Uống nước đỗ đen gạo lứt sao cho đúng?

Uống 2 ly nước này mỗi ngày, sau 2 tuần: Bạn sẽ đẹp từ trên xuống dưới, khỏe từ trong ra ngoài! Chỉ cần bỏ ra 50K cho 2 tuần và vài thao tác đơn giản, bạn sẽ có ngay ly “nước thần” giúp xinh tươi.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bật mí cho bạn một loại nước có tác dụng “thần kỳ”: nước đá có thể đánh bay cả mụn và mỡ thừa trên cơ thể, nguyên liệu lại cực rẻ và cách thực hiện thì không thể đơn giản hơn. Nghe có vẻ sai sai, nhưng Nước Gạo Lứt – Đậu Đen thực sự có thể giúp bạn đẹp từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới!

Cách làm nước gạo lứt – đậu đen

Gạo lứt rang, đậu đen Gạo lứt và đậu đen sau khi mua về đem vo sạch với nước, sau đó để ráo nước. Bạn cho gạo lứt và đậu đen vào 2 chảo riêng, rang lửa vừa và khuấy đều. Khi thấy gạo lứt và đậu đen tỏa mùi thơm và “nhảy nhót” trong nồi thì tắt bếp. Rang gạo lứt và đậu đen trong 2 chảo riêng Đun nước gạo lứt – đậu đen Sau khi rang gạo lứt và đậu đen, bạn cho tất cả vào nồi nấu chậm hoặc nồi kho. Cho 1 lít nước vào nồi và đun sôi. Khi nước sôi thì tắt bếp và để yên khoảng 10 phút cho gạo lứt và đậu đen tiết hết dưỡng chất ra nước. Cuối cùng, lọc nước đã đun sôi qua rây để loại bỏ bã đậu đen và gạo lứt là xong! Với 100gr gạo lứt và 100gr đậu đen sẽ được 1 lít nước gạo lứt – đậu đen. Nếu không uống hết, bạn có thể bảo quản trà gạo lứt – đậu đen trong tủ lạnh và uống dần. Bạn nên uống khoảng 700-800ml nước gạo lứt – đậu đen trong 1 ngày. Với bã gạo lứt và bã đậu đen sau khi đun sôi, bạn có thể xay nhỏ nấu với thịt bằm vừa ngon lại ít hao. Cháo gạo lứt – đậu đen cũng có tác dụng hỗ trợ giảm cân rõ rệt

Công Dụng Của Nước Gạo Lứt – Đậu Đen

Sự kết hợp giữa gạo lứt và đậu đen mang đến một thức uống nhiều lợi ích. Đặc biệt, nước gạo lứt – đậu đen rất phù hợp với những người thừa cân muốn lấy lại vóc dáng và duy trì cân nặng. Cụ thể, Nước Gạo Lứt – Đậu Đen có những tác dụng sau:

1. Hỗ trợ giảm cân Cả gạo lứt và đậu đen đều chứa nhiều chất xơ và vitamin B (B1, B3, B6), vitamin E, magie, mangan và sắt. Các dưỡng chất này giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt, quá trình trao đổi chất diễn ra tốt, không xảy ra tình trạng tích tụ mỡ thừa gây béo phì. Đặc biệt, hàm lượng chất xơ trong gạo lứt và đậu đen giúp bạn no lâu, khiến tín hiệu “no” chính xác hơn, hạn chế năng lượng nạp vào cơ thể không cần thiết.

2. Điều hòa huyết áp Đậu đen khá ít natri giúp cung cấp nguồn khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Cũng chính nhờ các khoáng chất như magie, kali hay canxi mà nước đậu đen có công dụng điều hòa huyết áp, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Uống 2 ly nước này mỗi ngày, sau 2 tuần: Bạn sẽ đẹp từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài! – Ảnh 6. Nước gạo lứt – đậu đen (Ảnh minh họa) Trong khi đó, gạo lứt cũng là thành phần không thể thiếu khi có thể bù natri trong cơ thể và điều hòa lượng đường trong máu nhờ hàm lượng kẽm. Nó cũng là một khoáng chất điều chỉnh lượng đường trong máu. Ngoài ra, gạo lứt còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác giúp ngăn ngừa kết tập tiểu cầu và giảm cholesterol. Uống nước gạo lứt đậu đen thường xuyên sẽ giúp bạn xua tan nỗi lo về huyết áp.

3. Giải độc gan, hỗ trợ làm đẹp da Các axit amin, vitamin và khoáng chất có trong gạo lứt và đậu đen đều có tác dụng giải độc gan và tăng cường dưỡng ẩm cho da, làm trắng da và chống lão hóa Tiến sĩ Renée Welhouse (Mỹ) đã tiến hành thử nghiệm cho bệnh nhân xơ gan nặng uống nước gạo lứt – đậu đen. Kết quả bất ngờ xảy ra, sau một thời gian uống nước này hàng ngày, bệnh nhân ra máu rất sạch, hồng cầu rất tròn và huyết thanh rất trong. Còn đối với những bệnh nhân không sử dụng nước gạo lứt đậu đen thì hồng cầu hoặc bị biến dạng hoặc chứa nhiều độc tố, ký sinh trùng.

4. Hỗ trợ hoạt động của xương khớp Theo Đông y, thành phần gạo lứt và đậu đen được coi là dương. Người già mắc các bệnh về xương khớp có tính âm. Vì vậy, hai loại thực phẩm này có tác dụng điều trị bệnh gút và thấp khớp ở người già, giúp vận động, đi lại thuận lợi. Theo y học hiện đại, lượng canxi, photpho và magie trong đậu đen và gạo lứt rất dồi dào, giúp xương chắc khỏe. Đây là những chất tốt giúp cải thiện các vấn đề về xương khớp, đặc biệt là loãng xương ở người già và còi xương ở trẻ em.