Uống nhiều nước; ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi; uống trà hay dùng sữa chua lên men… giúp sức khỏe của bạn nói chung, hệ tiêu hóa nói riêng khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng.
1. Uống nhiều nước
Bạn đang xem: Bí kíp giúp tăng cường sức khỏe tiêu hóa trong mùa hè
Mùa hè với những hoạt động ngoài trời khiến bạn thường mất đi không ít năng lượng. Nhưng một ly nước có thể giúp cân bằng lại thân nhiệt cơ thể. Lời khuyên uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày từ các chuyên gia dinh dưỡng là cần thiết vì lượng nước này giúp đường tiêu hóa, nhất là thận hoạt động tốt hơn. Một lưu ý nhỏ, mặc dù trời nắng nóng nhưng bạn không nên uống nước lạnh. Nước lạnh quá mức cho phép, khiến các vi mạch máu trong dạ dày, ruột co thắt lại, khiến niêm mạc thiếu máu, từ đó giảm chức năng tiêu hóa và chống khuẩn của dạ dày và ruột, dẫn đến bị đau bụng, tiêu chảy cấp.
Xem thêm : Size s là gì?Size s và size M cái nào lớn hơn?
2. Ăn nhiều rau xanh
Dù đang đi chơi, đi du lịch hay thậm chí chỉ là thời gian nghỉ dưỡng tại nhà, bạn cũng nên cung cấp chất xơ cho cơ thể. Theo đó, tất cả loại rau có lá màu xanh đều hiệu quả cho việc phòng chống táo bón vì chúng rất giàu chất xơ. Những loại rau xanh đều có tính kiềm là chủ yếu, vì thế giúp trung hòa các axit được tạo ra khi chúng ta ăn đường, trứng, thịt, nên một phần nào đó giúp loại bỏ độc tố. Các loại rau xanh điển hình gồm bông cải, cải xoăn, cải bắp, cà rốt, súp lơ…
3. Ăn nhiều hoa quả
Từ trước đến nay, hoa quả tươi luôn có tác dụng tốt đối với hệ tiêu hóa. Vào mùa hè, các loại trái cây chín nhiều và đặc sắc hơn, vì thế, đừng ngại dung nạp vào cơ thể những loại trái cây mà bạn yêu thích. Nhiều người cho rằng các loại quả chua như: chanh tươi, cam, bưởi, nho, mận, táo, cà chua… không tốt cho đường ruột, nhưng thực tế lại chứng minh hoàn toàn khác. Trong quá trình trao đổi chất trong cơ thể, các loại hoa quả này vào cơ thể được biến đổi tạo những chất có tính kiềm và cho phép duy trì tính kiềm của máu. Đặc biệt, chúng có thể tích tụ các tế bào của chất độc, “hòa tan” và cuối cùng loại thải chúng ra khỏi cơ thể bởi hệ thống bài tiết. Nhưng bạn lưu ý, nên ăn trái cây sau khi ăn cơm 30-60 phút giúp việc tiêu hóa và hấp thu tốt hơn.
Xem thêm : Luộc trứng vịt lộn bao nhiêu phút thì ngon và chín mà không tanh– HOBBY HOME DECOR
4. Uống trà thay café
Một ly trà xanh vào sáng sớm không chỉ giúp cơ thể sảng khoái, tỉnh táo mà còn thúc đẩy quá trình bài tiết và giải độc rất tốt. Vì thế, thay thế một ly café bằng một ly trà không những giảm thiểu những bệnh liên quan đến đường ruột mà còn có thể ngăn ngừa ung thư và hạ huyết áp. Trong những ngày hè nắng nóng, một ly trà xanh còn có tác dụng giải nhiệt gấp nhiều lần so với một ly nước lọc thông thường.
5. Dùng sữa uống lên men
Sữa chua có tác dụng tốt cho đường ruột. Trong sữa chua có lượng lớn vi khuẩn axit lactic , có thể duy trì sự cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, thúc đẩy nhu động ruột, từ đó làm giảm tiêu chảy, táo bón. Dùng sữa uống lên men mỗi ngày giúp ngăn ngừa và giảm bớt triệu chứng của một số bệnh về dạ dày và đường ruột phổ biến như: khó tiêu, ợ chua, viêm loét dạ dày… Một chai sữa uống lên men mỗi ngày sẽ giúp bổ sung các vi khuẩn có lợi và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại đồng thời tăng cường miễn dịch để giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp