Giấy ủy quyền thường chỉ được sử dụng cho trường hợp ủy quyền đơn giản. Riêng các trường hợp phức tạp thì các bên sẽ sử dụng hợp đồng ủy quyền.
Hiện nay, theo quy định của Luật Công chứng, không có thủ tục công chứng giấy ủy quyền mà chỉ đề cập đến công chứng Hợp đồng ủy quyền. Do đó, giấy ủy quyền không phải công chứng.
Bạn đang xem: Có bắt buộc phải công chứng giấy ủy quyền hay không?
Tuy nhiên, điểm d khoản 4 Điều 24 Nghị định số 23/2015/NĐ-CP quy định, các trường hợp chứng thực chữ ký có đề cập đến giấy ủy quyền như sau:
Chứng thực chữ ký trong giấy ủy quyền đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường của bên được ủy quyền và không liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng bất động sản.
Như vậy, giấy ủy quyền chỉ được chứng thực chữ ký trong trường hợp không có thù lao, không có nghĩa vụ bồi thường, không liên quan đến chuyển quyền sở hữu tài sản, sử dụng bất động sản.
Thủ tục công chứng giấy ủy quyền
Xem thêm : Quy luật giá trị là gì và tác động đối với sản xuất – lưu thông
Như phân tích ở trên, giấy ủy quyền không thực hiện thủ tục công chứng mà chỉ chứng thực chữ ký. Do đó, để chứng thực chữ ký giấy ủy quyền, cần thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:
Việc chứng thực chữ ký trên giấy ủy quyền được thực hiện trong các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 14 Thông tư 01/2020/TT-BTP gồm:
– Người ủy quyền sẽ đến Văn phòng công chứng, mang theo Giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân/thẻ Căn cước công dân/Hộ chiếu và Hộ khẩu, cùng văn bản dự thảo của Giấy ủy quyền. Nếu không lập văn bản ủy quyền dự thảo thì có thể trực tiếp đến lập tại Văn phòng công chứng/Tổ chức hành nghề công chứng.
Trường hợp của người ủy quyền và người được ủy quyền cùng đi thì sẽ lập hợp đồng ủy quyền thay vì Giấy ủy quyền, và khi làm thủ tục phải mang đầy đủ giấy tờ tùy thân của hai bên.
Đồng thời, tùy vào việc ủy quyền để làm gì, trong trường hợp nào mà công chứng viên sẽ yêu cầu người yêu cầu công chứng thực hiện việc cung cấp thêm các giấy tờ cần thiết.
– Người yêu cầu công chứng điền vào Phiếu yêu cầu công chứng.
Xem thêm : Điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan của cách mạng xã hội
– Công chứng viên sẽ kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ ủy quyền, giải thích các quy định chung cần tuân thủ liên quan đến thủ tục công chứng. Trường hợp việc ủy quyền không trái pháp luật thì thực hiện việc công chứng.
– Bên ủy quyền đọc lại Giấy ủy quyền và trực tiếp ký vào giấy ủy quyền trước sự chứng kiến của công chứng viên.
– Công chứng viên ghi lời chứng vào sổ công chứng, kiểm tra lại, ký và chuyển nhân viên đóng dấu và thu lệ phí công chứng từ người yêu cầu công chứng và trao Giấy ủy quyền đã được công chứng cho người yêu cầu – ở đây là người ủy quyền.
Nơi thực hiện: Văn phòng công chứng/ Tổ chức hành nghề công chứng bất kỳ thuận tiện cho người ủy quyền, hoặc cả hai bên ủy quyền và bên được ủy quyền.
Như vậy, tùy vào từng trường hợp mà Giấy ủy quyền có thể yêu cầu bắt buộc phải công chứng hoặc không. Nhưng để thực hiện việc ủy quyền có công chứng thì người ủy quyền phải thực hiện theo đúng trình tự và pháp luật quy định.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp