Uống nhiều nước đỗ đen có tốt không?

Video uống nước đậu đen hàng ngày có tốt không

2.4. Ngăn ngừa bệnh tim

Thành phần các chất trong đậu đen còn chứa: chất xơ, kali, folate, vitamin B6, và dinh dưỡng thực vật trong đậu đen, cùng với việc thiếu cholesterol, tất cả đều hỗ trợ sức khỏe tim mạch. Chất xơ có trong đậu đen giúp giảm tổng lượng cholesterol trong máu và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Folate và Vitamin B6 có vai trò ngăn ngừa sự tích tụ của một hợp chất được gọi là homocysteine. Khi lượng homocysteine ​​tích tụ quá nhiều trong cơ thể, nó có thể làm hỏng các mạch máu và dẫn đến các vấn đề về tim.

Hợp chất quercetin và saponin có trong đậu đen cũng giúp bảo vệ tim mạch. Quercetin là một chất chống viêm tự nhiên có tác dụng làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và bảo vệ chống lại các tổn thương do cholesterol lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) gây ra.

Một số nghiên cứu này cũng khẳng định rằng saponin giúp giảm lượng lipid trong máu và cholesterol trong máu, ngăn ngừa tổn thương tim và mạch máu.

2.5. Ngăn ngừa ung thư

Selen là một khoáng chất không có trong hầu hết các loại trái cây và rau quả nhưng hợp chất này cũng có thể được tìm thấy trong đậu đen. Hợp chất selen cũng đóng một vai trò trong chức năng của enzym gan và giúp giải độc một số hợp chất gây ung thư trong cơ thể. Ngoài ra, hợp chất selen có thể có tác dụng ngăn ngừa viêm và giảm tỷ lệ phát triển của khối u.

Hợp chất saponin giúp ngăn chặn tế bào ung thư nhân lên và lây lan khắp cơ thể. Hơn nữa, việc hấp thụ chất xơ từ trái cây và rau quả như đậu đen có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng.

Đậu đen chứa nhiều hợp chất folate. Đây là hợp chất có vai trò tổng hợp và sửa chữa DNA, do đó ngăn chặn sự hình thành các tế bào ung thư do đột biến DNA.