Uống Iod liều phóng xạ 30, 50, 100 cách ly bao lâu và kiêng ăn gì?

Uống Iod liều phóng xạ là phương pháp giúp bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp được điều trị an toàn. Những lưu ý về thời gian cách ly và chế độ ăn uống sinh hoạt của người bệnh sau khi sử dụng Iod liều phóng xạ đã được các chuyên gia khuyến cáo nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Uống Iod liều 30 cách ly bao lâu?

Ung thư tuyến giáp chỉ chiếm tỷ lệ 1% trong các căn bệnh ung thư. Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp khá thấp nhưng vẫn cần có những phương pháp xạ trị để ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.

Tương tự như cách điều trị các loại ung thư khác, ung thư tuyến giáp cũng được áp dụng phương pháp xạ trị. phương pháp xạ trị là sử dụng tia xạ trị có năng lượng lớn để bắn phá, tiêu diệt các tế bào ung thư. Chất phóng xạ iod mà cụ thể là iod 131 là giải pháp dành riêng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp.

Uống iod cách ly bao lâu?
Uống iod cách ly bao lâu?

Theo Luật pháp, bệnh nhân sau xạ trị nên áp dụng chế độ cách ly để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người tiếp xúc. Thông thường, bệnh nhân áp dụng phương pháp điều trị phóng xạ Iod cần cách ly từ 3- 7 ngày, tùy thuộc vào liều lượng trong quá trình điều trị.

Cụ thể, khoản 3, điều 21 thông tư 13 quy định: “Chỉ cho phép người bệnh điều trị thuốc phóng xạ được xuất viện về nhà khi mức hoạt độ phóng xạ được đánh giá còn trong người người bệnh không vượt quá 400 MBq.” 400 MBq= 10,8 mCi.

Nếu bác sĩ chuyên khoa định lượng cơ thể người bệnh còn thành phần I-131 dưới 10,8 mCi thì họ sẽ chỉ định cho bệnh nhân xuất viện. Tuy nhiên, khi xuất viện bệnh nhân vẫn nên hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, đặc biệt là với phụ nữ có thai.

Tuy nhiên, căn cứ theo tình hình thực tế và điều kiện đáp ứng của bệnh viện mà các bác sĩ có thể cho phép người bệnh sử dụng phương pháp Iod liều 30 có thể xuất viện về nhà ngay. Người bệnh sẽ được hướng dẫn cách hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh và có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp.

Uống Iod liều 50 cách ly bao lâu?

Như đã đề cập ở trên, người bệnh sau khi điều trị bằng phương pháp Iod tùy vào liều lượng và khả năng đáp ứng của bệnh viện mà người bệnh được chỉ định xuất viện hay không. Thông thường, người bệnh áp dụng liều 50 cho phương pháp Iod sẽ được cách ly từ 1-5 ngày tại bệnh viện. Nếu điều kiện cơ sở vật chất tại bệnh viện đáp ứng đủ để có thể cách ly bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân nằm viện sau điều trị từ 1-5 ngày để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người nhà bệnh nhân.

Theo thông tư cũ trước đây, bệnh nhân còn dưới 30 mCi trong cơ thể có thể được phép xuất viện. Tuy nhiên, hiện nay y học chưa có một phương pháp hay máy móc nào có thể đo lường chính xác liều lượng I-131 còn trong cơ thể. Nguyên nhân là do I-131 trong cơ thể chịu sự đào thải và bán rả của hai quá trình bán rã vật lý và bán rã sinh học. Vì vậy, quyết định có cho bệnh nhân sử dụng liều Iod 50 có được xuất viện hay không phụ thuộc chính vào những chẩn đoán của bác sĩ chuyên khoa ung bướu.

Bệnh nhân cần lưu ý, kể cả khi có chỉ định xuất viện của bác sĩ vân nên hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh để đảm bảo an toàn sức khỏe cho họ. Đặc biệt, người bệnh mới điều trị cần tuyệt đối tránh tiếp xúc với bà bầu và trẻ nhỏ. Đây là nhóm đối tượng nhạy cảm. Bà bầu nếu tiếp xúc với bệnh nhân vừa áp dụng điều trị Iod liều 50 nói riêng và tất cả những bệnh nhân áp dụng phương pháp trị xạ nói chung sẽ có nguy cơ dị tật thai nhi, sinh non rất nguy hiểm.

Xem Thêm: Uống sữa fami có bị vô sinh không, có béo hay giảm cân không?

Uống Iod phóng xạ liều 100 cách ly bao lâu?

Đối với tất cả các bệnh nhân uống Iod phóng xạ liều trên 50, đặc biệt là liều 100 cần có chế độ cách ly dài hơn để đảm bảo an toàn. Người bệnh sử dụng liều 100 có chế độ nội trú ở bệnh viện , không chỉ cần cách ly với người khỏe mạnh mà còn cần cách ly giữa các bệnh nhân xạ trị với nhau.

Thực tế, bệnh nhân sau khi áp dụng phương pháp Iod phóng xạ sẽ được theo dõi thường xuyên và được phỏng đoán liều lượng I-131 liên tục trong một ngày. Hoạt tính của I-131 giảm liên tục theo thời gian. Khi bệnh nhân được chỉ định xuất viện, bác sĩ sẽ căn dặn số ngày cần hạn chế tiếp xúc với người xung quanh tại nhà.

Cụ thể:

  • Bệnh nhân dùng liều 80,100 cần hạn chế tiếp xúc thêm 1 tuần sau khi điều trị
  • Bệnh nhân dùng liều 150 cần hạn chế tiếp xúc tại nhà 10 ngày
  • Bệnh nhân dùng liều 150 trở lên cần hạn chế tiếp xúc 15, 20 ngày là có thể trở về cuộc sống sinh hoạt bình thường.

Một lưu ý đối với nam giới áp dụng liều 100 khi dùng Iod phóng xạ là có thể bị giảm số lượng tinh trùng. Việc này sẽ khiến bệnh nhân tạm thời không thể có con trong hai năm. Nếu nam giới điều trị I-131 theo nhiều đợt trong thời gian dài mà vẫn mong có con thì nên gửi tinh trùng và ngân hàng để bao quản trong thời gian xạ trị.

Không chỉ nam giới, phụ nữ sau xạ trị I-131 cũng khó có con trong 6 tháng đến 1 năm tiếp theo vì buồng trứng có nguy cơ phải tiếp xúc trực tiếp với phóng xạ.

Uống iod phóng xạ kiêng ăn gì?

Trước khi áp dụng Iod phóng xạ, bệnh nhân nên điều chỉnh chế độ ăn uống thích hợp để hiệu quả của phương pháp được tối ưu. Thời gian áp dụng chế độ ăn kiêng tốt nhất là 2 tuần trước khi áp dụng điều trị.

Uống Iod cần kiêng ăn gì?
Uống Iod cần kiêng ăn gì?

Chế độ ăn kiêng Iod:

  • Tuy không kiêng triệt để Iod, nhưng bệnh nhân nên hạn chế hấp thu Iod trong giai đoạn này. liều lượng bệnh nhân cần kiêng là dưới 50 mcg iod/ngày.
  • Bệnh nhân cần tránh những thức ăn chứa nhiều Iod cao. Hãy cẩn thận đọc tất cả các thành phần trên bao bì các thực phẩm mình định tiêu thụ và ước tính lượng Iod hấp thu vào cơ thể mỗi ngày.

Các thực phẩm bệnh nhân chuẩn bị áp dụng Iod phóng xạ nên kiêng:

  1. Những thực phẩm nhiều muối như nước mắm, hải sản và những thực vật ở biển như rong biển, rau câu.
  2. Sữa và các sản phẩm từ sữa như: Phomai, bơ, kem)
  3. Trứng và các sản phẩm có chứa trứng như bánh bông lan, bánh trứng
  4. Bánh mì có chứa hàm lượng Iod cao
  5. Các loại Sôcôla có chứa sữa. Bệnh nhân vẫn có thể dùng bột cacao và Sô cô la đen.
  6. Hạn chế ăn đường và các thực phẩm chứa nhiều đường
  7. Không nên dùng đậu nành và các sản phẩm đậu nành như đậu hũ, sữa đậu nành, nước tương.
  8. Các loại Vitamin, các thực phẩm chức năng có chứa Iod
  9. Nếu đang sử dụng thuốc chữa bệnh có thành phần Iod, bệnh nhân nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để có điều chỉnh phù hợp.

Bên cạnh việc tránh những sản phẩm trên, bệnh nhân cần nên hấp thụ nhiều các loại rau xanh và hoa quả nhiều chất xơ, các loại hạt không chứa nhiều muối.

Uống Iod liều phóng xạ 30, 50,100 để điều trị ung thư tuyến giáp hiện nay được đánh giá là phương pháp khá hiệu quả. Tuy nhiên, việc cách ly và hạn chế tiếp xúc sau khi điều trị nên được người bệnh thực hiện nghiêm túc để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh.

Bác sĩ Phạm Thị Phương Thúy