Tầm quan trọng của đất đối với cây trồng

Tầm quan trọng của đất đối với cây trồng

Nhắc đến điều kiện để trồng cây, ai cũng đề cập đến đất trồng. Nhưng để hiểu rõ về tầm quan trọng của đất đối với cây trồng thì không phải ai cũng có thể.

Hiểu biết về đất sẽ giúp bạn hiểu rõ môi trường sống khác nhau của các loại cây, bón phân hợp lý, từ đó giúp cây trồng phát triển tốt. Cùng bổ sung kiến thức về đất trồng qua sự chia sẻ của bán đất màu trồng cây Việt Linh dưới đây nhé!

➡️Có thể bạn quan tâm:

Đất là gì? Sự hình thành của đất.

Phần ngoài cùng của vỏ trái đất được gọi là đất. Đất có thể hiểu là lớp da của trái đất. Đất là một lớp mỏng khoáng vật trên bề mặt trái đất, đã trải qua quá trình phong hóa và kết hợp với một số thành phần hữu cơ. Mặc dù là đất chỉ là một lớp mỏng nhưng nó lại là thành phần quan trọng của địa quyển.

Đất là một trong những yếu tố căn bản của nông nghiệp khi mà đất là nơi phát triển của thực vật, đất là môi trường mà trên đó tạo ra lương thực, thực phẩm cho hầu hết các sinh vật.

Quá trình tự nhiên địa chất – thủy văn – sinh học kết hợp lại gọi là sự phong hóa đá mẹ đã tạo ra đất. Nói đơn giản, đất tạo thành từ sự kết hợp của 6 yếu tố: đá mẹ – sinh vật – khí hậu – địa hình – nước – thời gian. Vỏ trái đất được cấu thành từ các loại đá, lớp đá đó trải qua khoảng thời gian dài dưới tác động của sinh vật, khí hậu, địa hình, nước dần dần bị phá vỡ, vụn ra thành đất. Khi con người xuất hiện, con người trở thành yếu tố quan trọng tác động đến sự hình thành và thoái hóa của đất.

Bản chất và thành phần của đất

Bản chất của đất là hỗn hợp các chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước. Đất được cấu thành từ chất rắn (vô cơ và hữu cơ), nước và không khí.:

2.1. Chất rắn

Chất rắn trong đất gồm 2 phần là chất hữu cơ chiếm 5% và chất vô cơ chiếm 95%. Chất hữu cơ tuy chiếm phần ít nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp giữ ẩm, hấp thu dưỡng chất do chứa các vi sinh vật sống. 95% còn lại là các chất vô cơ gồm các chất dinh dưỡng như: nitơ, oxi, photpho,kali,…

2.2. Nước

Tác dụng của nước là hòa tan các chất dinh dưỡng trong đất để cây có thể dễ dàng hấp thụ chúng qua lông mút ở rễ. Nước là phần không thể thiếu cho sự phát triển của cây trồng, không sinh vật nào sống mà thiếu nước trong thời gian dài.

2.3. Không khí

Không khí trong đất có các thành phần giống với không khí trong khí quyển: nito, cacbon, oxi. Tuy nhiên lượng oxi trong đất ít hơn lượng oxi trong khí quyển, lượng cacbonic thì nhiều hơn trong khí quyển cả trăm lần. Không khí nằm trong những khe hở của đất, giúp đất tơi xốp. Không khí trong đất giúp các sinh vật, vi sinh vật trong đất sống, và cung cấp không khí cho cây trồng.

Mỗi loại đất lại có tỷ lệ % giữa các thành phần khác nhau. Đất coi là tốt khi nó có tỷ lệ các thành phần 40% rắn: 30 % nước: 30 % không khí. Đất tốt có khả năng giữ độ ẩm, giữ chất dinh dưỡng và thấm hút nước nhanh, có độ pH trung tính 5.5 đến 7.5.

Tầm quan trọng của đất & vai trò của đất đối với cây trồng

Đất là môi trường, là nền cho cây trồng phát triển. Đất cung cấp nước, oxi, dinh dưỡng và giúp cây đứng vững, không bị đổ. Nhờ đó cây trồng có thể phát triển tốt và cho ra sản phẩm phục vụ đời sống con người.

Vì đảm bảo cho sự sinh trưởng, năng suất cho cây trồng nên trước khi bắt tay vào trồng trọt, làm vườn mọi người cần tìm hiểu kỹ về từng loại đất, chọn đất làm đất sao cho phù hợp.

Những loại đất trồng phổ biến tại Việt Nam

4.1. Đất cát

Đất cát là loại đất thô, gồm những hạt cát rời rạc có kích thước từ mịn (0,05mm) đến thô (0,2mm), sờ vào cảm thấy sạn tay. Đất cát chứa 80-100% cát, 0-10% mùn, 0-10% sét.

Ưu điểm của loại đất này là thoát nước nhanh, dễ thấm nước, thoáng khí giúp vi sinh vật hoạt động mạnh mẽ và dễ cày xới. Tuy nhiên khuyết điểm của loại đất này là khả năng giữ nước, giữ phân kém, dễ khô hạn, vi sinh vật kém phát triển, cỏ mọc nhanh và nghèo chất mùn.

Một số loại cây thích hợp trồng trên đất cát mà bạn nên lưu ý: Trồng dừa, cam, táo, … trên đất cát sẽ cho quả to, mọng, bội thu. Trồng các cây lấy củ như khoai tây, khoai lang, lạc cũng rất tốt.

Lưu ý khi trồng cây trên đất cát bạn phải đào hố sâu, rộng và trộn với đất thịt để cây có độ bám tốt và sinh trưởng tốt. Có thể sử dụng phân bón: phân bò, tro, trấu, xơ dừa,… để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây.

2. Đất thịt

Là một loại đất trung gian giữa đất cát và đất sét, đất thịt có độ thấm nước tốt, đất mềm mịn, dễ cày bừa, không khí thuận lợi cho quá trình lý hóa diễn ra trong đất. Đất thịt có thành phần gồm: 25-50% cát, 30-50% mùn, 10-30% sét, thích hợp với nhiều loại cây trồng.

Tuy nhiên đất thịt sẽ dễ bị úng khi tưới quá nhiều nước cũng như khi tưới ít nước, không đủ độ ẩm sẽ khiến đất hay bị vỡ vụn.

Cây ăn quả rất thích hợp trồng trên đất thịt sẽ cho ra quả to, đẹp, ngon ngọt, năng suất. Ngoài ra trồng các loại cây rau, cây thuốc, cây hoa, … đều thích hợp.

3. Đất sét

Thành phần cụ thể của đất sét là: 0-45% cát, 0-45% mùn, 50-100% sét. Đất sét dính và dẻo.

– Đất sét có ưu điểm nổi bật:

– Nhiệt độ ổn định, thay đổi chậm hơn nhiệt độ không khí

– Giữ nước tốt, giữ phân tốt

– Tích lũy nhiều chất hữu cơ, hấp thụ các chất dinh dưỡng cao

Tuy nhiên, đất sét lại:

– Khó thấm nước, dễ bị úng

– Độ thoáng khí thấp, đất dễ bị cứng chặt

– Dễ nứt nẻ làm đứt rễ cây khi hạn hán, thiếu nước

– Khó cày xới, làm đất

– Đất sét rất hợp trồng các cây trữ nước, các cây lấy củ, quả.

Lời Kết: Đất trồng có vai trò quan trọng đối với cây trồng, quyết định sự phát triển sinh trưởng tốt – xấu của cây, quyết định năng suất cây trồng. Vì vậy, làm đất, lựa chọn đất trồng cây là khâu quan trọng trong quá trình làm vườn, trồng cây.

Việt Linh là đơn vị chuyên cung cấp các loại đất trồng cây chất lượng, đảm bảo được khử trùng theo công nghệ tiên tiến, loại bỏ toàn bộ các vi sinh vật gây hại, đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng hợp lý để cây trồng sinh trưởng và phát triển ổn định. Mọi thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ ☎️☎️Hotline: 0976 724 594 để Việt Linh tư vấn và giúp đỡ quý khách trong việc chọn mua đất trồng cây phù hợp.

XEM THÊM BÀI VIẾT