Khi bị vết thương hở khiến chúng ta lo lắng và kiêng dè các loại thức ăn rất nhiều. Vì sợ sẽ làm cho vết thương bị sưng, đau và để lại sẹo. Trong số những thắc mắc đó có cả những nghi ngờ về việc ăn bánh mì. Nhưng sự thật bị vết thương hở có ăn bánh mì được không? Bài viết sau sẽ cho bạn câu trả lời đúng nhất.
Ăn bánh mì có tốt cho sức khỏe hay không?
Bánh mì được dùng phổ biến ở nước ta, thế nhưng đây không phải là thực phẩm lành mạnh cho cơ thể. Vì thành phần chủ yếu làm ra bánh từ các nguyên liệu như bột chua, bột mì, nước, các chất phụ gia…
Bạn đang xem: Bị vết thương hở có ăn bánh mì được không? Lưu ý những gì khi ăn?
So với các loại thực phẩm như trái cây, rau củ thì bánh mì chứa ít dưỡng chất dinh dưỡng hơn. Theo đó, thành phần giàu calo và carb, nhưng lại chứa ít các chất protein, vitamin, chất xơ, các khoáng chất…
Nhìn chung, bị vết thương hở có ăn bánh mì được không cần căn cứ vào những dưỡng chất. Xem chúng có tác động gì đến vết thương hay không bạn nhé!
Cụ thể, trong 25g bánh mì trắng có chứa các chất như: Calo 67; chất béo 1g, Carbs 13g; chất đạm 2g; chất xơ 0,6g… Trong thành phần bánh mì còn chứa gluten, một loại protein giúp cho bột nổi lên và tạo độ đàn hồi cho bánh. Điều đó gây khó tiêu hóa cho một số người, có thể dẫn đến các biểu hiện như đầy hơi, đau dạ dày, tiêu chảy…
Bánh mì còn chứa hàm lượng carbs cao gây phá vỡ carbs tạo thành glucose làm tăng lượng đường trong máu. Đó cũng là lý do tạo ra nguy cơ bị bệnh tiểu đường và mắc bệnh tim.
Trong bánh mì có chứa các chất chống độc làm ngăn chặn tiếp nhận các khoáng chất. Cụ thể, nhiều loại axit phytic liên kết với các chất như sắt, magie, canxi, kẽm… và ngăn cản sự hấp thu của các khoáng chất này.
Xem thêm : TOP 10 LOẠI THỰC PHẨM CÀNG ĂN CÀNG GIẢM MỠ BỤNG
Nhưng nếu là bánh mì làm từ bột mì nguyên chất sẽ chứa hàm lượng chất xơ cao. Còn các loại ngũ cốc nảy mầm khá giàu beta-carotene, vitamin C, E.
Bị vết thương hở có ăn bánh mì được không?
Như chúng ta đã biết, bánh mì là một loại thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày, là thức ăn sáng được mọi người ưa dùng. Vậy, các bạn có thể tiếp tục sử dụng như thông thường. Bởi chưa có những nghiên cứu và cảnh báo nào nói đến vấn đề ăn bánh mì sẽ ảnh hưởng đến vết thương hở trên da.
Tuy nhiên, chúng ta nên biết cách chế biến bánh mì phù hợp với thể trạng bị thương. Chẳng hạn như làm bánh mì bơ sữa, bánh mì hấp, bánh mì salad, bánh mí pate gan heo… Đây đều là những loại bánh mì mà nguyên liệu đi kèm không gây hại đến vết thương.
Trái lại, đối với những loại bánh mì được bày bán trên vỉa hè vào buổi sáng thì các bạn không nên dùng. Vì thành phần trong bánh mì có các thực phẩm kiêng cữ, chẳng hạn như thịt bò, trứng, thịt gà, rau muống, các loại gia vị cay nóng…
Mặc dù biết bị vết thương hở có ăn bánh mì được không, nhưng về mặt sức khỏe, ăn bánh mì thường xuyên gây ra một số căn bệnh mãn tính. Hơn thế nữa, khi ăn chỉ có tác dụng no tạm thời và rất nhanh đói, không chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho việc lành thương.
Do đó, nếu đây là thực phẩm mà bạn thường dùng để ăn sáng thì chúng ta nên hạn chế và thay thế bằng các loại thức ăn dinh dưỡng khác. Chẳng hạn như nấu cháo thịt, cháo yến mạch, súp rau củ…
Các loại thực phẩm giúp nhanh lành vết thương
Giai đoạn bị thương khiến bạn đau rát khó chịu, do vậy để mau lành da, xóa đi những vết tích thì chúng ta phải ăn đúng cách. Những thực phẩm này cần chứa các chất dinh dưỡng như sau:
Xem thêm : Bắp rang bơ bao nhiêu calo, có gây béo không?
– Vitamin K: Đây là chất đóng vai trò chủ chốt trong việc tái tạo mô và hỗ trợ lành thương. Vitamin K và canxi là những chất giúp kích thích sản xuất thrombin, một loại chất đông máu, giúp lành thương nhanh hơn. Các thực phẩm có chứa vitamin K như cà chua, dưa leo, bắp cải, súp lơ…
– Vitamin C: Quá trình tái tạo tế bào, thúc đẩy liên kết mô cần có sự tham gia của vitamin C. Nếu thiếu hụt sẽ làm cho vết thương bị rách ra, do đó nên bổ sung đầy đủ các thực phẩm như cam, bưởi, cà chua, kiwi, ớt chuông…
– Đạm: Sở dĩ nhiều người đặt ra câu hỏi bị vết thương hở có ăn bánh mì được không là bởi bánh mì cũng chứa chất đạm cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, hàm lượng đạm trong loại thực phẩm này khá thấp, trái lại các loại thực phẩm như cá, sữa, đậu đỗ, phô mai… là những loại thực phẩm có thể thúc đẩy tái tạo tế bào, liền da.
– Các khoáng chất sắt, kẽm: Đây là những vi chất tham gia vào quá trình sản xuất tế bào mới trên da nên cần được bổ sung. Các thực phẩm chứa những chất này bao gồm ngũ cốc, đậu hà lan, cải súp lơ, rau bina, đậu lăng…
Với những thông tin về các thực phẩm nên dùng và không nên dùng đã giúp mọi người biết chế độ dinh dưỡng nào thích hợp cho mình. Đồng thời vấn đề bị vết thương hở có ăn bánh mì được không đã được bật mí cụ thể. Các bạn có thể an tâm sử dụng một ít nhé!
Xem thêm:
- Bị vết thương ăn thịt gà được không?
- Bị vết thương có ăn tôm được không?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp