Chanh dây hay còn gọi chanh leo là quả của cây thuộc họ đậu; một loại dây leo có hoa đẹp có nguồn gốc từ Nam và Trung Mỹ, Tây Ấn và Úc.
Có hơn 550 loài chanh dây khác nhau được thu hoạch trên khắp thế giới. Phổ biến nhất là loại chanh dây có vỏ màu tím hoặc vàng nhạt.
Bạn đang xem: 8 lợi ích dinh dưỡng của chanh dây và lưu ý khi sử dụng
Khi mua chanh dây, hãy chọn những quả có vỏ hơi nhăn nheo – đó là dấu hiệu cho thấy quả đã chín.
1. Giá trị dinh dưỡng của chanh dây
Chanh dây cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất tuyệt vời, đặc biệt là vitamin C và A.
- Lượng calo: 17
- Carbohydrate: 4,2g
- Chất xơ: 2g
- Chất đạm: 0,4g
- Vitamin C: 6% giá trị hàng ngày (DV)
- Vitamin A: 5% DV
- Sắt: 2% DV
- Đồng: 2% DV
- Kali: 1% DV
- Magiê: 1% DV
Một nghiên cứu từ Đại học Reunion (Pháp) cho thấy, chanh dây cũng là một nguồn giàu chất chống oxy hóa polyphenol, nhiều hơn chuối, xoài, vải và dứa,…
2. 8 lợi ích sức khỏe của chanh dây
Do hàm lượng chất xơ hytochemical cao, chanh dây có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ ngăn ngừa một số bệnh thông thường đến tăng cường sức khỏe tối ưu. Chúng ta hãy tìm hiểu một số thuộc tính tốt nhất của loại trái cây nhiệt đới này và các hợp chất thực vật có trong chanh dây ảnh hưởng tới sức khỏe.
2.1 Chanh dây chứa nhiều vitamin C
Xem thêm : Lịch làm căn cước công dân đối với các ngày trong tuần
Vitamin C là một loại vitamin thiết yếu mà cơ thể bạn không thể tự sản xuất và dự trữ – vì vậy bạn cần phải bổ sung nhiều qua chế độ ăn uống của mình. Vitamin C cần thiết cho các chức năng khác nhau của cơ thể, bao gồm cả sự phát triển và phục hồi của các mô và xương. Vitamin C cũng giúp tăng cường sự hấp thụ sắt. Điều này rất quan trọng, vì cơ thể bạn thường không hấp thụ tốt chất sắt từ thực vật.
2.2 Chanh dây rất giàu vitamin A
Chanh dây chứa một lượng vitamin A ấn tượng. Vitamin A là một loại vitamin hòa tan trong chất béo giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Vitamin A cần thiết cho thị lực, da, xương và tái tạo tế bào. Vitamin A được dự trữ trong cơ thể bạn, chủ yếu là ở gan. Chanh dây cũng chứa beta-carotene, được chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể chúng ta khi cần thiết.
2.3 Chanh dây chứa nhiều chất xơ
Chất xơ rất quan trọng để có một đường ruột khỏe mạnh. Một quả chanh dây cung cấp 2g chất xơ, hầu hết trong số đó là chất xơ hòa tan, sẽ chuyển thành chất giống như gel trong quá trình tiêu hóa. Điều này làm chậm quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng tăng đột biến lượng đường trong máu. Chất xơ hòa tan cũng làm giảm lượng chất béo mà cơ thể bạn hấp thụ. Chế độ ăn giàu chất xơ hỗ trợ tiêu hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa như bệnh tim mạch, đái tháo đường và béo phì.
2.4 Chanh dây là một nguồn chất chống oxy hóa phong phú
Chanh dây có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Chất chống oxy hóa bảo vệ tế bào của bạn khỏi các gốc tự do, là những phân tử không ổn định và có khả năng gây hại. Khi các gốc tự do tích tụ, chúng gây ra một trạng thái được gọi là stress oxy hóa, có thể làm hỏng mô mỡ, DNA và protein trong cơ thể bạn. Gốc tự do góp phần vào quá trình lão hóa và có liên quan đến các bệnh như ung thư, bệnh tim và bệnh Alzheimer.
Các chất chống oxy hóa nổi bật nhất trong chanh dây là:
- Vitamin C: Còn được gọi là axit ascorbic, tiêu thụ nhiều vitamin C có thể làm tăng mức độ chống oxy hóa trong máu của bạn lên 39,5%.
- Beta-caroten: Là một tiền vitamin A, nó có thể được chuyển đổi thành retinol trong gan.
- Polyphenol: đây là các hợp chất thực vật chống viêm. Hạt chanh dây rất giàu piceatannol, được chứng minh là có tác dụng cải thiện độ nhạy insulin ở nam giới thừa cân.
2.5 Chanh dây rất giàu kali
Kali là một khoáng chất thiết yếu mà cơ thể bạn không thể tự tạo ra, mà cần cung cấp qua các nguồn thực phẩm. Kali cần thiết cho các chức năng thần kinh và cơ bắp cũng như huyết áp của bạn. Kali đóng vai trò của chất điện giải – một khoáng chất có điện tích – kali dẫn truyền các xung điện kiểm soát các chức năng quan trọng của cơ thể, chẳng hạn như các cơ kiểm soát nhịp tim và nhịp thở.
2.6 Chanh dây chứa nhiều magiê
Xem thêm : Bánh mì ốp la bao nhiêu calo? Ăn bánh mì ốp la có béo không?
Mọi tế bào trong cơ thể của bạn đều cần có magiê để hoạt động. Magiê tham gia vào hơn 300 phản ứng hóa học quan trọng, từ việc biến thức ăn thành năng lượng để sửa chữa DNA, và việc thiếu magiê có liên quan đến một số bệnh mạn tính. Chỉ với 100g chanh dây bạn sẽ hấp thụ được 7% nhu cầu magiê hàng ngày của mình.
2.7 Chanh dây có chỉ số đường huyết thấp
Chỉ số đường huyết (GI) đo lường mức độ nhanh chóng của một loại thực phẩm nhất định làm tăng lượng đường trong máu. Thực phẩm được phân loại là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, trung bình hoặc cao và được xếp hạng trên thang điểm từ 0 đến 100. Chanh dây có giá trị 30, nằm trong phạm vi ‘thấp’, có nghĩa là carbohydrate của nó được hấp thụ chậm.
Kết quả là, lượng đường trong máu của bạn tăng chậm, thay vì tăng đột biến. Theo thời gian, lượng đường trong máu tăng cao và đột ngột có thể làm hỏng các cơ quan, dây thần kinh và mạch máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ và đái tháo đường type 2.
2.8 Chanh dây chống lại chứng viêm
Trong một nghiên cứu của Đại học McMaster (Canada), những người bị thoái hóa khớp gối dùng chiết xuất vỏ chanh dây tím đã có kết quả ít đau và cứng khớp hơn cũng như chức năng thể chất tốt hơn so với nhóm đối chứng. Vấn đề này cần phải nghiên cứu thêm, nhưng nó chắc chắn đầy hứa hẹn.
3. Tác dụng phụ của chanh dây cần thận trọng
Mặc dù chanh dây nói chung là an toàn để ăn, nhưng nó có thể gây phản ứng dị ứng ở một số người. Những người bị dị ứng nhựa mủ có nguy cơ cao nhất bị phản ứng với chanh dây, bởi vì một số protein của thực vật có cấu trúc tương tự như cấu trúc của protein latex.
Ngoài ra, chanh dây có chứa một lượng nhỏ độc tố gọi là cyanogenic glycoside. Nó tập trung nhiều nhất ở một số loại vỏ quả chanh dây, cũng như cùi quả chanh dây chưa chín. Cyanogenic glycoside có thể gây ngộ độc xyanua với lượng lớn, vì vậy hãy tránh ăn nhiều trái cây chưa chín và không ăn vỏ trừ khi nó được chiết xuất và chế biến dưới dạng thực phẩm bổ sung.
Xem thêm video đang được quan tâm
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp