Văn bản quy phạm pháp luật có mấy loại? (Chi tiết 2024)

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định pháp luật hiện hành. Từ có ta có thấy tầm quan trọng của văn bản quy phạm pháp luật. Do đó hiện nay có một số người đặt ra câu hỏi văn bản quy phạm pháp luật có mấy loại? Để có câu trả lời cho câu hỏi này mời quý khách cùng ACC theo dõi bài viết dưới đây.

Van-ban-quy-pham-phap-luat-co-may-loai-theo-luat-moi-nhat

Văn bản quy phạm pháp luật

1. Văn bản quy phạm pháp luật là gì?

Văn bản quy phạm pháp luật là loại văn bản được ban hành bởi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, chứa đựng các quy tắc xử sự chung mang tính chất bắt buộc, được áp dụng nhiều lần trong một khu vực địa giới hành chính hoặc phạm vi lãnh thổ Việt Nam, tuân thủ theo nội dung, trình tự theo luật định.

2. Phân loại văn bản quy phạm pháp luật

Căn cứ theo điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, bổ sung năm 2020, hiện nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật gồm;

– Các loại văn bản do Quốc hội ban hành gồm 03 loại: Hiến pháp, Bộ luật, luật, Nghị quyết.

Ví dụ về văn bản quy phạm pháp luật: Nghị quyết miễn nhiệm, bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân và các chức vụ khác;

– Các loại văn bản do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành gồm 03 loại: Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị quyết liên tịch với Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

– Các loại văn bản do Chủ tịch nước ban hành gồm 02 loại: Lệnh, Quyết định.

– Các loại văn bản do Chính phủ ban hành gồm 02 loại: Nghị định, Nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

– Văn bản do Thủ tướng Chính phủ ban hành gồm 01 loại là Quyết định.

– 01 loại văn bản do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành là Nghị quyết.

– 01 loại văn bản là Thông tư do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành.

– 01 loại văn bản viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành là thông tư.

– 01 loại do Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành là thông tư.

– Văn bản ban hành phối hợp giữa chánh an Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm 01 loại là thông tư liên tịch.

– Văn bản phối hợp giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao gồm 01 loại văn bản là thông tư liên tịch.

– 01 loại văn bản quy phạm do Tổng kiểm toán nhà nước ban hành là Quyết định.

– Hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành 01 loại văn bản quy phạm pháp luật là Nghị quyết.

– Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định là văn bản quy phạm pháp luật.

Văn bản quy phạm pháp luật do chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt.

– 01 loại văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân cấp huyện là Nghị quyết.

– 01 loại văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành là Quyết định.

– Hội đồng nhân dân cấp xã ban hành 01 loại văn bản quy phạm pháp luật là Nghị quyết.

– Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã

3. Thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật

Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Các cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan hành chính, cơ quan tư pháp,cơ quan trung ương tổ chức chính trị – xã hội có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật gồm:

– Cơ quan quyền lực nhà nước: Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Hội đông nhân dân các cấp.

– Cơ quan hành chính: Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp.

– Cơ quan tư pháp: Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

– Cơ quan trung ương tổ chức chính trị – xã hội phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật: Ủy ban Trung ương mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

– Cơ quan do Quốc hội thành lập: Tổng kiểm toán nhà nước

Các cá nhân có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật gồm: Chủ tịch nước, Thủ tướng chính phủ, chánh án tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

4. Những câu hỏi thường gặp.

4.1. Văn bản quy phạm pháp luật luôn có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành đúng không?

Sai. Về nguyên tắc, trong văn bản QPPL phải quy định thời điểm có hiệu lực của văn bản đó; tuy nhiên, thực tế nhiều văn bản không quy định cụ thể ngày hiệu lực. Trong trường hợp này, căn cứ vào Điều 151 Luật ban hành văn bản QPPL 2015 có thể suy luận như sau:

– Đối với văn bản QPPL của cơ quan nhà nước Trung ương: sau 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành văn bản sẽ có hiệu lực.

– Đối với văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp tỉnh: sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành văn bản sẽ có hiệu lực.

– Đối với văn bản QPPL của HĐND, UBND cấp huyện và cấp xã: sau 07 ngày kể từ ngày ký ban hành.

4.2. Bộ phân cấu thành quy phạm pháp luật bao gồm những gì?

– Giả định:

Là phần xác định chủ thể tham gia quan hệ pháp luật và những hoàn cảnh, điều kiện mà chủ thể gặp phải trong thực tiễn.

– Quy định:

Là phần xác định chủ thể phải làm gì khi gặp phải hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong phần giả định (được một quyền, phải làm một nghĩa vụ, phải tránh các xử sự bị cấm).

– Chế tài:

+ Là phần nếu rõ biện pháp, hình thức xử lý của Nhà nước đối với người đã xử sự không đúng với quy định, hậu quả mà người đó phải gánh chịu. Tuy nhiên, trong thực tiễn xây dựng pháp luật, phần lớn các quy phạm pháp luật được xây dựng từ hai bộ phận là giả định – quy định hoặc giả định – chế tài.

+ Trừ một số quy phạm pháp luật đặc biệt như quy phạm định nghĩa, quy phạm xác định nguyên tắc, còn hầu hết các quy phạm pháp luật khác đều phải có phần giả định. Bởi nếu không có phần giả định thì không thể xác định được quy phạm pháp luật này áp dụng cho ai, trong trường hợp nào hoặc với điều kiên như thế nào.

+ Các quy phạm pháp luật hiến pháp thông thường chỉ có phần giả định và quy định, còn các quy phạm pháp luật phần riêng của Bộ luật Hình sự thường chỉ có phần giả định và chế tài.

Quy phạm pháp luật là đơn vị cấu trúc nhỏ nhất của hệ thống pháp luật.

4.3. Có phải mọi văn bản quy phạm pháp luật bắt buộc phải đăng công báo?

Sai. Vì căn cứ vào điều 78 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung thuộc bí mật nhà nước hoặc văn bản có định biện pháp trong tìnhtrạng khẩn cấp có thể không đăng công báo vẫn phát sinh hiệu lực thi hành.

4.4. Kiểm tra văn bản pháp luật có phải là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước?

Đúng. Vì Căn cứ vào Điều 87 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 hoạt động kiểm tra phải do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành để xem xét về tính hợp hiến, hợp pháp,… của văn bản pháp luật và kịp thời xử lý các vi phạm bằng các văn bản phápluật khác, như: Quyết định bãi bỏ, hủy bỏ văn bản…

5. Dịch vụ tại Luật ACC

Luật ACC xin gửi lời chào tới quý khách!

Tại ACC, quý khách có thể nhận được dịch vụ tư vấn và làm thủ tục trọn gói vô cùng nhanh chóng. Chúng tôi luôn đặt lợi ích khách hàng lên hàng đầu: Chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn về quy trình, thủ tục thực hiện; hồ sơ cần chuẩn bị; hướng dẫn quý khách ký và hoàn thiện theo quy định; Tư vấn, hỗ trợ các vấn đề pháp lý liên quan 24/7.

Trên đây là một số chia sẻ về mẫu văn bản quy phạm pháp luật. Trong những năm vừa qua, Luật ACC luôn là đơn vị tiên phong trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý. Công ty chúng tôi với đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp luôn sẵn lòng hỗ trợ và đáp ứng tối đa những yêu cầu của quý khách. Trong quá trình tìm hiểu nếu như quý khách hàng còn thắc mắc hay quan tâm và có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ với chúng tôi để được giải đáp nhanh và chính xác nhất theo:

CÔNG TY LUẬT ACC

Tư vấn: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn

Mail: [email protected]

✅ Kiến thức: ⭕ Văn bản quy phạm pháp luật ✅ Dịch vụ: ⭐ Trọn Gói – Tận Tâm ✅ Zalo: ⭕ 0846967979 ✅ Hỗ trợ: ⭐ Toàn quốc ✅ Hotline: ⭕ 1900.3330