Vết thâm muỗi đốt bao lâu thì hết? Muỗi đốt không chỉ gây ngứa ngáy khó chịu mà còn để lại nổi mụn hoặc vết thâm trên da. Vậy làm thế nào nào để giảm nốt muỗi đốt sưng tấy và vết thâm một cách nhanh chóng và hiệu quả? Cùng tìm hiểu bài viết này để biết cách xử lý cũng như hiểu hơn về vấn đề vết thâm muỗi đốt sau bao lâu sẽ hết.
- Mùng 1 Nên Mặc Đồ Màu Gì 2023 Để May Mắn Cả Năm Cho Tuổi Và Mệnh
- Để giảm cân 1 ngày cần bao nhiêu calo? Cách tính calo giảm cân an toàn không đói
- Dùng thuốc nhỏ mắt nhiều có tốt không?
- Bán cầu bắc là gì? Những thông tin thú vị về vị trí bạn đang sống
- Người bị ho ăn trứng gà được không? Cần lưu ý những gì?
1/ Vết thâm muỗi đốt bao lâu thì hết?
Thông thường, vết thâm muỗi đốt sau khoảng một tuần sẽ hết. Mỗi lần muỗi đốt châm vào da sẽ mang theo nước bọt, virus cùng một số chất đông máu vào máu người. Khi đó, cơ thể sẽ có những phản ứng dị ứng vì những chất này và hệ thống miễn dịch sẽ cần một khoảng thời gian nhất định để loại bỏ tình trạng viêm nhiễm như vết thâm.
Bạn đang xem: Vết thâm muỗi đốt bao lâu thì hết? Cách trị vết thâm hiệu quả
Mặt khác, trên thực tế vết thâm muỗi đốt bao lâu thì hết cũng phụ thuộc vào thể chất của bạn có nhạy cảm hay không và muỗi có độc tính cao như thế nào. Thời gian vết thâm lành lại có thể sẽ lâu hơn nếu do một trong hai yếu tố này.
Sau khi bị muỗi đốt, có thể dùng một số loại thuốc chống viêm và chống ngứa để giảm nhanh các triệu chứng. Về cơ bản, thời gian cụ thể để không còn những triệu chứng do muỗi đốt phụ thuộc vào thể trạng và chất gây dị ứng của từng người.
2/ Cách trị vết thâm muỗi đốt lâu ngày cho bé
Bé có thể bị muỗi tấn công bất cứ lúc nào khiến làn da vốn nhạy cảm và mỏng manh dễ có những vết sẹo thâm. Mẹ vừa lo lắng cho sức khỏe của trẻ lại vừa thấy thương con vì những vết đen gây mất thẩm mỹ. Bên cạnh tìm hiểu vết thâm muỗi đốt bao lâu thì hết, các mẹ có thể thực hiện một số cách trị vết thâm muỗi đốt lâu ngày dưới đây cho bé để nhanh chóng cải thiện tình trạng này.
Dùng nghệ trị vết thâm muỗi đốt
Các bà mẹ có thể thử dùng nghệ để trị vết thâm muỗi đốt cho bé. Nghệ không chỉ chỉ giúp làm mờ vết thâm mà còn giảm nguy cơ bị sẹo. Tuy nhiên ba mẹ cần kiên trì áp dụng phương pháp này để có được hiệu quả. Bởi lẽ, nghệ không thể trị được vết thâm đã hình thành quá lâu và sẫm màu.
Chuẩn bị: 1 củ nghệ tươi
Cách làm:
- Rửa sạch củ nghệ rồi gọt vỏ và giã nhuyễn để chắt lấy nước cốt nguyên chất của nghệ
- Sau đó, rửa sạch vùng da của trẻ có vết thâm do muỗi đốt rồi lau khô
- Lấy que tăm bông sạch thấm nước cốt của nghệ và bôi lên vết thâm trên da
- Sau khoảng 15 đến 20 phút, rửa lại vùng da đó bằng nước ấm
- Thực hiện 2-3 lần mỗi tuần
Chanh giúp trị vết thâm
Chanh có thể giúp tẩy trắng da tự nhiên, phục hồi và chữa lành vết sẹo nhanh chóng nhờ có chứa thành phần vitamin C. Tuy nhiên, các bà mẹ cần chú ý không nên sử dụng chanh để trị vết thâm muỗi đốt cho bé nếu vết muỗi đốt bị xước.
Chuẩn bị: 1 quả chanh (vàng hoặc xanh đều được)
Xem thêm : Tại sao chị em nên uống sữa tươi không đường hoặc ít đường?
Cách làm:
- Rửa sạch rồi bổ đôi quả chanh để vắt lấy nước cốt, pha nước chanh với nước muối sinh lý cho tỉ lệ 2:1
- Rửa sạch vùng da có vết thâm muỗi đốt rồi lau khô
- Lấy que bông sạch thấm vào nước cốt chanh ở trên và bôi lên vết thâm chờ khoảng 20 phút rồi rửa sạch vùng da với nước ấm
- Làm 2-3 lần mỗi tuần
Mẹ cần chú ý chỉ nên thoa một lượng nước cốt chanh vừa phải với độ khỏe của da bé vì chanh có lượng axit cao.
Đu đủ chín
Biết rằng vết thâm muỗi đốt bao lâu thì hết nhưng các mẹ có thể sử dụng đu đủ chín để đẩy nhanh thời gian chờ đợi vết thâm muỗi đốt tự khỏi. Đu đủ chín không chỉ giúp da trẻ trở nên mềm mại hơn mà còn nhanh chóng giúp vết thâm sáng và đều màu với vùng da còn lại.
Chuẩn bị: 100g đu đủ chín, nửa quả cà chua, tăm bông
Xem thêm : Tại sao chị em nên uống sữa tươi không đường hoặc ít đường?
Cách làm:
- Bỏ hạt đu đủ và cà chua rồi cho vào máy ép để lấy nước cốt
- Lấy tăm bông thấm vào hỗn hợp trên và bôi lên vết thâm trên da của trẻ chờ khoảng 10 đến 15 phút rồi rửa lại vùng da với nước sạch
- Làm ngày 2 lần sáng và tối và thực hiện trong 3 ngày liên tiếp để có được hiệu quả
Các mẹ cần lưu ý không nên sử dụng đu đủ ương hoặc xanh vì nhựa đu đủ có thể khiến da trẻ bị kích ứng.
Nha đam trị thâm hiệu quả
Với thành phần như kẽm và chromium, nha đam có thể bảo vệ làn da khỏi những tác nhân gây hại xâm nhập. Nha đam còn có khả năng giữ ẩm rất tốt và là một trong những nguyên liệu được sử dụng để trị vết thâm do muỗi đốt hiệu quả.
Chuẩn bị: 3 nhánh nha đam, mật ong
Xem thêm : Tại sao chị em nên uống sữa tươi không đường hoặc ít đường?
Cách làm:
- Tách nha đam để lấy phần thịt trắng bên trong rồi đem ngâm trong nước muối khoảng 20 phút
- Dùng nha đam đã ngâm và mật ong cho vào máy xay để xay nhuyễn
- Cho hỗn hợp trong ngăn mát tủ lạnh rồi lấy ra ở nhiệt độ phòng và bôi một lớp mỏng trên vùng da bị thâm của trẻ
- Chờ từ 20 đến 30 phút thì rửa lại với nước sạch
- Thực hiện 4-5 ngày, 1 lần mỗi ngày
Các mẹ nên thử sử dụng nha đam trên một vùng da nhỏ của trẻ trước vì một số trẻ có thể bị ứng dị ứng.
Sữa mẹ
Xem thêm : Còn bao nhiêu ngày nữa đến Noel 2022? Không khí đã rộn ràng khắp các con phố
Các bà mẹ đang băn khoăn vết thâm muỗi đốt bao lâu thì hết có thể sử dụng sữa mẹ để giúp vết thâm mau chóng lành hơn. Sữa mẹ có tác dụng rất tốt trong việc xóa mờ vết thâm do muỗi đốt. Bởi vậy, mẹ có thể dùng sữa mẹ để bôi trực tiếp vào chỗ muỗi đốt của trẻ với 3-4 lần mỗi ngày.
Khoai tây
Khoai tây cũng được nhắc tới như một cách trị vết thâm muỗi đốt hiệu quả cho trẻ nhờ có chứa các Enzym hữu ích trong việc làm mờ dần các vết sẹo tối màu. Các mẹ có thể dùng khoai tây để xóa nốt muỗi đốt của trẻ càng sớm càng tốt, hạn chế tình trạng thâm và cải thiện vết thâm nếu có.
Chuẩn bị: 1 củ khoai tây tươi
Xem thêm : Tại sao chị em nên uống sữa tươi không đường hoặc ít đường?
Cách làm:
- Dùng nước muối để rửa sạch khoai tây nhằm loại bỏ vi khuẩn, sau đó gọt vỏ khoai tây và xay nhuyễn lọc lấy nước cốt.
- Rửa sạch vùng da có vết thâm muỗi đốt rồi lau khô.
- Lấy tăm bông sạch thấm vào nước cốt khoai tây và bôi lên vết thâm.
- Chờ khoảng 20 phút thì rửa lại vùng da đó bằng nước ấm.
3/ Lưu ý khi làm mờ vết thâm muỗi đốt cho trẻ
Ngoài việc tìm hiểu vết thâm muỗi đốt bao lâu thì hết, các mẹ cũng nên chú ý một số vấn đề sau khi trị vết thâm muỗi đốt cho trẻ.
Không để bé gãi nhiều ở vết thâm muỗi đốt
Sau khi trẻ bị muỗi đốt, con sẽ có cảm giác ngứa ngáy và khó chịu nên thường sẽ gãi ở vùng da đó. Tuy nhiên các mẹ nên ngăn chặn hành động này của con vì điều này có thể khiến vết thâm muỗi đốt hình thành và khiến da bị trầy xước, có thể làm tổn thương da và gây nên tình trạng mưng mủ.
Thay vào đó, sau khi phát hiện tình trạng vùng da của trẻ có nốt bị muỗi đốt, mẹ hãy sử dụng bông gòn sạch để thấm nước lau sạch vết muỗi đốt đó rồi áp dụng một số cách trị vết thâm.
Cẩn trọng khi áp dụng mẹo trị thâm
Những cách trị vết thâm muỗi đốt được đề cập ở trên đều theo kinh nghiệm dân gian được các bà mẹ truyền tai nhau thực hiện. Các mẹo dân gian này có những lợi ích như nguyên liệu dễ tìm và cũng dễ thực hiện. Tuy nhiên, ngoài chú ý vết thâm muỗi đốt bao lâu thì hết, các mẹ cần lưu ý khi áp dụng một trong những mẹo dân gian trị thâm cho trẻ ở trên, nhất là trẻ sơ sinh vì con có làn da còn nhạy cảm.
Các bậc phụ huynh có thể tham khảo sử dụng sản phẩm kem trị thâm sẹo do muỗi đốt có thành phần từ thiên nhiên để hạn chế tình trạng gây kích ứng da ở trẻ. Trong trường hợp vết thâm của trẻ do muỗi đốt khiến da bị tổn thương nghiêm trọng hoặc bị thâm sẹo nhiều thì mẹ có thể đưa con đi khám da liễu để điều trị thích hợp.
Một số lưu ý khác
- Không để vết thâm sẹo của trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vì sẽ khiến sẹo bị sạm màu hơn do tăng sắc tố melanin
- Đảm bảo chế độ ăn khoa học cho trẻ để đẩy mạnh quá trình hồi phục vết thâm, không nên cho trẻ ăn những thực phẩm gây ảnh hưởng xấu đến vết sẹo thâm như rau muống, hải sản
- Chọn cách điều trị vết thâm và sẹo sao cho phù hợp
Bài viết trên đây đã trả lời cho vấn đề vết thâm muỗi đốt bao lâu thì hết, hi vọng những thông tin hữu ích ở trên đã giúp các bà mẹ có thêm kiến thức về một số cách trị vết thâm muỗi đốt ở trẻ cũng như một vài lưu ý khi làm mờ vết thâm để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho con.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp