[Hỏi – Đáp] Uống nước khổ qua rừng nhiều có tốt không?

Video uống nước khổ qua rừng nhiều có tốt không

Thành phần dinh dưỡng có trong khổ qua rừng

Khổ qua rừng (hay còn được gọi là mướp đắng rừng) có đặc trưng là rất đắng và loại cây này có thể sử dụng được cả lá, thân và quả. Khổ qua rừng không chỉ được xem là thực phẩm dùng trong các bữa ăn mà nó còn được coi được coi là một loại dược liệu sử dụng trong đông y, hỗ trợ điều trị rất nhiều bệnh.

Khổ qua rừng có vị đắng, nhiều thành phần

Khổ qua rừng có vị đắng, nhiều thành phần

Trong khổ qua rừng chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Cứ 100 gram khổ qua rừng sẽ cung cấp cho chúng ta những thành phần dinh dưỡng:

Thành phần dinh dưỡng Lá/dây khổ qua rừng Quả khổ qua rừng Đơn vị Nước 89,25 94,03 gram Calo 30 17 kcal Protein 5,3 1 gram Lipid 0,69 0,17 gram Carbohydrate 3,29 3,7 gram Chất xơ 0 2,8 gram Canxi 84 19 mg Sắt 2,04 0,43 mg Phốt pho 99 31 mg Vitamin C 88 84 mg Vitamin A 1734 471 IU

Ngoài ra, khổ qua rừng còn có axit amino, kali, magie, natri, các loại vitamin B1, B2, B6, E, D, K…

Lợi ích của việc uống nước khổ qua rừng

Bên cạnh việc sử dụng mướp đắng tươi nấu ăn, khổ qua rừng còn được ép nước hoặc phơi khô thành trà để pha chế uống nhằm giúp ngăn ngừa bệnh tật và bảo vệ sức khỏe. Dưới đây là một số công dụng tuyệt vời của việc uống nước khổ qua rừng mỗi ngày.

– Thanh nhiệt, giải độc: Một trong những tác dụng của nước khổ qua rừng đó chính là giúp tán nhiệt, dưỡng huyết và thanh lọc cơ thể. Uống trà khổ qua rừng mỗi ngày sẽ làm mát gan, giúp giảm nồng độ men gan, hạn chế mụn nhọt và rôm sảy trên da do nóng trong người.

– Giúp giảm cân: Với những người muốn giảm cân thì nước khổ qua rừng là thức uống tuyệt vời nên có trong thực đơn của bạn. Các chất chống oxy hóa trong khổ qua sẽ cản trở tế bào hấp thụ glucose và ức chế hoạt tính của các men tổng hợp glucose. Việc này giúp làm giảm mỡ máu và giảm sự tăng sinh của các tế bào mỡ trong cơ thể nhờ đó giúp kiểm soát cân nặng rất tốt.

Nước khổ qua rừng có tác dụng giảm cân

Nước khổ qua rừng có tác dụng hỗ trợ giảm cân

– Cân bằng đường huyết: Uống nước khổ qua rừng sẽ cải thiện độ nhạy của insulin và làm tăng khả năng chuyển hóa glucose trong cơ thể qua đó giúp cân bằng lượng đường trong máu. Các chất ancaloit, peptide và charantins trong khổ qua có tác dụng hạ đường huyết vì thế đây được xem là loại nước uống giúp kiểm soát đường huyết và hỗ trợ điều trị tiểu đường hiệu quả.

– Ngăn ngừa ung thư: Hợp chất hữu cơ axit amino trong khổ qua chính là chìa khóa giúp ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư trong cơ thể nhất là ung thư tá tràng và ung thư vú. Khi axit amino kết hợp cùng các chất chống oxy hóa và vitamin C trong mướp đắng sẽ sản sinh ra một chất kháng khuẩn có tác dụng chống lại các tế bào ung thư.

– Tốt cho tim mạch và huyết áp: Hàm lượng vitamin C dồi dào trong nước khổ qua có tác dụng chống lại các gốc tự do giúp giảm cholesterol, cân bằng huyết áp đồng thời hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

– Tăng sức đề kháng và bảo vệ hệ miễn dịch.

– Cải thiện thị lực.

– Giúp an thần và ngủ ngon hơn.

Uống nước khổ qua rừng nhiều có tốt không?

Uống nước khổ qua rừng nhiều có tốt không?

Uống nước khổ qua rừng nhiều có tốt không?

Nước khổ qua rừng mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên chỉ khi chúng ta uống đúng liều lượng thì mới giúp loại nước này phát huy được hết những công dụng của nó cũng như đảm bảo an toàn cho người dùng. Hàng ngày, người bình thường chỉ nên uống từ 1 – 2 cốc nước khổ qua, lượng khổ qua dùng để pha nước khoảng 30 – 60 gram/ngày. Với những người uống nước khổ qua với mục đích hỗ trợ điều trị bệnh thì cũng chỉ nên uống tối đa 2 – 3 cốc/ngày.

Việc lạm dụng hay uống quá nhiều nước khổ qua rừng mỗi ngày sẽ phản tác dụng và có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

>>> Uống nước mướp đắng phơi khô có tác dụng gì?

Tác dụng phụ khi uống quá nhiều nước khổ qua rừng

– Khiến các tế bào gan bị biến đổi và làm men gan tăng cao.

– Gây chóng mặt, nhức đầu và nếu dùng quá nhiều có thể dẫn đến bị hôn mê.

– Hạ đường huyết quá mức.

– Gây tụt huyết áp.

– Ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa, dạ dày cảm thấy khó chịu và dễ bị đau bụng, đầy hơi. Trong trường hợp nặng có thể gây rối loạn tiêu hóa.

– Hạn chế khả năng hấp thụ dưỡng chất ở trẻ nhỏ khiến trẻ bị chậm phát triển.

– Làm suy giảm số lượng tinh trùng ở nam giới, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai ở nữ giới.

Uống nước khổ qua rừng nhiều ảnh hưởng sức khỏe

Uống nước khổ qua rừng nhiều ảnh hưởng sức khỏe

Những người không nên uống nước khổ qua rừng

– Những người đang mắc các bệnh lý về gan: tránh làm tăng men gan khiến bệnh nặng hơn dẫn đến xơ gan, suy gan.

– Phụ nữ mang thai: không nên uống loại nước này vì có thể gây co bóp tử cung gây xuất huyết, sinh non hay thậm chí có thể xảy thai.

– Phụ nữ đang cho con bú: uống nước khổ qua sẽ làm giảm chất lượng của sữa mẹ khiến bé hấp thụ kém và bị chậm lớn.

– Những người đang có kế hoạch mang thai (cả với nam và nữ).

– Người có huyết áp thấp, những người gặp vấn đề về tiêu hóa.

– Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.

– Những người đang sử dụng thuốc điều trị bệnh: nếu uống nước mướp đắng có thể gây tương tác thuốc và làm giảm tác dụng của thuốc.

Hướng dẫn cách pha chế nước khổ qua rừng

Trà khổ qua rừng

Trà khổ qua rừng

Trà khổ qua rừng

  • Nguyên liệu.

– Khổ qua rừng: 1 kg.

– Nước đun sôi: 300 ml.

  • Chế biến.

– Bước 1: Làm trà khô.

+ Rửa sạch khổ qua, để ráo nước rồi thái thành các lát mỏng (thái cả hạt).

+ Đem khổ qua đã thái phơi nắng cho đến khi khô hoàn toàn.

+ Đặt chảo lên bếp đợi chảo nóng thì cho khổ qua khô vào sao với lửa nhỏ trong 15 – 20 phút cho đến khi tất cả chuyển sang màu vàng. Trong lúc sao trà nhớ phải đảo đều tay để nó không bị cháy. Đợi khổ qua nguội hết thì cho vào lọ thủy tinh đậy kín để dùng dần.

– Bước 2: Pha trà.

Cho 5 – 6 lát khổ qua vào ấm rồi đổ nước sôi vào, đậy kín nắp để hãm trà trong 15 phút. Vậy là bạn đã có 1 ấm trà khổ qua rừng để thưởng thức.

Cách làm trà khổ qua rừng

Cách làm trà khổ qua rừng

Nước khổ qua tươi

  • Nguyên liệu.

– Khổ qua rừng tươi: 2 – 3 quả.

– Nước lọc: 2 lít.

  • Chế biến.

– Bước 1: Khổ qua rửa sạch, loại bỏ hạt rồi thái thành các lát mỏng.

– Bước 2: Cho khổ qua vào nồi rồi đổ nước vào, cho lên bếp đun sôi khoảng 25 – 30 phút. Sau đó, tắt bếp đợi nước nguội thì đổ ra cốc uống. Chúng ta có thể lọc lấy nước khổ qua rồi đặt vào ngăn mát tủ lạnh để uống dần trong 1 ngày.

Nước ép khổ qua rừng

  • Nguyên liệu.

– Khổ qua rừng: 2 quả.

– Chanh: 1/2 quả (vắt lấy nước cốt).

– Nước sôi để nguội: 300 ml.

– Muối.

Nước ép khổ qua rừng

Chế biến nước ép khổ qua rừng

  • Chế biến.

– Bước 1: Khổ qua rửa sạch, bổ ra làm đôi và nạo bỏ hạt rồi thái thành các miếng nhỏ. Ngâm vào một chậu nước muối loãng trong khoảng 10 phút cho bớt đắng và sạch hết nhựa rồi vớt khổ qua ra và để ráo nước.

– Bước 2: Cho khổ qua vào máy xay sinh tố, đổ nước sôi vào và xay cho đến khi nó nhuyễn ra. Dùng rây để lọc lấy nước cốt khổ qua.

– Bước 3: Đổ nước ra cốc rồi cho thêm nước cốt chanh vào là đã hoàn thành.

Nếu muốn thay đổi khẩu vị và giúp dễ uống hơn thì bên cạnh nước ép khổ qua nguyên chất chúng ta có thể kết hợp khổ qua với một số loại trái cây khác nhau như dưa leo, táo, bí đao…

Uống nước khổ qua rừng nhiều có tốt không” đã được shop dụng cụ thể thao chúng tôi tư vấn chi tiết bên trên. Với bất kỳ thực phẩm hay nước uống nào khác, quan trọng là sử dụng một cách cân nhắc và điều độ. Hãy tham khảo ý kiến ​​của chuyên gia y tế hoặc bác sĩ trước khi quyết định thêm thực phẩm, đồ uống mới vào chế độ dinh dưỡng.