Bị gãy xương có đi nghĩa vụ quân sự không? (Nghĩa vụ quân sự 2025)

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video gãy tay có đi nghĩa vụ không

Bị gãy xương có đi nghĩa vụ quân sự không? (Nghĩa vụ quân sự 2025)

Bị gãy xương có đi nghĩa vụ quân sự không? (Nghĩa vụ quân sự 2025) (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Từ ngày 01/01/2024, các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, khám sức khỏe cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng sẽ áp dụng theo Thông tư 105/2023/TT-BQP.

Kết quả sơ tuyển sức khỏe, khám sức khỏe, khám phúc tra sức khỏe và giám định sức khỏe trước ngày 01/01/2024 thì tiếp, tục thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

Việc sơ tuyển sức khỏe, khám sức khỏe, khám phúc tra sức khỏe và giám định sức khỏe sau ngày 01/01/2024 thì thực hiện theo quy định tại Thông tư 105/2023/TT-BQP.

Bị gãy xương có đi nghĩa vụ quân sự không? (Nghĩa vụ quân sự 2025)

Đầu tiên, để biết mình có được đi nghĩa vụ quân sự hay không thì cá nhân phải đáp ứng các tiêu chuẩn về sức khỏe, chính trị, trình độ văn hóa,…trong đó, tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự từ ngày 01/01/2024 được quy định như sau:

– Tiêu chuẩn chung

+ Đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3;

+ Không gọi nhập ngũ đối với công dân nghiện các chất ma túy, tiền chất ma túy được quy định tại Nghị định 57/2022/NĐ-CP.

– Tiêu chuẩn riêng: Một số tiêu chuẩn sức khỏe riêng trong tuyển chọn thực hiện nghĩa vụ quân sự do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Theo đó, công dân phải đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3.

Vậy theo Thông tư 105/2023/TT-BQP, người bị gãy xương thì sẽ xếp loại sức khỏe loại mấy?

Tại Mục 9 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP, tùy theo mức độ, thì tiêu chuẩn sức khỏe đối với người bị gãy xương sẽ được phân loại như sau:

(1) Trường hợp gãy xương nhỏ:

+ Chưa liền xương: Xếp loại 3T

+ Đã liền xương, không ảnh hưởng vận động: Xếp loại 1

+ Đã liền xương, có ảnh hưởng vận động: Xếp loại 2

(2) Trường hợp gãy xương vừa và lớn:

+ Chưa liền xương: Xếp loại 5T

+ Đã liền xương vững ở tư thế bình thường, không để lại di chứng đau mỏi hoặc hạn chế vận động (thời gian từ khi gãy xương đến khi kiểm tra 1 năm trở lên): Xếp loại 2

+ Đã liền xương vững, cong lệch trục không quan trọng, hạn chế vận động khớp, không gây đau mỏi, không gây thoái hoá biến dạng khớp, không ảnh hưởng đáng kể tới sinh hoạt, hoạt động của chi: Xếp loại 3

+ Đã liền xương nhưng trục lệch vẹo, hạn chế vận động: Xếp loại 5

+ Có đau mỏi hạn chế vận động nhiều: Xếp loại 5

+ Có đau mỏi, thoái hoá biến dạng khớp nhiều: Xếp loại 6

+ Đã phẫu thuật nhưng còn phương tiện kết xương: Tính điểm theo gãy xương vừa và lớn, không phương tiện kết xương.

Dựa vào tiêu chuẩn chung về sức khỏe tại Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP kết hợp với điểm phân loại sức khỏe nêu trên, người bị gãy xương vẫn có thể đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 nếu mức độ gãy xương thuộc loại 1, 2, 3T; đồng thời các tiêu chuẩn sức khỏe khác không có tiêu chí nào 3, 4, 5, 6.

Quy định về phương pháp phân loại sức khỏe từ nghĩa vụ quân sự 2025

Cụ thể tại Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định về phương pháp phân loại sức khỏe từ nghĩa vụ quân sự 2025 như sau:

– Phương pháp cho điểm

Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám được cho điểm chẵn từ 1 – 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:

+ Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;

+ Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;

+ Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;

+ Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;

+ Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;

+ Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.

– Phương pháp phân loại sức khỏe

Căn cứ số điểm cho các chỉ tiêu khi khám để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau:

+ Loại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1;

+ Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;

+ Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;

+ Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;

+ Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;

+ Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.