Vật lí lớp 10 Bài tập bảo toàn động lượng va chạm đàn hồi xuyên tâm chủ đề vật lí lớp 10 Động lượng. Để giải bài tập va chạm đàn hồi xuyên tâm cần bổ xung thêm kiến thức về bảo toàn cơ năng
Bài tập bảo toàn động lượng va chạm đàn hồi xuyên tâm
Bài 1. Quả cầu I chuyển động trên mặt phẳng ngang trơn, với vận tốc không đổi đến đập vào quả cầu II đang đứng yên. Va chạm là hoàn toàn đàn hồi. Sau va chạm vận tốc của hai quả cầu ngược nhau, cùng độ lớn. Tính tỉ số các khối lượng của hai quả cầu.
Bạn đang xem: Bài tập bảo toàn động lượng va chạm đàn hồi xuyên tâm, vật lí 10
Bài 2. Quả cầu khối lượng M = 1kg treo ở đầu một dây mảnh nhẹ chiều dài L = 1,5m. Một quả cầu m = 20g bay ngang đến đập vào M với vận tốc v =50m/s. Coi va chạm là hoàn toàn đàn hồi xuyên tâm. Tính góc lệch cực đại của dây treo M.
Xem thêm : Giải mã: cung Sư Tử và Nhân Mã có hợp không?
Bài 3. Hai quả cầu m1 = 200g, m2 = 100g treo cạnh nhau bởi hai dây song song bằng nhau. Nâng quả cầu I lên độcao h = 4,5cm rồi buông tay. Hỏi sau va chạm, các quả cầu được nâng lên độ cao bao nhiêu nếu va chạm là hoàn toàn đàn hồi.
Bài 4. Hai quả cầu giống nhau treo cạnh nhau bởi hai dây song song bằng nhau. Kéo lệch hai quả cầu khỏi phương thẳng đứng về hai phía với cùng góc α rồi thả cùng lúc. Coi va chạm giữa hai quả cầu là hoàn toàn đàn hồi. Tính lực tác dụng lên giá treo.
a/ Tại lúc bắt đầu thả các quả cầu.
b/ Tại thời điểm đầu, cuối của quá trình va chạm giữa các quả cầu.
Xem thêm : TOÀN VĂN Nghị định số 53/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng
c/ Tại thời điểm quả cầu bị bị dạng nhiều nhất. Bài 5. Hai quả cầu khối lượng m và km treo cạnh nhau trên hai dây song song có chiều dài L1 và L2(L1>L2). kéo dây treo m lệch góc α rồi buông tay. Tìm góc lệch cực đại của hai dây treo sau va chạm lần I. Coi va chạm là tuyệt đối đàn hồi.
Bài 6. Ba vật khối lượng m1; m2; m3 có thể trượt không ma sát theo trục nằm ngang (hình vẽ). và m1; m3 >> m2. Ban đầu m1, m3 đứng yên còn m2 có vận tốc v. Va chạm hoàn toàn đàn hồi. Tìm vận tốc cực đại của m1; m3 sau va chạm.
Bài 6. Ba quả cầu khối lượng m1; m2; m3 đặt thẳng hàng trên sàn trơn. Quả cầu I chuyển động đến quả cầu II với vận tốc nào đó còn quả cầu II và III đang đứng yên (hình vẽ). Tính m2 theo m1 và m3 để sau va chạm (tuyệt đối đàn hồi) quả cầu III có vận tốc lớn nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp