- Ki-tô giáo với văn hóa Việt Nam
Lớp văn hóa giao lưu với phương Tây hình thành từ khoảng thế kỉ XVI-XVII, song những người phương Tây đầu tiên đã tới Việt Nam và Đông Nam Á sớm hơn nhiều, vào khoảng đầu Công nguyên: Họ đem đến các đồ trang sức, pha lê, vũ khí, áo giáp… đổi lấy các thứ hàng quý hiếm của Đông Nam Á như trầm hương, kì nam, vàng, đá quý, yến sào, đồi mồi, ngà voi, tê giác… và đặc biệt là hồ tiêu các loại gia vị dùng để bảo quản thịt. Không phải ngẫu nhiên mà giới nghiên cứu đã gọi tuyến đường biển từ Địa Trung Hải tới Việt Nam và Đông Nam á thời đó là Đường hồ tiêu (Chemin des Epices).
1.1. Sau thời Trung Cổ nặng nề khiến cho sự giao lưu bị gián đoạn, sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục ghi nhận “vào năm Nguyên Hòa thứ 1 đời vua Lê Trang Tông (1533) có một người Tây dương tên là I-nê-khu (= Ignatio) theo đường biển lẻn vào giảng đạo Gia Tô ở các làng Ninh Cường, Quần Anh, Trà Vũ (thuộc Nam Định cũ) “. Từ đó, các giáo sĩ Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha tìm đến ngày càng đông. Ban đầu, do chưa quen thông thổ và không thạo ngôn ngữ nên việc truyền giáo ít thu được kết quả. Dần dần công việc tiến triển ngày càng khá hơn. Theo tài liệu của giáo hội thì đến năm 1593, ở Nghệ An đã có đến 12 làng công giáo toàn tòng. Ki-tô giáo đã mở đầu cho sự giao lưu giữa văn hoá Việt Nam với phương Tây.
Bạn đang xem: PHƯƠNG TÂY VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM
Ki-tô giáo (hay Cơ đốc giáo, Thiên Chúa giáo) là tên gọi chung tất cả các tông phái cùng thờ chúa Jesus Christ (Ki-tô, Cơ đốc là dạng phiên âm Hán-Việt của “Jesus Christ”). Ki-tô giáo ra đời như một nhánh của Do Thời giáo ở vùng Palestin, rồi nhanh chóng phát triển thành một tôn giáo độc lập – tôn giáo của những người bị áp bức. Ban đầu nó bị các chủ nô La Mã (nhất là dưới thời Hoàng đế Néron) ngăn cản và bức hại. Đến thế kỉ IV, Hoàng đế Constantin đệ nhất ra chỉ dụ tha đạo và công nhận Ki-tô giáo là quốc giáo.
Trong quá trình phát triển, đến khoảng năm 974-1054, Ki-tô giáo đã tách ra thành hai giáo hội: giáo hội phía Tây gọi là Công giáo (Catholicism, catho-lique, có nghĩa là “chung cho toàn thế giới”, phiên âm là Gia-tô giáo) lấy Roma làm trung tâm (nên còn gọi là Công giáo La Mã, hoặc đôi khi: La Mã giáo), và giáo hội phía Đông gọi là Chính thống giáo (Orthodoxie có nghĩa là chính thống) lấy Constantinople (tên cũ là Byzance, nay là Istambul) làm trung tâm.
Đến năm 1520, cùng với sự phát triển của giai cấp tư sản, phong trào cải cách tôn giáo do mục sư người Đức tên là M. Luther cầm đầu đã dẫn đến một cuộc phân liệt thứ hai: từ khối Công giáo La Mã đã tách ra một dòng mới là đạo Tin lành. Đạo Tin Lành chịu ảnh hưởng đậm nét của tư tường dân chủ tư sản và khuynh hướng tự do cá nhân: phủ nhận quyền lực của Tòa Thánh và Công đồng chung, chỉ thừa nhận Chúa Giêsu và Kinh Thánh; cho rằng bà Maria chỉ đồng trinh đến khi sinh chúa Giêsu (chính do sự phản đối giáo quyền La Mã đó mà có tên gọi Protestanism, từ protestatio tiếng La tinh có nghĩa là phản đối, dịch đúng phải là Thệ phản). Vào thế kỉ XVI còn diễn ra cuộc li khai thứ ba: Anh giáo (Anglicanism) tách ra khỏi Công giáo La Mã.
1.2. Sự tiếp xúc văn hóa trong giai đoạn đầu diễn ra trên phương diện tôn giáo và thương mại. Vươn cánh tay tới phương trời Đông xa xôi này, nhà truyền giáo và nhà tư bản tất yếu có nhu cầu liên kết chặt chẽ với nhau. Nhà truyền giáo muốn mở rộng nước Chúa cần phương tiện để đi xa. Nhà tư bản muốn kiếm lời cần người am hiểu thị trường nên sẵn sàng giúp đỡ tài chính cho các giáo sĩ và chở họ tới bất cứ đâu. Bù lại, khi đến nơi, các giáo sĩ sẽ vừa đi truyền đạo, vừa tìm sẵn các nguồn hàng quý hiếm; nhiều khi giáo sĩ giúp nhà buôn bằng cách can thiệp với chính quyền địa phương xin phép cho họ buôn hán.
Trong việc buôn bán và truyền đạo giai đoạn này, các giáo sĩ và thương nhân phương Tây thường phục tùng nghiêm chỉnh các_ quy định của nhà nước phong kiến. Đối lại, các chính quyền phong kiến Việt Nam rất niềm nở tic~p đón họ. Cả chúa Nguyễn, chúa Trịnh và vua Lê đều muốn tranh thủ lực lượng này để củng cố thế lực, phát triển kinh tế và tăng cường tiềm lực quân sự để kiềm chế và chống lại đối phương. Trong khi đó thì ở châu âu, chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh và đi vào con đường thực dân, chi phối mọi hoạt động của xã hội.
Cuối năm 1624, giáo sĩ người Pháp Alexandre dễ Rhodes (1591-1660), thường phiên âm là Á-lịch-sơn Đắc Lộ, thuộc giáo hội Bồ Đào Nha, sau mấy năm truyền giáo ở Đàng Trong và Đàng Ngoài, đã trở về châu Âu vận động tòa thánh Roma giao cho Pháp quyền truyền đạo ở Viễn Đông. Kết quả là năm 1658, Giáo hoàng đã phong cho hai giáo sĩ Pháp là Francois Pallu và Lambert de la Motte làm giám mục cai quản hai địa phận Đàng Ngoài và Đàng Trong. Năm 1664, Hội thừa sai Paris (Missions Étrangères de Paris, MEP), thường gọi là Hội truyền giáo nước ngoài của Pháp, được thành lập.
Cuộc nội chiến Nguyễn Ánh – Tây Sơn vào thế kỉ XVIII là một cơ hội tốt cho sự bành trướng của Hội truyền giáo nước ngoài và sự can thiệp của thực dân Pháp. Giám thục Pièrre Pigneaux de Béhaine (1741 – 1799), thường được phiên âm là Bá-đa-lộc, còn gọi là Cha Cả, đại diện Tòa Thánh ở Đàng Trong, đã trở thành người đỡ đầu tích cực cho Nguyễn Anh. Ông đã đưa Hoàng tử Cảnh đi Pháp, và năm 1787 đã đại diện cho Nguyễn Ánh kí với Pháp Hiệp ước Versailles. Sau đó, do xảy ra cách mạng Pháp 1789, Hiệp ước Vcrsailles không được thực hiện; Bá-đa-lộc đã tự mình mộ quân và sắm vũ khí giúp Nguyễn Ánh đánh Tây Sơn. Hoạt động của Bá-đa-lộc đã giúp cho nước Pháp có được một chỗ đứng vững chắc ở Việt Nam về tôn giáo và chính trị.
1.3. Sau khi lên ngôi vào năm 1802, lấy niên hiệu là Gia Long, Nguyễn Ánh lâm vào một tình thế nước đôi: Một mặt thì chịu ơn các giáo sĩ và ân nhân Pháp, do vậy ông đã ban thưởng hậu và sử dụng một số người làm cố vấn và quan lại trong triều; mặt khác lại lo ngại sự phát triển của Ki-tô giáo trước mắt sẽ ảnh hưởng xấu đến truyền thống đạo đức và thuần phong mĩ tục cổ truyền, sau nữa có thể làm mất ổn định chính trị và dẫn đến nguy cơ mất nước.
Để đối phó với tình hình, nhà Nguyễn chủ trương “bế môn tỏa cảng” trong giao lưu và giữ nguyên trạng đạo Ki-tô chứ không khuyến khích phát triển. Trong chiếu ban hành tháng Giêng năm 1804, nhân nói với dân chúng Bắc Hà về việc thờ thần Phật, vua Gia Long đã tuyên bố: “dân các tổng xã nào có nhà thờ Gia Tô đổ nát thì phải đưa đơn trình quan trấn mới được tu bổ, dựng nhà thờ mới thì đều cấm”. Để bảo tồn văn hóa và tạo điều kiện giữ ổn định về chính trị, nhà Nguyễn đã khôi phục Nho giáo làm quốc giáo. Gia Long từng căn dặn Minh Mạng: “Hãy biết ơn người Pháp, nhưng đừng bao giờ để họ đặt chân vào triều đình của con”.
Xem thêm : Công an huyện Bình Chánh lập tổ cấp CCCD lưu động phục vụ dân
Dưới thời Minh Mạng (1820-1840), ý đồ xâm lược của Pháp càng lộ rõ. Qua thời Thiện Trị (1 841 – 1 847) sang thời Tự Đức (1848-1883), cuộc leo thang xâm lược của thực dân Pháp ngày càng gia tăng. Những người Pháp làm quan tại triều Nguyễn và nhiều cha cố đã báo về cho chính phủ Pháp nhiều tin tình báo quan trọng, một số giáo sĩ theo tàu chiến Pháp thâm nhập Việt Nam… Không phân biệt được bọn thực dân đội lốt tôn giáo và tay sai với những con chiên nhẹ dạ cả tin và những giáo dân lương thiện, Minh Mạng, rồi Thiệu Trị và Tự Đức đã ra một loạt chỉ dụ cấm Đạo. Việc cấm Đạo và giết giáo dân đến lượt mình lại tạo thêm một cớ rất mủi lòng cho bọn thực dân can thiệp vũ trang ráo riết hơn. Cái sai này kéo theo cái sai khác. Trước sức ép của Pháp, tháng 5 – 1862, Tự Đức buộc phải kí với Pháp Hòa ước Nhâm Tuất, theo đó thì triều đình phải nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Bộ và bỏ cấm Đạo. Sự kiện này đã khiến nhiều quan lại và các nhà Nho yêu nước phản ứng quyết liệt, họ đã dấy lên phong trào “Bình Tây sát Tả” (dẹp giặc Tây, giết tả Đạo) kéo dài tới thời kì Cần Vương.
Trong khi gây nên cảnh cất nhục tương tàn đó, bọn thực dân không quan tâm gì đến đời sống của giáo dân. Ngay giữa các giáo sĩ thừa sai với giáo sĩ bản xứ cũng luôn có một sự phân biệt đối xử nhiều khi tới tàn nhẫn (mãi năm 1933 tòa thánh Roma mới phong chức giám mục cho người bản xứ đầu tiên là Nguyễn Bá Tòng). Năm 1954, khi Pháp đã thất bại tại Điện Biên Phủ, bọn thực dân đội lốt tôn giáo còn tung tin “Chúa đã vào Nam” để lôi kéo một số lớn tín đồ từ Bắc vào Nam, gây nên sự xáo trộn lớn trong cuộc sống của lương dân.
1.4. Sau bốn thế kỉ truyền đạt tới nay Ki-tô giáo đã có chỗ đứng vững chắc ở Việt Nam với khoảng hơn 5 triệu tín đồ Công giáo và gần nửa triệu tín đồ Tin hành, song con số này chưa phải là lớn. Vào Việt Nam lúc chế độ phong kiến đang khủng hoảng trầm trọng, Phật giáo thì suy đồi và Nho giáo thì không bàn đến kiếp sau, Ki-tô giáo đã có nhiều cơ hội trở thành chỗ dựa tinh thần cho người dân đang cần niềm an ủi. Nhưng Ki-tô giáo đã không tranh thủ được hoàn cảnh thuận lợi ấy mà trở thành đạo của số công là bởi hai lí do chủ yếu:
Thứ nhất, khác với ở phương Tây, trong quá trình thâm nhập vào Việt Nam (và phương Đông) xa xôi, hoạt động truyền giáo đã dính líu và thỏa hiệp với hoạt động của kẻ thực dân xâm lược. Trong luận án tiến sĩ quốc gia khoa học chính trị bảo vệ tại đại học Paris năm 1968 nhan đề Christianisme et colonialisme au Vietnam 1867-1914, ông Cao Huy Thuần đã viết: “Khi khảo cứu lịch sử thực dân của châu Âu vào thế kỉ XIX, chúng ta chú ý ngay đến sự đi đôi giữa hoạt động truyền giáo và hoạt động quân sự… Nhưng chữ “đi đôi” vẫn còn phải bàn cãi, vì như một nhà ngoại giao Pháp đã nhận xét một cách mỉa mai, “đó là những con đường song song mà trái với mọi định luật hình học lại thường gặp nhau. Nói cách khác, Phúc âm được truyền bá trong khắp thế giới Á Phi là nhờ vào sự chinh phục xâm lăng của người Âu châu”. “Mỗi bước tiến của sự xâm lăng thuộc địa tương ứng với mỗi bước leo thang” của đạo Gia-tô, và ngược lại” (tr.6, 32). Trong cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã phải dành riêng cả một chương viết về Chủ nghĩa giáo hội: “Hàng giáo sĩ thuộc địa không những phải chịu trách nhiệm gây ra chiến tranh thuộc địa, mà còn là bọn kéo dài chiến tranh, bọn chủ trương đánh đến cùng, không chịu điều đình “non”… Một hòa ước với người Việt Nam dù có lợi bao nhiêu cũng chẳng thỏa mãn được lòng ham muốn của các ông ấy. Họ muốn đánh chiếm hết cả nước và lật đổ triều đại đang trị vì. Giám mục Penlơranh (Pellerin) đã nhiều lần nói như thế và đó cũng là ý kiến của giám mục Lơphevơrơ (Lefebvre)”. Người Việt Nam với truyền thống bao dung, vốn dễ chấp nhận mọi tôn giáo ngoại lai miễn là nó đến với thiện chí hoà bình, ấy vậy mà vào thời kì này lần đầu tiên đã xuất hiện sự đối lập giữa “bên giáo” (Ki-tô giáo) với “bên lương” (lương thiện !) là tất cả cộng đồng dân cư còn lại.
Thứ hai, khác với các tôn giáo có nguồn gốc Á Đông đã vào Việt Nam trước đó (như Phật giáo, Đạo giáo…), Ki-tô giáo là tôn giáo mang đậm tính cách cứng rắn của truyền thống văn hóa phương Tây, do vậy mà, trong một thời gian dài, khó hòa đồng được với văn hóa Việt Nam. Xuất phát từ mảnh đất Palestin như một tôn giáo của những người bị áp bức hướng đến nhân từ bác ái, từ khi được giới cầm quyền La Mã, rồi châu Âu thừa nhận, Ki-tô giáo được chính thống hóa và chịu ảnh hưởng sâu đậm tính cách cứng rắn, độc tôn của truyền thống văn hóa phương Tây (kết quả là người ta đã đưa các nhà khoa học lên giàn lửa chỉ vì dám công bố những kết quả nghiên cứu trái với quan niệm của nhà thờ, những cuộc thập tự chinh chống lại một tôn giáo khác…). Khi truyền giáo ở các nước gần gũi về địa lí và tương đồng về văn hóa, những tính cách này ít dẫn đến xung đột. Nhưng khi đến phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng, nó gây nên một sự tương phản rõ nét. Một trí thức Công giáo là ông Nguyễn Tử Lộc (1968) đã viết: “Sự truyền đạo Công giáo vào Việt Nam và sự phát triển của đạo… có một tính cách rất ngoại quốc đối với phần còn lại của dân tộc. Tính chất ngoại quốc gồm cả hình thức đến nội dung, từ lễ nghi, nghệ thuật đến lối sống, tín ngưỡng. Đạo Công giáo có vẻ rất Tây, từ câu kinh La Tinh đến ảnh tượng thờ, đến kiểu kiến trúc giáo đường, đến quan niệm con người và vũ trụ”.
Nổi bật trong mối quan hệ này là mâu thuẫn giữa một bên là truyền thống thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam với bên kia là tính độc tôn của Ki-tô giáo không chấp nhận việc thờ phụng ai ngoài Chúa. Chính A. de Rhodes cũng đã kể lại trong cuốn Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài những trường hợp quan chức, thầy thuốc Việt Nam đã sẵn sàng chịu phép rửa tội, nhưng khi A. de Rhodes yêu cầu họ phá bỏ bàn thờ tổ tiên thì, theo lời A. de Rhodes, họ “không thể chấp nhận dược”, họ “ngoan cố giữ và chết khốn khố trong sai lầm”. Không chỉ việc thờ cúng tổ tiên, ngay cả Tam giáo (Nho-Phật-Đạo) cũng bị các giáo sĩ coi là “mê tín dị đoan” và phủ nhận. Ngay từ thời đó, cũng đã có không ít giáo sĩ nhận ra rằng quan niệm cực đoan này là “lạc đường và gây trở ngại không thể vượt qua được cho việc truyền đạo”. Bởi nhận thấy điều này cho nên, ngay từ năm 1658, liền sau khi phong cho hai người Pháp làm giám mục cai quản Đàng Ngoài và Đàng Trong, tòa thánh Ro ma đã chỉ thị những nguyên tắc khá hợp lí cho việc truyền giáo tại Đông Dương: thành lập hàng giáo sĩ bản xứ, cẩn trọng trong các vấn đề chính trị và quốc gia, tôn trọng văn hóa và các tập tục địa phương, liên hệ chặt chẽ với Roma. Nhưng trên thực tế thì những nguyên tắc này đã không được tuân theo. Năm 1715 giáo hoàng Clément XI đã chính thức tuyên bố coi việc thờ cúng tổ tiên là hoàn toàn đi ngược lại đạo Ki-tô. Quan điểm bảo thủ này phải mãi tới tận Công đồng Vatican II (1962-1965) mới được điều chỉnh theo tinh thần tôn trọng những sự khác biệt và các sắc thái văn hóa địa phương.
- Văn hóa phương Tây và văn hóa Việt Nam
2.1. Ki-tô giáo là một bộ phận quan trọng của văn hóa phương Tây. Trong mấy thế kỉ tiếp xúc, văn hóa phương Tây đã ảnh hưởng một cách sâu rộng vào nhiều lĩnh vực của văn hóa Việt Nam. Tuy tùy lúc tùy nơi, người Việt Nam có thể chấp nhận hay chống đối, nhưng cuối cùng bao giờ cũng là sự thâu hóa linh bon’; tiếp nhím những gì có ích và biến đổi cho phù hợp. Ngay trong lĩnh vực Khó giáo với ngôi nhà thờ nổi tiếng về sự rập khuôn cứng nhắc theo lối kiến trúc cao vút có đỉnh tháp nhọn hoắt, thì ~ Việt Nam, một trong những nhà thờ đầu tiên là nhà thờ Phát điểm lại xuất hiện dưới dạng kiến trúc dân tộc thấp trai rộng có mái cong (hình 6.23); do truyền thống trọng nữ, người Việt Nam thường đưa đức Mẹ Mang lên một vị trí sùng kính đặc biệt mà tứ phương Tây không gặp; do tinh thần dân tộc truyền thống của mình, người Ki-tô hữu Việt Nam ngày nay đã và đang thực sự hòa mình với dân tộc, ở trong dân tộc, vì dân tộc, xây dựng cho mình truyền thống Kính Chúa, yêu Nước và đề cao tinh thần Sông Phú(âm trong lòng dân tộc. Trong các lĩnh vực văn hóa vật chất và tinh thần khác, ta cũng gặp sự thâu hóa linh hoạt như thế.
2.2. Trên bình diện VĂN HÓA VẬT CHẤT, ảnh hưởng đáng kể nhất là trong phát triển đô thị, công nghiệp và giao thông các lĩnh vụt mà phương Tây vốn mạnh.
Trên lĩnh vực đô thị, từ cuối thế kỉ XIX, đô thị Việt Nam từ mô hình cổ truyền với chức năng trung tâm chính trị đã chuyển sang phát triển theo mô hình đô thị công – thương nghiệp chú trọng chức năng kinh tế. Ở các đô thị lớn dần hình thành một tầng lớp tư sản dân tộc; nhiều ngành công nghiệp khác nhau ra đời (khai mỏ, chế biến nông lâm sản…). Các đô thị và thị trấn nhỏ cũng dần dần phát triển.
Xuất hiện các kiến trúc đô thị kết hợp khá tài tình phong cách phương Tây với tính cách dân tộc, phù hợp với điều kiện thiên nhiên Việt Nam. Chẳng hạn, các tòa nhà của Trường Đại học Đông Dương (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội), Bộ Ngoại giao, Viện Viễn Đông Bác cổ (nay là Bảo tàng lịch sử Hà Nội)… đã sử dụng hệ thống mái ngói, bố cục kiểu tam quan, lầu hình bát giác… làm nổi bật tính dân tộc; đưa các mái hiên, mái che cửa sổ ra xa để tránh nấng chiếu và mưa hắt…
Trên lĩnh vực giao thông, hàng chục vạn dân định đã được huy động xây dựng hệ thống đường bộ đến các đồn điền, hầm mỏ… Hệ thống đường sắt với những đường hầm xuyên núi, những cây cầu lớn ngày càng được kéo dài (cây cầu sắt bắc qua sông Hồng mang tên Doumer, nay là cầu Long Biên, là một ví dụ).
Xem thêm : Biển báo cấm đỗ xe ngày chẵn lẻ
2.3. Để lại dấu ấn về mặt VĂN HÓA TINH THẦN, ngoài Ki-tô giáo, là những hiện tượng trong các lĩnh vực văn tự – ngôn ngữ, báo chí, văn học – nghệ thuật, giáo dục – khoa học, tư tưởng.
Khi truyền đạo cho người Việt Nam, khó khăn đầu tiên mà các giáo sĩ vấp phải là sự khác biệt về ngôn ngữ và văn tự. Bởi vậy, họ đã dùng bộ chữ cái Latinh thêm các dấu phụ để ghi âm tiếng Việt, tạo nên chữ Quốc ngữ. Chữ Quốc ngữ là thành quả tập thể của nhiều giáo sĩ đồ Đào Nha, Ý, Pháp… và những người Việt Nam đã giúp họ học tiếng Việt. Song công lao lớn nhất thuộc về linh mục Alexandre de Rhodes (1591-1660), người đã kế thừa các công trình của Gaspar d’Amaral và Antonio Barbosa, biên soạn và xuất bản ở Roma vào năm 1651 cuốn từ điển Annam-Lusitan- Latinh (thường gọi là “Từ điển Việt-Bồ-La”) và cuốn Phép giảng tám ngày in song ngữ Latinh-Việt. Tuy chữ Quốc ngữ ban đầu chỉ là công cụ truyền đạo của các giáo sĩ, nhưng do có ưu điểm là dễ học, nên đã được các nhà Nho tiến bộ tích cực truyền bá để phổ cập giáo dục và nâng cao dân trí (Hội truyền bá chữ Quốc ngữ).
Sự kiện thứ ba do việc thâm nhập của văn hóa phương Tây đưa lại là sự ra đời của báo chí. Việc này trước hết nhằm phục vụ cho nhu cầu thông tin cai trị của thực dân Pháp. Gia Định báo là tờ báo đầu tiên được phát hành bằng chữ Quốc ngữ (số đầu ra ngày 15-1-1865). Sau Gia Định báo, ở Sài Gòn và Hà Nội lần lượt xuất hiện nhiều tờ báo khác bằng chữ Quốc ngữ, chữ Hán. Báo chí đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao dân trí, thức tỉnh ý thức dân tộc và tăng cường tính năng động của người Việt Nam.
Sự tiếp xúc với phương Tây đã làm nảy sinh trong lĩnh vực văn học thể loại tiểu thuyết hiện đại vốn là cái mà truyền thống Việt Nam không có, khởi đầu là tiểu thuyết của Nguyễn Trọng Quản viết bằng chữ Quốc ngữ in ở Sài Gòn năm 1887 với nhan đề Truyện thầy Lazaro Phiền, tiếp đó là hàng loạt tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh… Chất văn xuôi, tính cách cá nhân phương Tây còn ảnh hưởng vào cả một lĩnh vực có truyền thống lâu đời như thể dẫn đến sự bùng nổ của dòng thơ mới với những tên tuổi như Thế Lữ, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Huy Cận… vào những năm 30.
Sự tiếp xúc với phương Tây cũng khiến cho tiếng Việt có biến động mạnh: hàng loạt từ ngữ được vay mượn để diễn tả những khái niệm mới đã đi vào đời sống thường ngày như xà phòng / xà bông (savon), kem (crème), ga (gare, gaz), bang (band, banque, ruban)… Có những hiện tượng ngữ pháp vốn đặc thù cho các ngôn ngữ phương Tây (như thể bị động, kiến trúc danh từ…) ở những mức độ nhất định cũng đã được du nhập vào tiếng Việt.
Trong nghệ thuật hội họa thì xuất hiện những thể loại vay mượn từ phương Tây như tranh sơn dầu, tranh bột màu với bút pháp tả thực. Bút pháp tả thực của nghệ thuật phương Tây còn xuất hiện cả trên sân khấu với thể loại kịch nói và tác động tới sự ra đời của nghệ thuật cải lương. Nghệ thuật thanh sắc tổng hợp cổ truyền bắt đầu phân hóa thành hàng loạt bộ môn như ca, múa, nhạc kịch…
Để đào tạo người làm việc cho mình, thực dân Pháp đã buộc học trò học tiếng Pháp, bắt theo hệ thống giáo dục kiểu phương xây. Năm 1898, chương trình thi Hương có thêm hai môn Quốc ngữ và Pháp văn. Năm 1906 lập ra Nha học chính Đông Dương và định ra ba bậc học cơ sở là ấu học, tiểu học và trung học. Trong những năm này, nhà cầm quyền lập ra một số trường cao đẳng và đến 1908 thì mở ra Trường Đại học Đông Dương. Hệ thống Nho học tàn lụi dần. Đến năm 1915 ở Bắc Kì và 1918 ở Trong Kì việc thi Hương bị bãi bỏ, chấm dứt nền Nho học Việt Nam.
Hệ thống giáo dục mới này cùng với sách vở phương Tây đã góp phần giúp người Việt Nam mở rộng thêm tầm mắt, tiếp xúc với các tư tưởng dân chủ tư sản, rồi sau là tư tưởng Mácxít. Truyền thống đạo học với lối tư duy tổng hợp nay được bổ sung thêm kiểu tư duy phân tích. Nó được rèn luyện qua báo chí, giáo dục và hoạt động của những cơ quan khoa học như Trường Viễn Đông Pháp) (thành lập 1901 tại Hà Nội), Viện Vi trùng học (thành lập ở Sài gòn năm 1891, Nha Trang năm 1896, Hà Nội năm 1902) Nền khoa học hiện đại manh nha từ thời thuộc Pháp này đến khi giao lưu với Liên Xô và hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, đã trở nên thực sự vững mạnh và phát triển.
Vượt ra ngoài ý đồ của bọn thực dân, sự áp đặt thô bạo của chúng dẫn đến hậu quả ngược lại là khích lệ tinh thần dân tộc, lòng yêu nước và chống Pháp. Xuất hiện Nguyễn Trường Tộ với những bản điều trần, Phan Châu Trinh với phong trào Duy tân (1906-1908), Lương Văn Can với phong trào Đông Kinh nghĩa thục (năm 1907)… Đại diện tiêu biểu cho khuynh hướng tìm hiểu, chắt lọc cái hay của văn minh phương Tây để giải phóng dân tộc là Nguyễn Ái Quốc.
Hits: 69843
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp