Cho tôi hỏi: Uống nước nhớ nguồn có nghĩa là gì? Người lao động có bắt buộc làm việc tại doanh nghiệp khi được doanh nghiệp hỗ trợ chi phí đào tạo không?- Câu hỏi của chị Tâm (Khánh Hòa).
Uống nước nhớ nguồn có nghĩa là gì?
Bạn đang xem: Uống nước nhớ nguồn là gì? Có bắt buộc làm tại doanh nghiệp khi được hỗ trợ chi phí đào tạo không?
“Uống nước nhớ nguồn” là một câu tục ngữ nổi tiếng trong tiếng Việt, thể hiện truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta.
Câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là lời răn dạy về lòng biết ơn, trân trọng những thành quả do thế hệ trước tạo dựng và ý thức trách nhiệm gìn giữ, phát huy những giá trị đó.
“Uống nước” là tượng trưng cho việc hưởng thụ những thành quả.
“Nhớ nguồn” là nhắc nhở về lòng biết ơn, trân trọng thành quả, công lao của những người đã đi trước, người làm ra.
Tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” là lời khuyên về trách nhiệm gìn giữ, phát huy những thành quả của người dày công vun đắp. Và từ đó phải nỗ lực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Vận dụng câu nói trên vào quy định của pháp luật thì khi doanh nghiệp tạo điều kiện cho người lao động nâng cao trình độ, tay nghề mà hỗ trợ chi phí đào tạo cho người lao động thì người lao động phải biết ơn và làm việc cho doanh nghiệp như trong hợp đồng đã giao kết. Cụ thể như sau:
Người lao động có bắt buộc làm việc tại doanh nghiệp khi được doanh nghiệp hỗ trợ chi phí đào tạo không?
Tại Điều 61 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 có quy định về nghĩa vụ làm việc có thời hạn của người học như sau:
Xem thêm : Trẻ sơ sinh mấy tháng cho ra ngoài trời? 8 lưu ý dành cần nhớ
– Người tốt nghiệp các khóa đào tạo theo chế độ cử tuyển, theo các chương trình do Nhà nước đặt hàng, cấp học bổng, chi phí đào tạo hoặc do nước ngoài tài trợ theo hiệp định ký kết với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải chấp hành sự điều động làm việc có thời hạn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; trường hợp không chấp hành thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.
– Người tốt nghiệp các khóa đào tạo do người sử dụng lao động cấp học bổng, chi phí đào tạo phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo; trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.
Như vậy, khi được doanh nghiệp hỗ trợ chi phí đào tạo thì người lao động phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo.
Ngược lại nếu không thực hiện như đã cam kết thì phải bồi hoàn chi phí đào tạo.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật có bắt buộc phải trả lại chi phí đào tạo cho công ty không?
Tại Điều 40 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau:
– Không được trợ cấp thôi việc.
– Phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và một khoản tiền tương ứng với tiền lương theo hợp đồng lao động trong những ngày không báo trước.
– Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 Bộ luật Lao động 2019.
Tại Điều 62 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
– Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
Xem thêm : Tin tức & Ưu đãi
– Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Nghề đào tạo;
+ Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
+ Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
+ Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
+ Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
+ Trách nhiệm của người lao động.
…
Như vậy, trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động/hợp đồng đào tạo nghề trái pháp luật thì người lao động phải hoàn trả lại chi phí đào tạo cho công ty.
Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học.
Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.
Theo đó, “Uống nước nhớ nguồn” là câu tục ngữ muốn nhắc đến đạo lý làm người, thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã có công lao giúp đỡ, tạo điều kiện cho ta trong cuộc sống. Từ câu tục ngữ trên, ta có thể liên hệ thực tế với quy định của pháp luật rằng nếu người lao động đã được doanh nghiệp hỗ trợ chi phí đào tạo thì phải có nghĩa vụ làm việc cho doanh nghiệp trong thời gian đã cam kết. Ngược lại nếu không thực hiện hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật thì phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp