- Thử một số động tác như: ho, cúi xuống giống như bạn đang đi đại tiện. Đây được gọi là các thao tác phế vị nhằm ổn định nhịp tim.
Theo các chuyên gia, hiện tượng tim đập nhanh khi uống rượu bia không đáng lo ngại đối với người khỏe mạnh bình thường. Tuy nhiên, không phải vì thế mà uống rượu vô độ. Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên uống rượu không quá mỗi ly một ngày cho cả nam và nữ, nam có thể uống tối đa 2 ly một ngày.
Nhưng nếu bạn nằm trong nhóm có nguy cơ dễ xảy ra tình trạng tim đập nhanh khi uống rượu như tăng huyết áp, có tiền sử rối loạn nhịp tim… thì phải hết sức cẩn thận. Trong trường hợp này, điều tốt nhất nên làm là hạn chế tiêu thụ rượu và các đồ uống có cồn khác.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp