Tại sao 90% trận động đất trên thế giới lại ở vành đai lửa Thái Bình Dương?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video vành đai lửa thái bình dương là nơi

Khoảng 90% trận động đất xảy ra trong vành đai lửa. Điều này có nghĩa cuộc sống của người dân ở Indonesia, Philippines, Malaysia, Nhật Bản, Úc và New Zealand, Papua New Guinea gần như đang bị đe dọa thường xuyên. Ngoài ra, còn có các quốc đảo khác như quần đảo Solomon, Fiji và nhiều quốc gia khác như Melanesia, Micronesia và Polynesia.

Núi lửa hình thành do sự va chạm của các mảng kiến ​​tạo. Các mảng này di chuyển không ngừng trên một lớp đá một phần rắn và một phần nóng chảy. Đây được gọi là lớp phủ của Trái đất.

Khi các mảng va chạm hoặc di chuyển ra xa nhau, Trái đất sẽ di chuyển theo đúng nghĩa đen, theo đài DW.

Vành đai lửa Thái Bình Dương là hệ quả trực tiếp của các hoạt động kiến tạo địa tầng và sự chuyển động cũng như va chạm của các mảng lớp vỏ Trái đất. Khu vực này nằm xung quanh các mảng biển Philippines, mảng Thái Bình Dương, mảng Juan de Fuca và Cocos, mảng Nazca.

Nhiều núi lửa trong vành đai lửa hình thành thông qua quá trình hút chìm. Hầu hết các vùng hút chìm của hành tinh này đều nằm trong vành đai lửa.

Sự hút chìm xảy ra khi các mảng kiến ​​tạo dịch chuyển và khi một mảng bị đẩy xuống dưới một mảng khác. Hiện tượng chuyển động này của đáy đại dương tạo ra “sự biến đổi khoáng chất”, dẫn đến sự tan chảy, đông đặc của magma và núi lửa hình thành.

Nếu mảng bên trên là đại dương, nó có thể tạo ra một chuỗi các đảo núi lửa như Marianas. Đây cũng là nơi chúng ta nhìn thấy những rãnh sâu nhất của Trái đất và các trận động đất sâu nhất.

Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ, trận động đất tồi tệ nhất trong vành đai lửa cũng như trên thế giới xảy ra ở Chile vào ngày 22-5-1960. Đó là trận động đất 9,5 độ Richter.

Theo sau đó là trận động đất lớn ở Alaska năm 1964 (9,2 độ Richter); trận động đất Bắc Sumatra – còn được gọi là sóng thần Ấn Độ Dương – vào ngày 26-12-2004 (9,1 độ Richter) và trận ngoài khơi bờ biển phía đông của Honshu (Nhật Bản) vào ngày 11-3-2011 (9,0 độ Richter), dẫn đến sóng thần và cuối cùng là thảm họa hạt nhân tại Fukushima.

Các trận động đất trên đều nằm trong vành đai lửa.

Tuy biết được hoạt động cấu tạo nên núi lửa nhưng các nhà khoa học lại không thể dự đoán được các trận động đất trong vành đai lửa.

Hiện nay, địa chất khu vực vành đai lửa Thái Bình Dương đang bị căng thẳng liên tục.

Các nhà khoa học cảnh báo những người dân sống xung quanh vành đai lửa nên nhận thức được mối nguy hiểm. Người dân có thể sống xa hơn trong đất liền, xây dựng nhà ở an toàn hơn, chống được động đất. Đồng thời các quốc gia nên cải thiện hệ thống cảnh báo sớm trên đại dương và đất liền để giảm thiểu rủi ro đến tính mạng.