Lợi ích khi uống sữa đậu nành
Bạn đang xem: Uống sữa đậu nành giúp ‘tăng size vòng 1’ nhưng phải đặc biệt lưu ý những đại kỵ này khi uống
Điều hòa nội tiết tố
Sữa đậu nành được làm từ đậu nành xay nhuyễn, lọc và đun sôi. Nó giàu dinh dưỡng, hàm lượng protein cao, chứa nhiều vitamin, phốt pho, canxi, sắt và các khoáng chất khác. Sữa đậu nành bổ sung các chất dinh dưỡng khác nhau cho cơ thể.
Mặt khác, soy isoflavone – tinh chất trong mầm đậu nành – là một loại phytoestrogen, có thể điều hòa nồng độ hormone trong cơ thể con người, có hoạt tính tương tự như nội tiết tố estrogen. Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, trong đậu nành có chứa lượng lớn phytoestrogen có tác dụng tương tự nhưng hiệu quả cao hơn hormone estrogen, giúp phụ nữ phát triển vòng 1 một cách tự nhiên.
Tuy nhiên, không phải ai uống sữa đậu nành thường xuyên cũng có một vòng một nảy nở và săn chắc hơn. Bởi lẽ, sự phát triển của vòng 1 còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như gen di truyền, chế độ sinh hoạt, ăn uống, sinh con,…
Cải thiện khả năng miễn dịch
Protein trong sữa đậu nành là thành phần chính của quá trình tổng hợp các hoạt chất sinh học khác nhau như hormone, enzyme và kháng thể ở cơ thể con người.
Xem thêm : Uống trà lạc tiên để xua tan phiền muộn
Uống sữa đậu nành đúng cách có thể tăng cường các chất này trong cơ thể, có tác dụng nâng cao chức năng miễn dịch. Hơn nữa, sữa đậu nành còn chứa nhiều vitamin, giúp chống oxy hóa, lão hóa, bức xạ.
Ổn định một số bệnh lý
Sữa đậu nành tốt cho những người mắc bệnh cao huyết áp, mỡ máu và tiểu đường. Bởi nó giàu phytosterol, enzyme, kali và canxi. Thành phần này có thể kiểm soát nồng độ của các ion natri, hạ huyết áp, nuôi dưỡng cơ tim và giảm cholesterol. Chất xơ trong sữa đậu nành có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường sau bữa ăn, có tác dụng hạ đường huyết.
Cải thiện chức năng não bộ
Sữa đậu nành chứa nhiều magie và canxi có thể cải thiện lưu lượng máu não. Ngoài ra, sữa đậu nành chứa nhiều lecithin. Thành phần này có thể nuôi dưỡng và làm giảm sự chết đi của các tế bào não, cải thiện chức năng não.
Những lưu ý khi dùng sữa đậu nành
Để sử dụng sữa đậu nành một cách tốt nhất, vừa đảm bảo cung cấp dinh dưỡng cần thiết mà lại có thể không gây những ảnh hưởng tới sức khỏe thì cần lưu ý:
Không uống sữa đậu nành chưa đun sôi kỹ: Trong sữa đậu nành chưa đun có chứa chất ức chế men trypsinogen, saponin và một số hợp chất không tốt khác. Khi đun sôi các hợp chất này sẽ bị phân hủy, giảm một phần lớn những ảnh hưởng với cơ thể. Nên không uống đậu nành khi sống hoặc chưa được đun sôi kỹ.
Xem thêm : Đặc điểm khí hậu duyên hải Nam Trung Bộ
Hạn chế dùng đường pha với sữa đậu nành, đặc biệt là đường đỏ: Trong đường đỏ có chứa nhiều axit hữu cơ có tác dụng kết hợp các chất protein, canxi tạo thành các hợp chất khác làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, giảm sự hấp thu và tiêu hóa sữa này của cơ thể.
Nên uống sữa đậu nành với các chế phẩm có chứa tinh bột: Để tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể bạn nên dùng chung với bánh mì, bánh bao, sau ăn cơm…
Tránh ăn đậu nành cùng với trứng: Bởi thành phần có trong đậu nành có thể kết hợp với protein của lòng trắng trứng dẫn tới việc giảm giá trị dinh dưỡng. Nên tránh ăn cùng lúc.
Tránh sử dụng quá nhiều: Như đã phân tích thì việc tiêu thụ quá nhiều sữa đậu nành sẽ không tốt cho cơ thể. Nên người lớn chỉ nên hạn chế ở mức dưới 500ml/ngày.
Không dùng sữa đậu nành để uống thuốc: Thuốc chỉ nên uống với nước trắng, tránh việc sử dụng bất kỳ dung môi khác để uống thuốc, kể cả sữa đậu nành. Bởi các thành phần trong đó có thể tương tác thuốc gây tác dụng không tốt với cơ thể.
Không để sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt: Không nên cho sữa đậu nành vào các loại bình, phích giữ nhiệt vì vi khuẩn rất dễ phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm. Ngoài ra, sau 3 đến 4 giờ, sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa, nó ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa của cơ thể.
Không kết hợp sữa đậu nành với rau chân vịt: Một số người có thói quen ăn đậu nành kèm với rau chân vịt, nhưng các chuyên gia lại khuyến cáo rằng đây là sự kết hợp nguy hiểm cho dạ dày. Rau chân vịt có chứa axit oxalic, khi kết hợp với canxi trong rau chân vịt sẽ tạo thành chất kết tủa không tan là canxi oxalat trong dạ dày.
Không kết hợp sữa đậu nành với hành lá: Đậu nành chứa rất nhiều chất dinh dưỡng gồm canxi, protein… Nhưng trái lại, hành lá lại chứa rất nhiều axit oxalic. Khi kết những chất này với nhau, lượng axit oxalic trong hành lá sẽ phân hủy canxi trong đậu nành, gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của cơ thể. Nếu để tình trạng này kéo dài, sẽ dẫn đến việc hình thành những kết tủa không tan trong dạ dày của bạn.
Một số bệnh không nên uống sữa đậu nành: Theo y học cổ truyền đậu nành có tính hàn, vì vậy những người thể chất kém, mệt mỏi hay có triệu chứng của bệnh Gút nên tránh uống sữa đậu nành vì uống vào sẽ dẫn đến đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài… Ngoài ra, những người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều… cũng không nên uống vì dễ làm cho các triệu chứng của bệnh thêm trầm trọng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp