Vay ngắn hạn là gì? Hướng dẫn hạch toán theo thông tư 200

Không chỉ các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà cả với các doanh nghiệp lớn, vay ngắn hạn là giải pháp giúp huy động vốn một cách nhanh chóng. Vậy vay ngắn hạn là tài khoản nào? Có đặc điểm gì? Và quan trọng hơn cả là hạch toán khoản vay này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin mà bài viết dưới đây nhé!

Vay ngắn hạn là gì? Hướng dẫn hạch toán theo thông tư 200

1. Vay ngắn hạn là gì?

Vay ngắn hạn trong tiếng Anh là Short Term Loan, được dùng để chỉ những các khoản vay trong thời gian ngắn, thường dưới 12 tháng. Khoản vay này có thể được dùng để đáp ứng các mục đích như: Sản xuất kinh doanh, sản xuất nông nghiệp,…

Vậy vay ngắn hạn là tài khoản nào? Trong Quyết định 48/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính có quy định, tài khoản số 311 sẽ được sử dụng để hạch toán các khoản vay ngắn hạn. Tuy nhiên, theo Thông tư 200/2014/TT-BTC sau khi được bổ sung và sửa đổi bởi Bộ Tài chính thì tài khoản nợ ngắn hạn đã bị loại bỏ.

Thế nhưng, các doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục hoạt động và thực hiện các hoạt động theo Quyết định Quyết định 48/2006/QĐ-BTC thì tài khoản vay ngắn hạn số 311 vẫn sẽ tiếp tục được sử dụng.

>> Chỉ 2.000.000đ – Tiết kiệm gấp đôi thời gian cho kế toán

Banner Kaike Basic

2. Đặc điểm và phân loại vay ngắn hạn

2.1 Đặc điểm của khoản vay ngắn hạn

Các hình thức vay tín chấp tín dụng, vay thế chấp, vay có tài sản đảm bảo,…đều thuộc loại hình vay ngắn hạn.

Đặc điểm của loại hình vay này đó là:

  • Thời gian vay ngắn, thường có kỳ hạn dưới một năm (12 tháng)
  • Hạn mức vay của doanh nghiệp phụ thuộc vào nhu cầu và các tài sản sử dụng để đảm bảo
  • Phù hợp với mục đích sử dụng vốn trong thời gian ngắn, khả năng hoàn vốn cao
  • Để có thể vay ngắn hạn, doanh nghiệp cũng sẽ cần có tài sản để đảm bảo hoặc thế chấp cho bên vay
  • Có nhiều hình thức vay như vay tín chấp, vay thế chấp, vay thấu chi, vay thời vụ,…

Mặc dù đây là loại hình vay giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận với nguồn vốn nhất nhưng không có nghĩa là các doanh nghiệp có thể dễ dàng vay được. Bởi để có thể vay ngắn hạn, người vay cần phải có đủ sự uy tín, đáp ứng đủ được các yêu cầu về tài sản thế chấp cũng như đáp ứng khả năng trả nợ của ngân hàng thì mới có thể tiếp cận được nguồn tiền này.

2.2. Phân loại vay ngắn hạn

Hiện tại ở Việt Nam có tổng cộng 6 hình thức vay thuộc loại hình vay ngắn hạn bao gồm:

  • Vay lưu vụ
  • Vay từng lần
  • Vay hợp vốn
  • Vay theo hạn mức thấu chi
  • Vay quay vòng
  • Vay tuần

3. Phương pháp kế toán các khoản vay ngắn hạn tại doanh nghiệp

Vay ngắn hạn là gì? Hướng dẫn hạch toán theo thông tư 200

Kết cấu và nội dung phản ánh tài khoản vay ngắn hạn (TK 311):

Bên Nợ:

  • Số tiền đã trả về các khoản vay ngắn hạn;
  • Số chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm (Do đánh giá lại nợ vay bằng ngoại tệ).

Bên Có:

  • Số tiền vay ngắn hạn;
  • Số chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng (Do đánh giá lại nợ vay bằng ngoại tệ).

Số dư bên Có:

Số tiền còn nợ về các khoản vay ngắn hạn chưa trả.

4. Hạch toán khoản vay ngắn hạn theo Thông tư 200/2014/TT-BTC

Vay ngắn hạn là gì? Hướng dẫn hạch toán theo thông tư 200

4.1. Vay bằng tiền

Trường hợp vay bằng Đồng Việt Nam (nhập về quỹ hoặc gửi vào Ngân hàng), ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111)

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (1121)

Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411).

Trường hợp vay bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (1112) (vay nhập quỹ)

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (1122) (vay gửi vào ngân hàng)

Nợ các TK 221, 222 (vay đầu tư vào công ty con, liên kết, liên doanh)

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (vay thanh toán thẳng cho người bán)

Nợ TK 211 – Tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình (vay mua TSCĐ)

Nợ TK 133 – Thuế giá trị gia tăng (GTGT) được khấu trừ (nếu có)

Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411).

Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến khoản vay (ngoài lãi vay phải trả) như chi phí kiểm toán, lập hồ sơ thẩm định… ghi:

Nợ các TK 241, 635

Có các TK 111, 112, 331.

4.2. Vay chuyển thẳng

Trường hợp vay người bán để mua sắm hàng tồn kho, tài sản cố định, để thanh toán về đầu tư xây dựng cơ bản, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 213, 241 (giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình (giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411)

Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, giá trị TSCĐ mua sắm, xây dựng được ghi nhận bao gồm cả thuế GTGT. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến khoản vay (ngoài lãi vay phải trả) như chi phí kiểm toán, lập hồ sơ thẩm định kế toán tương tự bút toán ở mục a.

4.3. Vay thanh toán hoặc ứng vốn (trả trước) cho người bán, người nhận thầu về xây dựng cơ bản, để thanh toán các khoản chi phí, ghi:

Nợ các TK 331, 641, 642, 811

Có TK 341 – Vay và thuê tài chính (3411)

Vay để đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết, đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, ghi:

Nợ các TK 221, 222, 228

Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411)

5. Trình bày thông tin về khoản vay ngắn hạn trên báo cáo tài chính

Trên góc độ xử lý thông tin của kế toán, kế toán chỉ nhận diện và phân loại một khoản vay được cho là ngắn hạn tại thời điểm lập báo cáo tài chính. Khi đó, các khoản vay đến hạn trả trong vòng 12 tháng tiếp theo kể từ thời điểm lập Báo cáo tài chính sẽ được trình bày là Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn trên bảng cân đối kế toán.

Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính có quy định về trình bày chỉ tiêu Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn theo Điều 112. Hướng dẫn lập và trình bày Bảng cân đối kế toán năm:

Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (Mã số 320) (thuộc phần Nợ ngắn hạn)

Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị các khoản doanh nghiệp đi vay, còn nợ các ngân hàng, tổ chức, công ty tài chính và các đối tượng khác có kỳ hạn thanh toán còn lại không quá 12 tháng tại thời điểm báo cáo. Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này căn cứ vào số dư Có chi tiết của tài khoản 341 và 34311 (chi tiết phần đến hạn thanh toán trong 12 tháng tiếp theo).”

Như vậy, doanh nghiệp cần theo dõi và lưu ý khi xác định các khoản vay được phân loại là ngắn hạn, từ đó xác định giá trị của chỉ tiêu Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (Mã số 320) gồm:

  • Toàn bộ các khoản vay có thời hạn vay dưới 12 tháng
  • Các khoản vay có thời hạn phải trả không quá 12 tháng tại thời điểm báo cáo

Ngoài ra, trên thuyết minh báo cáo tài chính, các doanh nghiệp cũng được yêu cầu phải trình bày nguyên tắc ghi nhận khoản vay và nợ thuê tài chính về ghi nhận giá trị, theo dõi chi tiết từng khoản vay…

Ví dụ:

Tại ngày 31/12/2021, Kế toán công ty A tính toán, phân loại chỉ tiêu vay và nợ thuê tài chính như sau (sổ kế toán của công ty A có phản ánh số dư 8.100 triệu đồng của hai khoản vay):

Đơn vị: triệu đồng

STT

Nội dung khoản vay

Số dư ngày 31/12/2021

Chỉ tiêu Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn

Chỉ tiêu Vay và nợ thuê tài chính dài hạn

1

Vay Ngân hàng ngày 10/9/2021; thời hạn vay 9 tháng; số tiền vay 4.000 triệu đồng; chưa trả gốc

4.000

4.000

2

Vay Ngân hàng ngày 01/6/2021; thời hạn vay 48 tháng; số tiền vay 4.800 triệu; đã trả 700 triệu đồng; lịch trả nợ 100 triệu đồng/tháng

4.100

1.200

2.900

CỘNG

8.100

5.200

2.900

Giải thích:

Khoản vay

Giải thích

Vay ngân hàng ngày 10/9/2021; thời hạn vay 9 tháng; số tiền vay 4.000 triệu đồng; chưa trả gốc

– Dư nợ tại ngày 31/12/2021 là 4.000 triệu đồng – toàn bộ là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn vì thời hạn vay 9 tháng, tính đến thời điểm phải trả còn khoảng gần 5 tháng

Vay ngân hàng ngày 01/6/2021; thời hạn vay 48 tháng; số tiền vay 4.800 triệu; đã trả 700 triệu đồng

– Dư nợ tại ngày 31/12/2021 là 4.100 triệu đồng

– Lịch trả nợ 100 triệu đồng/tháng, nên số tiền phải trả trong năm 2022 (thời hạn dưới 12 tháng) là 1.200 triệu đồng

– Giá trị phải trả từ năm 2023 (thời hạn trên 12 tháng) là 2.900 triệu đồng

– Chỉ tiêu Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tính là 1.200 triệu đồng (thuộc chỉ tiêu tổng hợp Nợ ngắn hạn); chỉ tiêu Vay và nợ thuê tài chính dài hạn tính là 2.900 triệu đồng (thuộc chỉ tiêu tổng hợp Nợ dài hạn trên Bảng cân đối kế toán)

Trên đây là giải đáp vay ngắn hạn là tài khoản nào. Bên cạnh đó chúng tôi cũng chia sẻ cách hạch toán tài khoản vay ngắn hạn theo đúng quy định pháp luật.

Các bài viết liên quan:

4 bí quyết quản lý công nợ hiệu quả dễ dàng

Hướng dẫn theo dõi công nợ chi tiết, nhanh chóng và hiệu quả

Hướng dẫn chi tiết cách hạch toán tài khoản 341 – Vay và nợ thuê tài chính theo thông tư 200