Thực hư chuyện uống nước cam sau khi uống thuốc làm thuốc mất tác dụng

Cam, chanh là những loại trái cây rất tốt cho người bệnh bồi bổ sức khỏe sau ốm. Tuy nhiên nhiều người cho rằng uống nước cam, nước chanh sau khi uống thuốc làm mất tác dụng của thuốc, hãy cùng Bách hóa XANH khám phá thực hư nhé!

Nước cam là loại thức uống phổ biến và có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, giúp tăng sức đề kháng của người bị ốm.

Tuy nhiên nhiều người cho rằng dùng nước cam để uống thuốc hoặc uống nước cam sau khi uống thuốc sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, thực hư về tin đồn này là như thế nào? Hãy cùng tìm Bách hóa XANH tìm hiểu trong bài viết này nhé!

1Uống nước cam khi uống thuốc có làm mất tác dụng của thuốc?

Uống nước cam khi uống thuốc làm mất tác dụng của thuốc

Uống nước cam khi uống thuốc làm mất tác dụng của thuốc

Theo Bác sỹ Cao Hồng Phúc (Học viện Quân y), tuy cam rất tốt cho sức khỏe và thường được mua làm quà thăm bệnh, cam và chanh lại có ảnh hưởng không tốt đến quá trình hấp thu thuốc của người bệnh, hay còn gọi là giã thuốc.

Thực tế khi thời gian uống thuốc và nước cam quá gần nhau, nước cam có thể làm giảm nồng độ thuốc đi. Cụ thể, nước cam dùng để uống thuốc sẽ khiến cho chất sinh học ở ruột đảm nhận việc chuyển vận thuốc vào máu không hoạt động được, từ đó sẽ làm giảm sự hấp thu một số thuốc của cơ thể.

Ngoài ra, nước cam có vị chua có thể làm cho các kháng sinh như: Ampicillin, erythromycin, lincomycin bị hỏng vì các kháng sinh này kém bền vững ở môi trường axit (vị chua chính là axit). Axit trong nước cam có thể làm hỏng cấu trúc hóa học của thuốc, dẫn đến vô hiệu hóa các loại thuốc kháng sinh. Khi kháng sinh không còn sức mạnh diệt khuẩn, cơ thể bệnh nhân có thể sẽ nhiễm phải những bệnh nhiễm trùng.

Bên cạnh đó, nước cam còn có chứa một chất tương tự như naringin. Khi bạn uống chung với một số thuốc như statin (trị rối loạn lipid huyết) hoặc thuốc atenolol (trị tăng huyết áp,…) thì rất có nguy cơ sẽ làm tăng độc tính của thuốc do naringin gây ức chế men chuyển hóa thuốc ở gan (OATP1A2 và CYP3A4), làm tăng nồng độ thuốc trong máu.

Tham khảo thêm: Những thực phẩm nên tránh khi uống thuốc kháng sinh

Nước cam nhiều vitamin C và axit, làm tăng nồng độ axit trong dạ dày, trong khi thuốc chống loét dạ dày hoạt động dựa trên cơ chế giảm độ axit trong dạ dày và tăng độ pH, giúp triệt tiêu các triệu chứng bệnh.

Có thể thấy mặc dù là loại trái cây bổ dưỡng, nếu dùng không đúng cách và thời điểm, cam, chanh cũng đem lại nhiều ảnh hưởng đối với quá trình điều trị bằng thuốc của người bệnh.

2Làm sao để ăn cam chanh mà không làm ảnh hưởng đến sự hấp thụ thuốc?

Tuy gây ảnh hưởng đến quá trình hấp thu thuốc, chúng ta vẫn không thể phủ nhận rằng cam, chanh rất tốt cho sức khỏe và sự hồi phục của người bệnh.

Để không ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc, hay bị giã thuốc, nên cho người bệnh uống nước cam, chanh vào khoảng 4 tiếng sau khi uống thuốc.

Uống nước cam, chanh vào khoảng 4 tiếng sau khi uống thuốc.

Không nên uống nước chanh cam khi bụng đói, khi bị các bệnh viêm loét dạ dày. Ngoài ra, không nên uống cam chanh ngay sau bữa sáng hay trước khi đi ngủ.

Nước cam có lượng đường cao, uống ngay sau bữa sáng sẽ khiến đường lên men, gây sình hơi tức bụng.

Nước cam có tác dụng lợi tiểu có thể gây tiểu đêm, làm mất giấc ngủ của người già, người bệnh đang tịnh dưỡng.

Bên cạnh cam thì sữa cũng là loại thực phẩm người bệnh hay sử dụng trong thời gian dưỡng bệnh. Không nên cho bệnh nhân uống sữa cùng lúc với nước cam chanh bởi Protein trong sữa sẽ phản ứng với Axit tartaric và Vitamin C trong cam chanh làm ảnh hưởng đến tiêu hóagây chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy.

Bạn sẽ quan tâm:

  • Không nên uống thuốc chung với những loại nước sau đây!
  • Những thực phẩm không nên ăn sau khi uống thuốc
  • 6 loại thức uống không nên dùng để uống thuốc

Có thể nói, cam chanh tuy rằng rất bổ dưỡng song khi dùng cho người bệnh vẫn phải chú ý kĩ lưỡng. Mong là bài viết của chúng tôi đã giải đáp được thắc mắc của bạn đọc và mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Mua nước ép cam tại Bách hóa XANH:

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH