Câu tục ngữ được hiểu theo hai nét nghĩa. Với nghĩa đen, “uống nước” là thưởng thức dòng nước mát. Còn “nguồn” chính là nơi khởi đầu của dòng nước. “Uống nước nhớ nguồn” được hiểu là khi hưởng dòng nước mát thì hãy nhớ tới nơi khởi đầu đã cho ta dòng nước đó. Về nghĩa bóng “uống nước” được hiểu là hưởng những thành quả, thành tựu mà người khác tạo ra và “nhớ nguồn” chính nhớ tới những người đã tạo ra thành quả đó. Bất kì thành quả nào chúng ta được hưởng ngày hôm nay đều được tạo ra từ công sức của rất nhiều người. Bởi vậy mà chúng ta cần phải biết trân trọng, ghi nhớ công lao của họ. Thật vậy, thành quả không tự nhiên mà có. Ngược dòng thời gian trở về với quá khứ, dân tộc Việt Nam đã trải qua biết bao quá trình hình thành và phát triển để mang lại cho cuộc sống chúng ta một bát cơm dẻo thơm hay một chiếc áo đẹp như ngày hôm nay. Có thể thấy, trong cuộc sống hàng ngày, mỗi người sẽ phải nhận sự giúp đỡ từ người khác, có nghĩa là đang chịu ơn họ, chính vì thế mà trong một năm, đất nước ta có rất nhiều những ngày lễ để tri ân như 27 tháng 7 – ngày Thương binh liệt sĩ, 20 tháng 11 – ngày Nhà giáo Việt Nam (những người đã dạy dỗ biết bao thế hệ học sinh trưởng thành…)
Ngày Thương binh – Liệt sĩ 27/7 được tổ chức hàng năm nhằm tưởng niệm về những Anh hùng liệt sỹ, các thương, bệnh binh, những người đã anh dũng chiến đấu hi sinh vì nền độc lập tự do cho Tổ quốc. Đây là truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”quý báu ngàn đời của người dân Việt Nam. Đất nước ta đã phải trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vô cùng gian khổ, nhiều người hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc cá nhân và hơn thế nữa, có người đã phải hy sinh cả mạng sống của mình để chiến đấu giành lại độc lập cho đất nước. Họ đã chiến đấu với một ý chí kiên cường, anh dũng với mong muốn đất nước sớm được thống nhất và độc lập, và không phụ tấm lòng của họ, ngày nay đất nước đã được độc lập tự do và ngày một phát triển, hội nhập với thế giới. Chúng ta là những lớp đàn em, những thế hệ đi sau nên được thừa hưởng những thành tựu mà cha anh ta đã tạo ra, do đó phải nhớ đến những người đã tạo ra thành quả, phải biết đền đáp xứng đáng, đó chính là bổn phận tất yếu mà mỗi người chúng ta phải thực hiện.
Bạn đang xem: Thế nào là “Uống nước nhớ nguồn”?
Ví dụ từ bao năm nay, chính sách đối với thương binh, liệt sĩ và người có công với cách mạng là một trong những chính sách lớn của Đảng, Nhà nước ta. Nhà nước và toàn xã hội luôn quan tâm và dành những tình cảm, trách nhiệm để chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và người có công với cách mạng bằng những chính sách cụ thể, thiết thực, phù hợp với điều kiện kinh tế của nhà nước. Mỗi năm cứ đến ngày 27/7, những ngọn hoa đăng lại được thắp sáng để tri ân những người con đã ngã xuống vì nền độc lập dân tộc. Gửi kèm trong đó là lời cảm ơn sâu sắc, lời nguyện cầu mong các anh được yên nghỉ nơi cõi vĩnh hằng. Và cũng ngày đó, trong chúng ta lại sống dậy những thước phim cảm động khôn xiết, hình ảnh các anh anh dũng gan dạ, kiên cường hi sinh thân mình bảo vệ Tổ quốc vẫn sống mãi trong lòng các thế hệ sau này. Ảnh minh hoạ, nguồn: Tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh – Liệt sỹ
Xem thêm : Thành phần chính của xác thực vật là?
Hôm nay là 20/11-Ngày tri ân Nhà giáo Việt Nam, là một dịp để chúng ta nhớ ơn về người thầy người cô đã từng dạy dỗ để chúng ta có đầy đủ hành trang bước vào đời. Thầy cô dành hết tâm huyết truyền đạt chúng ta kiến thức, kĩ năng với mong ước những cô cậu học trò của mình thành công trong sự nghiệp sau này. Nhờ có thầy cô mà biết bao thế hệ học sinh biết được thế nào là lễ nghĩa, thế nào là điều hay lẽ phải. Thầy cô chính là người âm thầm đưa các thế hệ đến đỉnh cao của tri thức, giúp các thế hệ học trò có được một tương lai tương sáng hơn. Hòa trong không khí 20/11, câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” thể hiện đúng tinh thần biết ơn của thế hệ học trò với người lái đò của họ!
Việt Nam là một trong những quốc gia thể hiện rất tốt tinh thần tôn sư trọng đạo. Từ đời xưa các cụ đã răn dạy “Một chữ cũng là thầy nửa chữ cũng là thầy”, “ Qua sông phải bắc cầu Kiều-muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”, hay “Nhất tự vi sư bái tự vi sư”, cho thấy từ ngàn đời nay, truyền thống ấy đã được hình thành và giữ gìn cho đến tận ngày nay. Cứ đến ngày 20/11, hàng trăm hàng ngàn bó hoa tươi thắm được dâng lên thầy cô kèm những lời cảm ơn tri ân sâu sắc của các cô cậu học trò nhỏ, những món quà tuy nhỏ bé nhưng lại chất chứa trong đó tấm lòng biết ơn vô bờ bến của những thiên thần áo trắng thơ ngây.
Ảnh minh hoạ: Tri ân ngày Nhà giáo Việt NamKhông có một ngày cố định nào quy định chúng ta phải tri ân dòng họ, nguồn cội của mình, mà “uống nước nhớ nguồn” đã là truyền thống từ bao đời nay cứ thế in sâu tâm trí mỗi người một cách tự nhiên nhất. Tổ tiên nguồn cội cho chúng ta quê hương gốc gác, bố mẹ cho ta sự sống trên đời, còn chúng ta là những thế hệ đi sau phải biết ơn công sinh thành dưỡng dục đó. Có câu “Người ta có thể tách con người ra khỏi quê hương, chứ không thể tách quê hương ra khỏi con người” để thấy được rằng, quê hương mỗi người chỉ một, và nếu không nhớ về nguồn cội, nếu quay lưng ngoảnh mặt với mảnh đất sinh ra chúng ta, chúng ta cô độc trên cõi đời này. “Uống nước nhớ nguồn”, đơn giản cũng chỉ là chúng ta quan tâm hỏi han tình hình của gia đình, nhớ những ngày giỗ của thế hệ đi trước và làm tròn bổn phận của con cháu đời sau, tìm hiểu để nắm bắt dòng họ mình, giúp đỡ việc họ. Mỗi hành động đơn giản lấy lại làm mở rộng thêm tình cảm, mối quan hệ của những thế hệ trong nhà.
Xem thêm : Không có bằng lái xe phạt bao nhiêu? Có bị giam xe không?
“Uống nước nhớ nguồn” đã được giới trẻ thể hiện ngày càng tốt. Từ việc nhỏ trong gia đình đến những việc lớn trong họ nhu giỗ chạp, tu sửa bàn thờ, mộ mạc, giới trẻ đều góp sức mình với lòng thành kính với người bề trên và với trách nhiệm của thế hệ con cháu.
Ảnh minh hoạ: Nhớ về nguồn cội, nguồn “Tết thanh minh”
Khó để lột tả được hết ý nghĩa cũng như giá trị của câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn”, nhưng dễ thấy một điều là chúng ta đang làm tốt truyền thống này. Không chỉ dừng lại ở những dịp lễ lớn, biểu hiện “Uống nước nhớ nguồn” vẫn đang hiện hữu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Là một truyền thống tốt đẹp, chúng ta hy vọng rằng các thế hệ sau vẫn giữ được những giá trị ấy, giữ gìn và phát triển để đúng với tinh thần “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây-Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp