Luyện tập Câu 2
2. Kể tên các thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nền văn minh Chăm-pa, nền văn minh Phù Nam.
Bạn đang xem: Bài 13. Văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam SGK Lịch sử 10 Cánh Diều
Phương pháp giải:
Bước 1: Đọc lại kiến thức bài 13 SGK.
Bước 2: Xác định những thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nền văn minh Chăm-pa, văn minh Phù Nam.
Lời giải chi tiết:
Thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nền văn minh Chăm-pa:
Xem thêm : 4 ngư trường trọng điểm của Việt Nam và tiềm năng phát triển
– Trang phục của người Chăm-pa: cả nam và nữ thường quấn ngang tấm vải từ lưng trở xuống, tai đeo trang sức.
– Người dân sống trong các nhà sàn dựng bằng gỗ.
– Thuyền đi biển phổ biến là loại hai đầu nhọn, có cánh buồm, phần đầu để lái và mũi thuyền uốn cong.
– Kỹ thuật làm đồ gốm phát triển: sản phẩm từ nghề gốm đa dạng, như tượng phù điêu trang trí kiến trúc đền tháp, gốm tráng men, gốm gia dụng.
– Chữ viết Chăm ra đời trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn và dần được phổ biến trên các văn bia.
– Văn học dân gian (thần thoại, truyền thuyết, văn bi ký, sử thi,…) và văn học viết (thơ, trường ca,…) cùng tồn tại.
– Chăm- pa có tục thờ cúng tổ tiên và chôn người chết trong các mộ chum.
Xem thêm : Môi trường sống của sinh vật là gì?
Thành tựu tiêu biểu về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của nền văn minh Phù Nam:
– Trang phục: người dân nghèo dùng vải may quần áo, người giàu có dùng tơ lụa. Trang phục phổ biến là áo chui đầu hoặc ở trần, dùng vải quấn làm váy, đi chân đất hoặc đi dép gỗ, vua đi dép bằng ngà voi.
– Người Phù Nam thích đeo đồ trang sức làm bằng đá quý, thủy tinh, vàng, bạc,…
– Sống chủ yếu trong các nhà sàn bằng gỗ. Việc di chuyển dựa trên các thuyền bè trên kênh rạch, sông, biển.
– Sử dụng chữ viết từ sớm. Các loại văn tự sử dụng chữ Hán hoặc chữ Phạn.
– Kỹ thuật chế tác đồ trang sức, dệt vải, làm gốm, điêu khắc, kiến trúc mang tính thẩm mỹ.
– Về tín ngưỡng và tôn giáo, Hin-du giáo (Ấn Độ giáo) và Phật giáo được tôn sùng. Dân gian còn có tín ngưỡng sùng bái núi thiêng và nàng công chúa rắn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp