Cách xử lý vết thương mưng mủ

Tùy mức độ nghiêm trọng của vết thương, vị trí vết thương và khu vực vết thương ảnh hưởng, người bị thương sẽ có các lựa chọn điều trị khác nhau. Ngoài ra, sức khỏe bệnh nhân và thời gian bị thương cũng là 2 yếu tố ảnh hưởng tới quá trình xử lý vết thương. Nếu vết thương có mủ nặng, người bệnh nên đến cơ sở y tế để được thăm khám.

Sau đây là hướng dẫn xử lý vết thương mưng mủ nhiễm trùng:

  • Rửa sạch vết thương: Khi vết thương bị nhiễm trùng, bạn nên dùng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn (Betadine, Povidone,…) để rửa vết thương. Khi rửa, bạn có thể cắt mở một phần của vết thương để rửa sạch.
  • Loại bỏ vi khuẩn và mô hoại tử: Bạn cần loại bỏ dịch mủ, vi khuẩn và mô hoại tử để loại bỏ nguyên nhân gây nhiễm trùng, tránh nhiễm trùng lan rộng. Phương pháp thực hiện là cắt bỏ phần hoại tử (hoặc phẫu thuật theo chỉ định của bác sĩ) nếu vết hoại tử quá lớn và quá sâu.
  • Dùng thuốc kháng sinh: Người bị vết thương mưng mủ có thể sử dụng thuốc kháng sinh dạng gel bôi trực tiếp lên vết thương hoặc uống kháng sinh nếu nhiễm trùng nặng. Tuy nhiên, khi dùng thuốc chống viêm, thuốc kháng sinh, bạn cần phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
  • Băng vết thương: Với vết thương nhẹ, bạn không cần băng lại mà chỉ cần dùng băng vết thương dạng xịt Nacurgo để tạo màng sinh học Polyesteramide bao phủ lên vết thương, giúp vết thương nhanh lành hoặc dùng băng cá nhân Urgo hay gạc mỏng phủ lên vết thương, tránh cọ xát. Với vết mổ, trong thời gian nằm viện người bệnh sẽ được nhân viên y tế thay tháo băng. Khi xuất viện về nhà, bệnh nhân có thể để vết mổ thoáng và sạch nhưng vẫn cần phòng ngừa nhiễm trùng bằng cách sử dụng màng sinh học Polyesteramide. Nếu vết thương nặng hơn, người bệnh nên dùng Nacurgo xịt lên vết thương trước khi quấn băng để giúp vết thương mau lành;