Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ?

Quy phạm pháp luật là một trong những nội dung cơ bản liên quan đến pháp luật. Tuy nhiên, đây lại là nội dung khá khó đối với đại đa số mọi người không làm việc hay thường xuyên tiếp xúc với ngành luật.

Chính vì thế, trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan, nhằm trả lời cho câu hỏi: Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ?

Câu hỏi: Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ?

A. Chuẩn mực xã hội.

B. Con người.

C. Các mối quan hệ xã hội.

D. Thực tiến đời sống xã hội.

Đáp án: Đáp ứng đúng là đáp án D. Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

Giải thích nguyên nhân lựa chọn đáp án D:

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự chung do Nhà nước đặt ra, ban hành hoặc là thừa nhận mang tính bắt buộc phải thực hiện và được đảm bảo thực hiện bằng các biện pháp giáo dục, cưỡng chế nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp mình.

Điều này được thể hiện cụ thể thông qua sự công nhận các tập quán, cụ thể:

– Tập quán pháp là những tập quán của cộng đồng được nhà nước thừa nhận, nâng lên thành pháp luật.

– Tập quán vừa là một loại nguồn, đồng thời cũng là một hình thức thể hiện, một dạng tồn tại của pháp luật trên thực tế. Ở hình thức này, pháp luật tồn tại dưới dạng thói quen ứng xử của cộng đồng.

– Nhà nước thừa nhận một tập quán thành lập quán pháp không chỉ đơn giản là sự chấp nhận của Nhà nước đối với một tập quán, khuyến khích xử sự theo tập quán đó mà quan trọng là đưa quyền lực Nhà nước vào trong tập quán đó. Do đó, khi một tập quán được thừa nhận là tập quán pháp nó sẽ trở nên có ý nghĩa bắt buộc và mang tính cưỡng chế.

cac quy pham cua phap luat bat nguon tu 1

– Nhà nước thừa nhận một tập quán thành tập quán pháp có ý nghĩa đối với cả nhà nước và xã hội. Đối với Nhà nước, tập quán pháp đóng vai trò quan trọng tạo nên hệ thống pháp luật của một quốc gia. Thông thường, Nhà nước thừa nhận một tập quán nào đó biến chúng thành tập quán pháp nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý của Nhà nước.

– Đối với xã hội, tập quán pháp thể hiện sự chấp nhận của Nhà nước đối với một thói quen ứng xử của cộng đồng, đó chính là sự thống nhất giữa ý chí Nhà nước với ý chí cộng đồng. Khi thừa nhận một tập quán là tập quán pháp Nhà nước có các biện pháp kinh tế xã hội nhằm khuyến khích xử sự theo tập quán đó. Do đó, tập quán được giữ gìn và phát huy.

– Nhà nước thừa nhận tập quán thành tập quán pháp bằng nhiều cách thức khác nhau, có thể liệt kê danh mục các tập quán được nhà nước thừa nhận. Viện dẫn các tập quán trong pháp luật thành văn, áp dụng tập quán để giải quyết về vụ việc phát sinh trong thực tiễn.

– Tập quán pháp là loại nguồn pháp luật được sử dụng sớm nhất, tồn tại một cách khá phổ biến trong thời kì chưa có pháp luật thành văn. Tuy nhiên, tập quán pháp có hạn chế là không xác định, thiếu thống nhất,… Do đó, cùng với sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội, văn bản quy phạm pháp luật ngày càng chiếm ưu thế thì tập quán pháp ngày càng bị thu hẹp phạm vi sử dụng.

– Tập quán pháp đóng vai trò là nguồn bổ sung cho các văn bản quy phạm pháp luật. Trong hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật với những lý do chủ quan và khách quan làm cho văn bản quy phạm pháp luật có thể có những hạn chế nhất định. Trong điều kiện đó, tập quán của địa phương là nguồn bổ sung quan trọng cho những khoảng trống trong các văn bản quy phạm pháp luật.

Như vậy, Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ? Đã được chúng tôi tôi trả lời chi tiết trong bài viết phía trên. Chúng tôi mong rằng với những nội dung trong bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.