VnDoc gửi tới các bạn Nghị luận xã hội về Trí tuệ. Tài liệu bao gồm dàn ý và các bài văn mẫu hay lớp 9 chọn lọc cho các em tham khảo, có thêm nhiều ý tưởng xây dựng bài văn nghị luận xã hội về trí tuệ một cách dễ dàng hơn. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
I. Dàn ý nghị luận xã hội về Tri thức là sức mạnh
1. Dàn ý nghị luận xã hội về Tri thức là sức mạnh – mẫu 1
1. Mở bài
Bạn đang xem: Nghị luận xã hội về Trí tuệ
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tri thức là sức mạnh.
Lưu ý: học sinh được tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.
2. Thân bài
a. Giải thích
Tri thức: là kho tàng kiến thức khổng lồ mà con người đã tích lũy được nhiều năm nay, được lưu trữ dưới dạng sách vở hoặc thông tin. Tri thức của mỗi con người là chính là những gì mà con người tích lũy được thông qua quá trình học tập, nghiên cứu.
b. Phân tích
Con người muốn thành công, tạo được thành tựu cho bản thân, xây dựng xã hội tốt đẹp thì chúng ta phải học tập, trau dồi kiến thức.
Tri thức giúp con người vươn tới những điều tưởng chừng như không thể, khám phá ra những chân trời mới, những điều thú vị, kì vĩ của thiên nhiên, của vũ trụ.
Nếu con người sống mà không có tri thức, không có kiến thức, không có kế hoạch, mục tiêu thì sẽ thụt lùi so với xã hội và trở nên thấp kém, kéo theo đó là cuộc sống đi xuống.
Tri thức là cốt lõi để xã hội này phát triển.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những tấm gương tích cực trau dồi tri thức và khiến cho cuộc sống, xã hội tốt đẹp hơn.
Lưu ý: dẫn chứng phải tiêu biểu, nổi bật, được nhiều người biết đến.
Xem thêm : Địa điểm bắn pháo hoa Tết Dương Lịch 2023 tại Hà Nội và Tp.HCM
d. Phản đề
Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người vẫn chưa có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của kiến thức, lại có những người không cố gắng trau dồi để hoàn thiện bản thân mình để cống hiến cho xã hội,… những người này cần bị thẳng thắn phê phán, chỉ trích.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: tri thức là sức mạnh; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.
2. Dàn ý nghị luận xã hội về Tri thức là sức mạnh – mẫu 2
I. Mở bài:
Dẫn dắt câu nói “Tri thức là sức mạnh”
II. Thân bài:
* Tri thức là gì?
Tri thức là hệ thống bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả hay kỹ năng, kinh nghiệm có được nhờ trải nghiệm thực tiễn hay thông qua giáo dục.
* Người có tri thức là người như thế nào?
Là người đã tích lũy được một lượng tri thức đủ lớn để làm việc và sáng tạo.* Tại sao có tri thức thì có sức mạnh?
Tích lũy và kế thừa tri thức theo thời gian vốn là bản chất của xã hội loài người.
Không ai có thể phủ nhận sức mạnh làm thay đổi thế giới của tri thức.
* Muốn có được sức mạnh của tri thức ta phải làm gì?
Phải biết tự giác học tập.
Biết sàng lọc tri thức, lựa chọn cái phù hợp.
Xem thêm : Ngó khoai nấu mẻ ngọt thanh tròn vị lại không lo bị ngứa
Vận dụng tri thức được học vào những việc hữu ích, tạo ra lợi ích.
III. Kết bài:
Cách tốt nhất để chúng ta có được tri thức là học tập, không có tri thức ta không có được thành công.
II. Văn mẫu Nghị luận xã hội về Trí tuệ
1. Nghị luận xã hội về Tri thức là sức mạnh – mẫu 1
Điều khẳng định vị thế của con người không phải là sức khỏe thể chất hay vẻ ngoài bóng bẩy mà chính là học vấn. Câu nói “Tri thức là sức mạnh” chính là một ý kiến đúng đắn, cho thấy tầm quan trọng của việc thu nạp kiến thức đối với sự phát triển của con người. Tri thức là một khái niệm vô cùng rộng lớn. Nó không chỉ là những kiến thức lí thuyết trong sách vở mà còn bao gồm cả cung cách ứng xử, kĩ năng mềm, kinh nghiệm sống,… Tri thức là một đại dương mênh mông mà chúng ta không bao giờ khám phá hết được. Không ai có thể phủ nhận sức mạnh kì diệu của nó. Nhờ có tri thức mà xã hội loài người phát triển được đến ngày hôm nay. Bất kì thành tựu khoa học hay văn hóa nào cũng được tạo nên từ tri thức. Con người trở thành loài động vật bậc cao, biết cải tạo môi trường sống chính bằng tri thức. Tri thức đem đến cho ta nền tảng vững vàng để bước ra ngoài đời sống, kích thích sự sáng tạo, khơi mở những ý tưởng mới. Không chỉ vậy, tri thức còn bồi đắp tâm hồn con người, dạy ta cách yêu thương và ứng xử nhân văn.“Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”. Câu nói này luôn đúng. Lê – nin từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Bác Hồ cũng cho rằng “Học để làm việc, để làm người”. Không có vĩ nhân nào thành công mà không cần học tập để nâng cao trí tuệ. Tri thức là vô bờ, xã hội ngày càng phát triển. Ta không thể nắm hết tất cả kiến thức trên đời nhưng có thể tiến bộ từng ngày nhờ học tập. Thật đáng buồn khi trong xã hội vẫn còn những kẻ lười biếng, coi thường sức mạnh của học vấn. Chẳng mấy chốc họ sẽ thành những kẻ trưởng giả hoặc tụt hậu so với những người xung quanh. Để có thể làm chủ tri thức, con người phải biết tự giác học tập, có khả năng sàng lọc và vận dụng tri thức vào những việc có ích cho cộng đồng. Có được tri thức, ta nắm trong tay số phận của chính mình.
2. Nghị luận xã hội về Tri thức là sức mạnh – mẫu 2
Chúng ta đang sống trong một thời đại bùng nổ thông tin. Chính vì lẽ đó trí tuệ lại càng quan trọng đối với mỗi người. Đó chính là chiếc chìa khóa để mở cánh cửa khám phá những chân trời mới. Trí tuệ là khả năng tư duy, suy nghĩ và sáng tạo của con người. Nó không chỉ giúp ta hiểu biết thế giới xung quanh mà còn giúp ta đưa ra quyết định đúng đắn và giải quyết khúc mắc trong cuộc sống. Một trong những lợi ích quan trọng của trí tuệ là giúp ta đạt được thành công trong công việc và cuộc sống. Những người có trí tuệ phát triển thường có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn, suy nghĩ sáng tạo hơn và đưa ra quyết định đúng đắn hơn. Ngoài ra, trí tuệ cũng giúp ta phát triển các kỹ năng xã hội quan trọng như khả năng giao tiếp tốt, đàm phán và thuyết phục hiệu quả. Tuy nhiên, trí tuệ không chỉ đơn thuần là khả năng tư duy và suy nghĩ. Nó còn đòi hỏi chúng ta phải có ý thức và đạo đức trong việc sử dụng và áp dụng trí tuệ của mình. Ngày nay, chúng ta cầm chiếc điện thoại trên tay, chúng ta có tự hỏi rằng, thiết bị tuyệt vời và tiện lợi này đã có từ bao giờ? Và sự ra đời của nó đã được hình thành từ năm 1860, ý tưởng đầu tiên về chiếc điện thoại được Johann Philipp Reis nghĩ ra. Vài năm sau đó, cuộc gọi đầu tiên được thực hiện giữa nhà phát minh Alexander Graham Bell và người trợ lí của ông ngồi cách đó với mẩu hội thoại ngắn ngủi: “Watson, anh đến đây nhé, tôi có việc cần!”, đó chính là sự kiện lịch sử đánh dấu chính thức sự ra đời của chiếc điện thoại liên lạc – một phát minh tuyệt vời cho nhân loại. Mỗi người chúng ta cần hiểu rõ giá trị của trí tuệ và sử dụng nó một cách đúng đắn và có trách nhiệm. Nếu không, trí tuệ có thể trở thành một “vũ khí” nguy hiểm, gây hại cho bản thân và cho xã hội. Trí tuệ không tự nhiên mà có, nó cũng cần được phát triển và rèn luyện liên tục để có thể phát triển và phong phú. Để khám phá kho tàng kiến thức rộng lớn của nhân loại, mỗi người cần hành động ngay từ bây giờ. Hãy rèn luyện kiến thức, kĩ năng để có thể tự tin phát triển bản thân, góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, văn minh hơn.
3. Nghị luận xã hội về Tri thức là sức mạnh – mẫu 3
Tuổi trẻ là tương lai của đất nước. Chắc hẳn mỗi chúng ta cũng từng nghe, từng biết đến câu nói này. Để đất nước sau này phát triển tích cực hơn, giàu đẹp hơn, ngay từ hôm nay chúng ta hãy hiểu ra tầm quan trọng của trí tuệ cũng như cố gắng trau dồi bản thân mình. Trí tuệ là khối óc, là chất xám, sự thông minh của con người. Trí tuệ của con người được hình thành qua quá trình học tập, rèn luyện, trau dồi bản thân. Trí tuệ rất cần thiết đối với việc phát triển bản thân cũng như là yếu tố quyết định đến thành công của con người. Người tích cực trau dồi trí tuệ là những người luôn cố gắng tìm tòi, học tập, ham học hỏi, luôn muốn tích lũy thật nhiều kiến thức; sống có ước mơ, hoài bão, cố gắng vươn lên, đạt được mục đích, thành công riêng cho bản thân mình. Người nào càng tích cực trau dồi càng có nhiều thành công, đóng góp to lớn cho xã hội. Trau dồi trí tuệ không chỉ góp phần phát triển bản thân, khiến cho bản thân chúng ta tốt lên mà còn giúp cho đất nước phát triển bền vững hơn. Là một người học sinh, chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi chúng ta cần phải cố gắng, nỗ lực từng ngày để trau dồi trí tuệ, tích lũy kiến thức để có thể trở thành một công dân tài giỏi, cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho xã hội. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần bồi dưỡng tình cảm yêu thương cho tâm hồn mình. Sống chan hòa, vui vẻ, sẵn sàng giúp đỡ những người xung quanh, những người gặp hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta cũng cần phê phán những người không có trách nhiệm với bản thân, buông thả bản thân mình, không cố gắng, nỗ lực vươn lên, trau dồi kiến thức. Trí tuệ bao đời nay đã giúp con người tạo nên nhiều thành tựu giá trị, ý nghĩa. Hãy tiếp bước những trang sử vẻ vang đó bằng cách cố gắng học tập thật tốt để cống hiến cho nước nhà.
4. Nghị luận xã hội về Tri thức là sức mạnh – mẫu 4
Chúng ta không thể thành công nếu không trau dồi bản thân, cố gắng học tập. Có thể thấy tri thức góp vai trò vô cùng quan trọng đối với xã hội. Tri thức là kho tàng kiến thức khổng lồ mà con người đã tích lũy được nhiều năm nay, được lưu trữ dưới dạng sách vở hoặc thông tin. Tri thức của mỗi con người là chính là những gì mà con người tích lũy được thông qua quá trình học tập, nghiên cứu. Tri thức đóng vai trò vô cùng quan trọng và có tính quyết định đến việc thành công hay thất bại của con người, chính vì thế, mỗi người hãy cố gắng trau dồi cho bản thân thật nhiều tri thức. Người tích cực trau dồi tri thức là những người luôn cố gắng tìm tòi, học tập, ham học hỏi, luôn muốn tích lũy thật nhiều kiến thức; sống có ước mơ, hoài bão, cố gắng vươn lên, đạt được mục đích, thành công riêng cho bản thân mình. Họ cũng là những người sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ người khác để rút ra bài học cho bản thân mình. Việc tích cực trau dồi tri thức có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống: Tri thức giúp con người vươn tới những điều tưởng chừng như không thể, khám phá ra những chân trời mới, những điều thú vị, kì vĩ của thiên nhiên, của vũ trụ. Tri thức là cốt lõi để xã hội này phát triển. Người nào càng tích cực trau dồi càng có nhiều thành công, đóng góp to lớn cho xã hội. Trau dồi tri thức không chỉ góp phần phát triển bản thân, khiến cho bản thân tốt lên mà còn giúp cho đất nước phát triển bền vững hơn. Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người vẫn chưa có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của kiến thức, không cố gắng trau dồi để hoàn thiện bản thân mình để cống hiến cho xã hội. Lại có những người ỷ lại, dựa dẫm, nghe theo sự sắp đặt của người khác,… chúng ta không nên học theo những con người, những lối sống này. Mỗi chúng ta chỉ được một sống một lần, hãy cố gắng học tập, trau dồi tri thức để trở thành một người tốt, có ích cho xã hội.
5. Nghị luận xã hội về Tri thức là sức mạnh – mẫu 5
Xã hội loài người ngày càng phát triển, thì vai trò của trí thức lại càng được nâng cao. Tri thức là những hiểu biết của con người và nhân loại được đúc kết qua sự phát triển từ thời xa xưa đến ngày nay. Tri thức bao gồm tất cả những khả năng, kĩ năng, hiểu biết của con người về kiến thức văn hóa cũng như tự nhiên, xã hội. Tri thức có vai trò rất lớn trong đời sống văn hóa xã hội. Nó tác động trực tiếp đến các lĩnh vực của kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục,… Tri thức là chất xám đưa đất nước đi lên, sánh vai với cường quốc năm châu. Một đất nước có người dân đạt trình độ cao về trí thức mức sống của người dân được cải thiện hơn, con người được hạnh phúc hơn. Xã hội từ đó yên bình hơn, trở nên văn minh và giàu đẹp hơn. Đối với mỗi người, tri thức lại càng cần thiết hơn bao giờ hết.Con người có thành công hay không là do tri thức của mỗi người. Người có tri thức cao thì sẽ có khả năng làm việc, ứng xử tốt hơn. Tri thức giúp bản thân ngày càng hoàn thiện hơn. vậy mà hiện nay vẫn còn rất nhiều người chưa hiểu được tầm quan trọng của tri thức, có lối sống ăn chơi, đua đòi mà không học hành. Những người này thật đáng phê phán. Tóm lại, tri thức có vai trò rất lớn trong đời sống. Vì vậy mỗi chúng ta hãy trau dồi tri thức cho mình để hoàn thiện bản thân hơn nữa.
6. Nghị luận xã hội về Tri thức là sức mạnh – mẫu 6
“Nếu ta không gieo trồng tri thức khi còn trẻ, nó sẽ không cho ta bóng râm khi ta về già” (Lãnh chúa Chesterfield). Thật vậy, thứ bạn gieo đi là học vấn, tài năng, sáng tạo của bản thân. Thì sau này, thứ bạn nhận lại sẽ là hạnh phúc thành công. Bởi, hành trình của bạn đang đi, bạn cần: sự tự tin, sự kiên trì, sự lạc quan, ý chí, sự may mắn, giúp đỡ của người khác. Và quan trọng, chúng ta cần phải có cho mình kiến thức vững chắc. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể tin tưởng vào bản thân mình và sẵn sàng cống hiến tài năng của bản thân cho đất nước. Bởi trí tuệ là ngọn đuốc soi rõ đường đi cho bạn; và thứ tạo nên ngọn lửa ấy chính là ở tài năng sáng tạo, tư duy tốt đẹp của bạn.
Vậy “trí tuệ” là gì? Theo bạn, “trí tuệ” là gì? Là việc bạn hoạt động về trích dẫn? Là việc bạn sáng tạo, tư duy bản thân? Là tài năng để xây dựng đất nước? Là khả năng vượt qua khó khăn, thử thách để kiên trì trên con đường thành công? Tất cả điều ấy đều đúng. Và là những điều tạo nên trí tuệ cho bạn. Như vậy, “trí tuệ” là kết quả của hoạt động trí thức dựa trên lý trí, dùng đến lý luận, khái niệm, ngôn từ, và chủ yếu gồm những sự hiểu biết, những kiến thức đã được gom góp lại. Trong đạo Phật, “trí tuệ” cũng được gọi là trí huệ, bởi vì cùng một chữ Hán có thể đọc là tuệ hay huệ.
“Bộ lông làm đẹp con công, trí tuệ làm đẹp con người” (Ngạn ngữ Nga). Thật vậy, có trí tuệ, bạn sẽ có thể sẵn sàng đương đầu mọi khó khăn, để cống hiến cho đất nước. Tại sao trí tuệ lại quan trọng như vậy ư? Thật hay. Trí tuệ như một con đường mà bạn đi được một đoạn, bạn sẽ hiểu biết thêm được nhiều điều tốt đẹp. Bạn sẵn sàng lật dở những trang khó khăn của cuộc đời, nghĩa là bạn đang tiếp thu cho mình những học vấn của sự thành công, vấp ngã để đứng lên trong cuộc sống. Trí tuệ nếu đi kèm cùng sức mạnh của sự kiên trì, nỗ lực thì bạn thật là một người thành công. Khi đó bạn sẽ có được cho mình được học vấn, có cho mình được sự kiên định trên cung đường thành công của mình. Bạn có được trí tuệ, kiên trì, bạn sẽ như con diều gặp gió, cất cánh bay cao, bay xa, đạt đến những điều mình ao ước. Trí tuệ và nỗ lực, nó còn giúp bạn xây dựng cho mình một con đường thành công. Con đường đó sẽ do bạn tự tìm kiếm, tự khám phá và bước đi cho đến đích cuối là thành công. Nếu trí tuệ đi kèm với tình yêu thương, thì bạn sẽ trở thành một người vĩ đại và hạnh phúc. Tình yêu thương gắn kết con người lại gần nhau hơn. Cho con người sự đồng cảm, sẻ chia, cảm thông với người khác. Sự thông minh, trí tuệ sẽ giúp bạn biến những yêu thương ấy thành thực tiễn, để những người đang gặp phải khó khăn, sẽ nhận được từ bạn sự giúp đỡ, trân trọng. Trí tuệ cho bạn nhiều hơn những gì bạn bỏ ra. Bạn bỏ ra quãng thời gian để học tập tại trường lớp, tại nhà thầy cô, để tự tìm kiếm tài liệu sách vở với mục đích tự học,… Bạn bỏ ra ý chí, nghị lực phấn đấu trên con đường học tập của bản thân. Và thứ bạn nhận lại thật xứng đáng và cao đẹp. Trí tuệ sẽ không đến dễ dàng, nó là chuỗi quá trình mà bạn phải hàng ngày rèn luyện học tập để có được. Và khi có được nó, bạn cần phải khiêm tốn, tiếp tục bổ sung kiến thức cho mình, để trí tuệ của bạn thật vững chắc. Đối với xã hội hay đối với chính bản thân bạn, thì trí tuệ đều là một điều kiện vô cùng thiết yếu, không thể thiếu được trong chặng đường thành công của bạn. Như vậy, trí tuệ sẽ giúp bạn có thể xây dựng được cho mình được ước mơ và sẵn sàng đạt được ao ước ấy.
Newton chính là tấm gương sáng cho một người có trí tuệ vĩ đại. Ông là nhà toán học, vật lý học, cơ học, thiên văn học vĩ đại người Anh. Sinh ra thiếu tháng, là một đứa trẻ yếu ớt, thường phải tránh những trò chơi hiếu động của bạn bè. Tuy nhiên, bằng khả năng trời phú, ông đã tự tạo ra những trò chơi cho mình và trở thành người tài năng cho đất nước. Hay đó là Bill Gates – một người giàu trí tuệ và tình yêu thương con người. Bill Gates đỗ Đại học Harvard, theo học ngành Luật sư. Nhưng, chỉ một thời gian sau đó, ông đã quyết định dừng việc học của mình, cùng với một số những người bạn tập trung vào việc kinh doanh. Không lâu sau đó, nhờ trai tuệ hơn người, Bill Gates đã thành lập nên công ty Microsoft. Không chỉ vậy, ông còn dùng 95% khối tài sản của mình để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh trên thế giới. Như vậy, trí tuệ thật vĩ đại, nó giúp con người thành công, hạnh phúc và giàu lòng nhân hậu, bao dung giới người khác.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có những kẻ không biết nhận ra giá trị trí tuệ của bản thân. Không chịu nỗ lực học tập để đạt được trí tuệ ấy. Chỉ biết mãi dựa dẫm, ỷ lại vào người khác. Không tự sức mình vươn lên. Những kẻ như vậy thật đáng trách, đáng bị lên án, phê phán. Và muốn làm được như vậy, ngay từ bây giờ, chúng ta cần tích cực học tập, rèn luyện bản thân hoàn chỉnh cả về đạo đức và trí tuệ. Để một ngày không xa, chúng ta là những người xây dựng đất nước phát triển.
“Rễ của tri thức thì đắng, nhưng quả của nó thì ngọt” (Cicero). Thật vậy, trí tuệ là chặng đường mà bạn phải trải qua khó khăn, thử thách. Bạn cần sẵn sàng vấp ngã bất cứ khi nào. Nhưng, khi bạn giọt qua hết được những điều ấy, bạn sẽ nhận được thành quả xứng đáng. Bởi, trí tuệ là do bạn xây dựng nên, nó có thành công hay không cũng do bạn mà nên.
–
Ngoài tài liệu trên, mời bạn đọc tham khảo thêm các bài viết bổ ích khác tại Ngữ văn lớp 9, Văn mẫu lớp 9, Nghị luận xã hội lớp 9. Ngoài ra, các Đề thi giữa kì 2 lớp 9 và Đề thi học kì 2 lớp 9 cũng là tài liệu hay cho các em tham khảo, ôn luyện, chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt kết quả cao.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp