So sánh là một trong những biện pháp tu từ vô cùng đơn giản nhưng lại góp phần làm cho những tác phẩm văn học, những bài làm văn trở nên vô cùng cảm xúc và lôi cuốn. Khi các em học sinh sử dụng thành thạo được biện pháp này, bài văn của em sẽ màu sắc hơn và sinh động hơn. Dưới đây là những kiến thức cơ bản và bài tập về so sánh mà HOCMAI muốn gửi gắm tới các em.
Phép So sánh là gì?
Khái niệm
Biện pháp tu từ so sánh được dùng để đối chiếu hai sự vật, sự việc có nét tương đồng với nhau để giúp cho sự biểu đạt tăng tính gợi hình hoặc gợi cảm.
Ví dụ: “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngon.”
Bạn đang xem: Bài tập về so sánh (có bao gồm lời giải)
Ở đây, hình ảnh “trẻ em” và “búp trên cành” được so sánh với nhau. Hai hình ảnh này đều có nét tương đồng, đó là đều non nớt, mỏng manh và cần được che chở.
Cấu tạo phép so sánh
Thông thường, một phép so sánh sẽ bao gồm 4 yếu tố, đó là:
– Vế A : Sự vật được so sánh.
– Phương diện so sánh (đặc điểm so sánh hoặc bộ phận so sánh)
– Từ so sánh.
– Vế B : Sự vật so sánh.
(Trong một vài trường hợp, dấu 2 chấm có thể thay thế cho từ so sánh)
Để xem thêm chi tiết về định nghĩa, các em hãy truy cập vào đường link này nhé: So sánh là gì?
Bài tập vận dụng biện pháp so sánh
Bài 1: Tìm những hình ảnh so sánh trong đoạn thơ sau:
“Anh đội viên mơ màng.
Như nằm trong giấc mộng.
Bóng bác cao lồng lộng.
Ấm hơn ngọn lửa hồng.”
Hướng dẫn giải:
Có 2 hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn thơ trên.
Hình ảnh so sánh thứ nhất là phép so sánh ngang bằng “anh đội viên” và “nằm trong giấc mộng”, gợi lên cảm giác mơ màng như đang ngủ của anh đội viên.
Hình ảnh so sánh thứ hai là phép so sánh hơn kém “bóng bác cao lồng lộng” và “ngọn lửa hồng”, ý chỉ Bác như ngọn lửa tinh thần ấm áp, sưởi ấm cho đồng bào ta.
Bài 2: Đọc câu ca dao sau và trả lời câu hỏi:
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than.”
- a) Từ bổi hổi bồi hồi là loại từ gì và có ý nghĩa như thế nào
- c) Phân tích cái hay của câu ca dao do phép so sánh đem lại.
Hướng dẫn giải
Xem thêm : Thực hư việc uống sữa đậu nành giúp tăng vòng 1?
a,b) Loại từ: Từ láy (Mang sắc thái cao độ)
Trạng thái những cảm xúc cứ tiếp tục dâng lên trong lòng người, mãi không nguôi.
- c) Bằng cách đưa ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc trừu tượng đã giúp cho người đọc hiểu rõ hơn tâm tư của tác giả. Phép so sánh đó như là một cách làm phóng đại hóa nỗi lòng, cảm xúc nóng rực như đống than, đống lửa.
Bài 3: Tìm các phép so sánh trong đoạn thơ sau và phân tích tác dụng:
“Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp
Rắn như thép, vững như đồng
Đội ngũ tơ trùng trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt”
Hướng dẫn giải
Ở đây, các em học sinh cần chú ý đến cách mà tác giả đưa ra hàng loạt các phép so sánh, những sự vật đó như thế nào? Cụ thể hay trừu tượng? Và qua đó gửi gắm thông điệp gì?
Bài 4: Biện pháp tu từ so sánh trong câu ca dao sau có tác dụng gì?
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.”
Gợi ý:
Phép so sánh ở câu trên để nói đến công lao dưỡng dục to lớn của cha mẹ là vô bờ bến. Mỗi em học sinh cần phải biết quý trọng, yêu thương và hiếu thảo với bố mẹ mình hơn nhé.
Bài 5: Phép so sánh sau đây có gì đặc biệt:
“Mẹ già như chuối ba hương
Như xôi nếp một, như đường mía lau.”
Hướng dẫn giải
Điệu đặc biệt ở đây có tới 3 Sự vật so sánh “chuối ba hương”, “xôi nếp một”, “đường mía lau”. Ý chỉ công lao, nghĩa tình của mẹ được thể hiện trong rất nhiều mặt của đời sống.
Bài 6: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
“Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Xem thêm : Con trai mắt trái giật là hên hay xui và cách khắc phục tốt nhất
Cái đầu nghênh nghênh
Ca lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng…”
- a) Trong đoạn thơ trên sử dụng phép so sánh nào?
- b) Phép so sánh ấy có gì độc đáo?
Hướng dẫn giải
- a) Trong đoạn trên, có sử dụng biện pháp tu từ so sánh ngang bằng, so sánh giữa “chú bé” với “chim chích”.
- b) Phép so sánh đã nhấn mạnh vào sự hồn nhiên vui tươi của trẻ em.
Bài 7: Các em hãy nêu 5 ví dụ về so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng:
Hướng dẫn giải
- a) So sánh ngang bằng:
Em xinh như hoa
Bạn Long cao như cái sào
Anh của tớ khỏe như voi
Anh em như thể chân tay
Thầy thuốc như mẹ hiền
- b) So sánh không ngang bằng:
Tuấn học giỏi hơn Nam
Tớ cao hơn cậu
Tuấn đá bóng giỏi hơn Nam
Bút bi khó viết hơn bút chì
Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
HOCMAI mong rằng những kiến thức và bài tập về so sánh đã giúp các em học sinh hiểu hơn về biện pháp tu từ thú vị này. Các em học sinh nhớ chủ động luyện tập thường xuyên các bài tập về phép so sánh để có thêm kỹ năng làm bài văn thật tốt nhé!
Tham khảo thêm:
Bài tập về ẩn dụ
Bài tập về hoán dụ
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp