Giáo Dục Và Vai Trò Của Giáo Dục Trong Xã Hội Hiện Đại

Giáo dục là ưu tiên hàng đầu đối với mỗi quốc gia. Lý do là bởi vai trò của giáo dục đối với mọi mặt xã hội, mọi lĩnh vực là rất lớn. Nó không chỉ có những tác động tích cực đến cá nhân mỗi người mà còn là cả một tập thể, một thế hệ hơn nữa là cả một thời kỳ, một đất nước.Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Tri Thức Cộng Đồng tìm hiểu về khái niệm giáo dục, những mục đích mà giáo dục hướng đến và ý nghĩa – vai trò của giáo dục nhé!

Ảnh 1: Vai Trò Của Giáo Dục
Vai Trò Của Giáo Dục

1. Giáo dục là gì?

Để thấy được vai trò của giáo dục, hãy cùng tìm hiểu về khái niệm của nó. Giáo dục được xác định là một quá trình được tổ chức, lên kế hoạch cụ thể và rõ ràng nhằm khơi gợi, thay đổi hoặc phát triển thêm thái độ, nhân thức, năng lực của cả người truyền thụ và người tiếp nhận kiến thức. Giáo dục được coi là thành công khi những khơi gợi, thay đổi và phát triển kể trên đi theo hướng tích cực.

Nói một cách nhân văn thì giáo dục là phương thức quan trọng góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách của người học. Sự hình thành nhân cách này sẽ giúp người học có cái nhìn đúng đắn, có khả năng tiếp thu và phát triển, trở thành người có đủ đức và tài để đáp ứng những nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội.

Thực tế ta có thể hiểu đơn giản, giáo dục là việc dạy và học. Trước đây quá trình này chỉ đơn thuần diễn ra một chiều, tức là người dạy truyền thụ kiến thức đến cho người học.

Tuy nhiên, ngày nay, giáo dục đã cải tiến hơn, trở thành quá trình diễn ra hai chiều. Ở đó, cả người dạy và người học đều tiếp thu, tiếp nhận tri thức và đồng thời truyền thụ, phổ biến sự hiểu biết. Thông qua việc giáo dục giữa người với người, giáo dục dần trở thành nền tảng để phổ biến và truyền thụ văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác.

>> Xem thêm: Vai trò của giáo dục

2. Nguồn gốc của giáo dục

Ảnh 2: Nguồn gốc của giáo dục
Ảnh 2: Nguồn gốc của giáo dục

Từ education trong tiếng Anh có nghĩa là giáo dục. Nhìn kỹ hơn vào cấu trúc của từ này, có thể thấy nó là từ ghép của hai từ Latinh là “ex” và “ducere”. “Ex” có nghĩa là hiện tại, “ducere” lại có nghĩa là dẫn lối. Hai từ này ghép lại với nhau trở thành giáo dục, có nghĩa là phương pháp, quá trình dẫn lối con người vượt ra khỏi hiện tại của họ. Sự vượt ra, sự vươn lên này giúp con người đạt được những điều tốt lành và hạnh phúc trong cuộc sống.

Ban đầu, giáo dục được thực hiện khá đơn giản. Nó đơn thuần chỉ là việc chỉ dạy lẫn nhau trong lao động sản xuất, mọi lúc, mọi nơi. Dần dà, khi xã hội phát triển và bắt đầu có những yêu cầu cao hơn, giáo dục cũng dẫn cải tiến hơn. Không còn đơn thuần là chỉ dạy trực tiếp mà thay vào đó là chỉ dạy theo phương pháp gián tiếp.

Giáo dục là phương pháp chỉ dạy được thực hiện một cách chuyên biệt hơn, thông qua nhà trường, thông qua các đơn vị xã hội. Thông qua việc thực hiện các chức năng xã hội, giáo dục thúc đẩy con người phát triển, tiến đến văn minh hơn, hiện đại hơn.

Từ khi ra đời, giáo dục đã trở thành nền tảng đối với mỗi quốc gia. Dựa vào giáo dục, một đất nước có thể thích ứng tốt hơn với thế giới, tạo ra những nguồn lực mới để có thể phát triển một cách nhanh chóng và bền vững.

3. Mục đích của giáo dục

Vai trò của giáo dục rất quan trọng. Giáo dục là cả một quá trình xuyên suốt từ quá khứ, hiện tại và tương lai. Giáo dục chính là cầu nối, kết nối con người nhất là giữa hiện tại và tương lai hướng đến sự phát triển toàn diện nhất về nhân cách, kiến thức và năng lực.

Định hướng của giáo dục cũng vì thế mà gắn liền với mục đích là sự phát triển chung bền vững của xã hội. Nói cách khác, giáo dục chính là nhân tố then chốt đóng góp vào sự phát triển bền vững.

Mục đích của giáo dục chính là thay đổi đổi bản thân mình để tạo ra con người thứ hai từ con người thứ nhất tự nhiên. Các mục tiêu giáo dục được vạch ra phụ thuộc vào từng thời kỳ phát triển, đồng thời nó cũng gắn liền với từng giai đoạn trưởng thành của con người.

Vì vậy, mục đích của giáo dục là phản ánh kết quả mong muốn trong tương lai thông qua hệ thống những định hướng phát triển cụ thể nhằm đáp ứng một cách có hiệu quả yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định:

  • Mục đích của giáo dục luôn song hành và biến đổi cùng với sự phát triển của kinh tế – xã hội. Nó phản ánh tính giai cấp của giáo dục và mang tính lịch sử cao.
  • Mục đích của giáo dục gắn liền với việc phát huy nhân tố con người. Điều này có nghĩa là giáo dục đi liền với phát huy sức mạnh toàn diện của con người. Sức mạnh đó được sử dụng để hiện thực hóa các mục tiêu kinh tế, chính trị, văn hóa…

Tóm lại, mục đích của giáo dục là xây dựng con người, phát triển nguồn lực tạo tiền đề giải quyết và thực hiện các mục tiêu chiến lược trong kinh tế – xã hội của đất nước.

>>> Xem thêm: Cơ sở lý luận về quản lý giáo dục an toàn giao thông trường tiểu học

4. Ý nghĩa của giáo dục

  • Ý nghĩa đầu tiên mà giáo dục mang lại đó là việc góp phần nâng cao dân trí.

Mỗi quốc gia, mỗi khu vực đều được đánh giá trình độ phát triển thông qua trình độ dân trí. Dân trí cao thể hiện được khả năng phát triển lớn. Nền kinh tế hiện đại cũng chính là nền kinh tế tri thức, mà tri thức lại chính là sản phẩm của giáo dục.

Ảnh 3: Ý nghĩa của giáo dục
Ảnh 3: Ý nghĩa của giáo dục

Sở hữu tri thức chính là nắm trong tay sức mạnh tối cao để được các nước khác thừa nhận và bảo hộ. Nguồn lực để phát triển đất nước đã chuyển từ tài nguyên thiên nhiên, sức lao động tay chân sang nguồn lực tri thức, sử dụng tri thức và phát triển dựa trên trí tuệ.

  • Giáo dục bên cạnh việc góp phần phát triển kinh tế – xã hội còn là nền tảng để bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia.

Công dân với trình độ dân trí cao sẽ có đủ bản lĩnh, đủ vững vàng, đủ sức đề kháng chống lại các cuộc “xâm lăng văn hóa” trong chính quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu.

Đây là sứ mệnh và nhiệm vụ mà chỉ giáo dục mới có thể thực hiện được. Không có một biện pháp kinh tế, quân sự nào có thể chống lại những cuộc xâm lăng ấy. Chỉ có giáo dục mới có thể làm nên cuộc cách mạng tư tưởng, đào tạo một thế hệ đủ đức đủ tài để hòa nhập chứ không hòa tan.

  • Giáo dục cung cấp nguồn nhân lực có trình độ góp phần phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.

Việt Nam đang tiến hành phổ cập giáo dục trung học cơ sở, trình độ lao động phổ thông còn thấp, ít được đào tạo nghề, vẫn còn khoảng gần 60% lao động nông nghiệp, nên hiện mới bước đầu xây dựng kinh tế tri thức.

Giáo dục – đào tạo bồi dưỡng nhân tài, xây dựng đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao. Đào tạo nhân lực có trình độ cao góp phần quan trọng phát triển khoa học công nghệ là yếu tố quyết định của kinh tế tri thức.

Nhìn chung, giáo dục chính là chìa khóa để mở ra cánh cửa đến với tương lai tốt đẹp mà ở đó, con người được phát triển toàn diện, kinh tế được đẩy mạnh, xã hội ngày càng văn minh, quốc gia ngày một bền vững.

Tìm hiểu thêm: Hoạt động giáo dục là gì

Trên đây là toàn bộ nội dung về vai trò của giáo dục trong thời đại hiện nay. Làm tốt được giáo dục đào tạo con người chính là tạo bệ phóng vững chắc cho tương lai sau này.

Nếu như bạn vẫn còn bất cứ thắc mắc hay khó khăn nào xoay quanh chủ đề này cần giúp đỡ, hãy liên hệ ngay với Tri Thức Cộng Đồng thông qua SĐT: 0946 88 33 50 hoặc Email: ttcd.group@gmail.com để được hỗ trợ sớm nhất.