Trong lịch sử của dân tộc Việt Nam ai là người dẹp loạn 12 sứ quân? Và những điều gì làm nên câu chuyện hào hùng lưu truyền mãi đến hậu thế. Hãy cùng studytienganh tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.
Có thể bạn quan tâm
- Bác sĩ dinh dưỡng nói uống sữa trái cây thường xuyên có thể làm trẻ biếng ăn, sản phẩm Kun, Vinamilk… đang quảng cáo những gì?
- Tài khoản 311 – vay ngắn hạn theo theo Thông tư 200
- Quê hương của Phong trào Văn hóa Phục hưng là: A. nước Đức B. nước Thụy Sĩ C. nước Ý D. nước Pháp – Olm
- Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 1 theo quy định mới nhất năm học 2023 – 2024
1.Ai là người dẹp lọan 12 sứ quân?
Người đứng lên dẹp loạn 12 sứ quân là Đinh Bộ Lĩnh tức vua Đinh Tiên Hoàng – người mở ra thời đại nhà Đinh với kinh đô tại Hoa Lư, Ninh Bình.
Bạn đang xem: Ai là người dẹp lọa 12 sứ quân? Tìm hiểu sự kiện lịch sử đặc biệt này
Trò chơi của Đinh Bộ Lĩnh và bạn bè thời nhỏ cho thấy phong độ của một người đứng đầu
Đinh Tiên Hoàng có tên thật là Đinh Bộ Lĩnh, người làng Đại Hữu, châu Đại Hoàng ( ngày nay là thôn Văn Bòng, xã Gia Phương, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), ông là là con thứ của Thứ sử Đinh Công Trứ Đô đốc dưới thời Dương Đình Nghệ và Ngô Quyền. Sau khi người cha mất,ông cùng mẹ về quê Đại Hoàng sinh sống. Chính uy thế của người cha đã tạo cho Đinh Bộ Lĩnh một vị thế khác hẳn với những đứa trẻ trong làng. Ông từ nhỏ vốn đã nổi tiếng với thần thái, phong cách của người đứng đầu.
Từ thuở nhỏ khi chơi đùa cùng bạn bè, Đinh Bộ Lĩnh đã là người nổi bật, với hình ảnh lấy bông lau làm cờ nuôi chí dẹp loạn. Với tài trí hơn người, Đinh Bộ Lĩnh được tôn làm Tù trưởng sách Đào.
Sau khi đất nước bị chia làm nhiều sứ quân, ông đã là người đứng ra dẹp loạn và thống nhất lại đất nước và trở thành vị vua đầu tiên của nhà Đinh.
2.Danh sách 12 sứ quân
Sau khi Ngô Quyền mất (năm 944), cả triều đình trở nên rối ren, nhiều tướng nổi dậy đứng lên làm chủ vùng đất của mình. Cuối cùng có đến năm 966 có đến 12 sứ quân chiếm đóng tại các vùng.
Ngô Xương Xí, còn gọi là Ngô Sứ quân giữ Bình Kiều (Triệu Sơn – Thanh Hóa).
Xem thêm : 12 cách chế biến đậu hà lan thành món ăn ngon và bổ dưỡng
Ngô Nhật Khánh tức là là Ngô Lãm Công, trấn giữ ở Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội).
Đỗ Cảnh Thạc còn gọi là Đỗ Cảnh Công, giữ vùng Đỗ Động Giang (Thanh Oai, Hà Nội).
Phạm Bạch Hổ hay là là Phạm Phòng Át, giữ Đằng Châu (Hưng Yên).
Kiều Công Hãn tự xưng là Kiều Tam Chế, trấn giữ ở Phong Châu – Bạch Hạc (Việt Trì-Lâm Thao, Phú Thọ).
Kiều Thuận còn được gọi là Kiều Lệnh Công, giữ đất Hồi Hồ – Cẩm Khê (Phú Thọ).
Nguyễn Khoan tự xưng là Nguyễn Thái Bình, giữ vùng Tam Đái (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).
Nguyễn Siêu hay là là Nguyễn Hữu Công, giữ đất Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội).
Nguyễn Thủ Tiệp tức là Nguyễn Lệnh Công, giữ vùng Tiên Du (Bắc Ninh).
Lý Khuê tự xưng Lý Lãng Công, giữ đất Siêu Loại (Thuận Thành, Bắc Ninh).
Xem thêm : Máy biến thế: Cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, công dụng & vai trò (kiến thức lý 9)
Trần Lãm hay xưng là Trần Minh Công, giữ đất Bố Hải Khẩu – Kỳ Bố (Thái Bình).
Lã Đường tự xưng Lã Tá Công, giữ đất Tế Giang (Văn Giang, Hưng Yên).
Bản đồ vùng đất 12 sứ quân thời loạn lạc trước khi được Đinh Bộ Lĩnh thống nhất
3.Bối cảnh lịch sử chung
Năm 944, Ngô Quyền mất, con trai của Dương Đình Nghệ là tướng Dương Tam Kha giành ngôi, tự lên làm vua, xưng là Dương Bình vương. Sau đó nhiều vùng đất đều nổi lên các vị tướng đứng đầu để lập nên một sứ quân mới.
Trong khoảng từ năm 945 đến 950, Đinh Bộ Lĩnh đã nhanh chóng có được toàn quyền làm chủ vùng đất Hoa Lư và khu vực xung quanh; sử cũ nói “Từ đây ai cũng sợ phục, phàm đi đánh đến đâu đều dễ như chẻ tre…”. Năm 951, lực lượng quân lính của Đinh Bộ Lĩnh đã khá mạnh, thân thế đã nổi tiếng khắp vùng khiến Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn có chút lo sợ, liền đem quân đến đánh nhưng không thắng đành phải rút về.
– Nhà Ngô khi đó sụp đổ, tình hình đất nước ngày càng rối loạn. Đinh Bộ Lĩnh quyết định tiến đánh các sứ quân để dẹp loạn.B ằng các biện pháp chính trị mềm dẻo – liên kết, thu phục kết hợp với mưu trí quân sự cứng rắn – chinh phạt, Đinh Bộ Lĩnh đã lần lượt dẹp loạn các sứ quân, chấm dứt cuộc “nội loạn” ở giữa thế kỷ X, thống nhất đất nước về một mối vào cuối năm 967.
– Năm 968 Đinh Bộ Lĩnh trở thành vị hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau thời Bắc thuộc, lấy Hoa Lư Ninh Bình làm kinh đô.
Sau khi tham khảo bài viết này chúng ta đã có thêm kiến thức về người dẹp loạn 12 sứ quân. và hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ. Muốn tìm hiểu nhiều hơn về các kiến thức lịch sử – văn hóa- xã hội hãy truy cập studytienganh thường xuyên bạn nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp