Loại hình doanh nghiệp công ty Hợp danh là một trong những loại hình doanh nghiệp được lựa chọn rất nhiều. Bên cạnh đó, có một số ngành nghề thì loại hình này hầu như được lựa chọn trong các ngành nghề đó.
- Lãi suất ngân hàng BIDV trong tháng 6/2022
- Mức lương cao nhất của giáo viên mầm non công lập hạng 2 mới nhất năm 2023 là bao nhiêu theo quy định?
- Thực phẩm nên cân nhắc khi ăn trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu
- 11 lý do và cách chữa chó bị sổ mũi thở khò khè hắt xì
- Khung trình độ quốc gia Việt Nam gồm 8 bậc
Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan đến vấn đề: Ví dụ về công ty hợp danh.
Bạn đang xem: Ví dụ về công ty hợp danh
Công ty hợp danh là gì?
Công ty hợp danh là loại hình công ty, trong đó các thành viên cùng nhau tiến hành hoạt động thương mại dưới một hãng chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của công ty. Công ty hợp danh là công ty góp danh là loại hình đặc trưng của công tu đối nhân.
Đặc điểm của công ty hợp danh:
– Thành viên hợp danh và trách nhiệm của thành viên hợp danh:
+ Liên đới chịu trách nhiệm thanh toán hết nghĩa vụ tài chính công ty nếu tài sản của công ty không đủ để tranh trải số nợ của công ty.
+ Các thành viên hợp danh đều là các đồng sở hữu trong công ty và họ có quyền quyết định ngang nhau trong quá trình quản lý, điều hành công ty mà không tính đến phần vốn góp vào công ty nhiều hay ít.
+ Thành viên hợp danh của công ty không được là chủ doanh nghiệp tư nhân, không được là thành viên hợp danh của công ty khác, nếu không được sự đồng ý của tất cả các thành viên hợp danh trong công ty.
– Tư cách pháp nhân của công ty hợp danh:
+ Có sự rõ ràng về tài sản của Công ty và tài sản của thành viên hợp danh.
+ Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được đăng ký doanh nghiệp.
– Thành viên góp vốn và trách nhiệm của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh:
+ Thanh viên góp vốn được quyền tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại phiên họp Hội đồng thành viên nhưng những phiếu của họ không có giá trị ảnh hưởng đến nội dung của cuộc họp.
+ Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty tỏng phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Việc huy động thêm thành viên góp vốn giúp tháo gỡ được khó khăn tài chính mà công ty hợp danh đang gặp phải.
– Huy động vốn của công ty hợp danh:
Xem thêm : Các cặp đôi cung hoàng đạo sinh ra là để dành cho nhau!!
Huy động vốn bằng các hình thức như tăng vốn góp, tiếp nhận vốn góp của thành viên mới,… Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
– Cơ cấu tổ chức của công ty:
+ Tất cả thành viên hợp lại thành Hội đồng thành viên.
+ Về nguyên tắc cơ cấu tổ chức quản lý của công ty hợp danh do các thành viên thỏa thuận quy định trong Điều lệ công ty.
Góp vốn trong công ty hợp danh
Căn cứ quy định tại Điều 178 – Luật Doanh nghiệp năm 2020, quy định về thực hiện góp vốn và cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp, cụ thể:
– Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn phải góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết.
– Thành viên hợp danh không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại cho công ty phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
– Trường hợp có thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết thì số vốn chưa góp đủ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty; trong trường hợp này, thành viên góp vốn có liên quan có thể bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định của Hội đồng thành viên.
– Tại thời điểm góp đủ số vốn đã cam kết, thành viên được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp Giấy chứng nhận phần vốn góp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
+ Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty.
+ Vốn điều lệ của công ty.
+ Tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức; loại thành viên.
+ Giá trị phần vốn góp và loại tài sản góp vốn của thành viên.
+ Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp.
Xem thêm : Facebook mất gợi ý kết bạn, phải làm gì đây?
+ Quyền và nghĩa vụ của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp.
+ Họ, tên, chữ ký của người sở hữu giấy chứng nhận phần vốn góp và của các thành viên hợp danh của công ty.
– Trường hợp Giấy chứng nhận phần vốn góp bị mấy, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp.
Ví dụ về công ty hợp danh
Hiện nay, các công ty hợp danh thường được lựa chọn rất nhiều đặc biệt là các công ty ngành luật, ví dụ như:
– Công ty Luật Hợp Danh Niềm Tin Việt.
Địa chỉ: Số 1 – Lô 13A trung Yên 6 – phố Trung Hòa – phường Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội.
– Công ty Đấu giá Hợp danh Bắc Trung Nam:
Địa chỉ: Số 6 Mặc Thái Tổ – Yên Hỏa – Cầu Giấy – Hà Nội.
– Công ty Luật hợp danh Đông Thành:
Địa chỉ: Số 1 Trung Hòa – Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội.
– Công ty Luật Hợp danh Hoàng Đàm và Toàn cầu:
Địa chỉ: Số 376 Đê La Thành – Thành Công – Đống Đa – Hà Nội.
Như vậy, Ví dụ về công ty hợp danh đã được chúng tôi trình bày chi tiết trong bài viết phái trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã phân tích các quy định liên quan đến công ty hợp danh hiện hành. Chúng tôi mong rằng các nội dung chúng tôi đã trình bày sẽ giúp ích được quý bạn đọc
>>>>> Tham khảo thêm: Thành lập doanh nghiệp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp