Giao tiếp phi ngôn ngữ

Sự giao tiếp phi ngôn ngữ là sự giao tiếp không dùng lời nói, chữ viết, mà dùng những dấu hiệu [hay còn gọi là những kênh]. Có 7 dấu hiệu phi ngôn ngữ. Nét mặt, tư thế, cử chỉ, khoảng cách, trang phục, khung cảnh tự nhiên và khung cảnh xã hội.

Ngày nay, trong giao tiếp còn có thể có kênh quà tặng lưu niệm. Ví dụ như trong ngày sinh nhật ta gửi tặng bạn gái một bức “điện hoa”; kênh “phong bì”, thông qua đó người ta tặng nhau một món quà nhỏ, hàm ý nhắn nhủ sự giúp đỡ.

Mỗi một thành phần của sự giao tiếp phi ngôn ngữ đều có ý nghĩa thông tin và tình cảm trong giao tiếp.

1. Nét mặt

Nét mặt giúp ta “nói” nhiều lắm khi giao tiếp. Ở một đám tang thì nét mặt là u uất, u buồn; đám cưới hay trúng số thì nét mặt rạng rỡ. Khi ta nói luân lý thì nét mặt lại đạo mạo.

– Khi giao tiếp, người ta có thể nhìn gương mặt để phỏng đoán người sâu sắc hay nông cạn, người có hậu hay bạc phước, người trí hay người đần, người siêng năng hay người lười, người hướng nội hay hướng ngoại, người quảng đại hay hẹp hòi.

Ví dụ:Đến thăm ai, lưu trú nhà ai, nhờ ai giúp đỡ việc gì, có thể quan sát kỹ gương mặt họ để đoán họ tốt với ta đến mức nào. Có điều phải thận trọng một chút là có những gương mặt xấu mà tốt bụng và có những gương mặt đóng kịch. Hễ mặt nạ thì sớm muộn ai mang nó cũng bị lột hay tự cởi. Còn tốt bụng thì thời gian sẽ chứng minh.

– Vầng trán có thể cho ta biết ai thông minh, ai đần độn, ai thích suy tư, ai vô tư lự. Ngoài tác dụng ấy nếu có sự vận động, nheo lại của lông mày, vầng trán giúp ta diễn được những ý ngạc nhiên, ý tinh vi khó hiểu hay ý phẫn nộ, bất mãn.

– Ở kênh nét mặt, chủ yếu là ta nói đến cặp mắt và cái miệng, tức là cái nhìn và nụ cười trong giao tiếp.

Cặp mắt, như người ta hay nói, đó là “cửa sổ của tâm hồn”. Cặp mặt nói có thể gần bằng hay hơn lời nói. Nó phô bày các hang cùng ngõ hẻm của tâm địa. Nó diễn lộ các sinh hoạt của tình dục, tình cảm.

Khi giao tiếp, ta nên ngó ngay, hay không ngó ngay người kia tuỳ trường hợp. Dĩ nhiên là không nên nhìn vào theo mặt hay con mắt lé của họ, cũng không nên nhìn thẳng họ khi họ ngáp, xỉa răng, hỉ mũi hoặc xổ mũi. Thường trong khi giao tiếp, ta ngó ngay người nghe, ngó ngay tự nhiên, đứng đắn, không có tò mò, ẩn ý. Tối ky đưa mắt dạo ngắm mặt mũi, áo quần, đồ đạc trên bàn giẩytong nhà hay ai lấp ló ở nhà dưới của người ta, cũng như tránh các lối nhìn láo liên, nhìn lờ đờ, nhìn lom lom, nhìn âu yếm sái mùa, nhìn ngạc nhiên sái chỗ…

Minh hoạ 1

Tại một tiệm sách, một khách hàng bước vào trong khi để người bạn đứng ngoài với chiếc xe nổ máy giữa trời nắng gắt.Người khách cứ nhìn láo liên rồi cầm đại một vài cuốn sách lên lật lật, hình như không định trước mua sách gì. Chủ hàng bắt đầu có vẻ nghi ngờ, chăm chú nhìn anh ta. Và sau cung khách hàng bâng quơ rồi bỏ đi.

Rõ ràng, người khách hang chỉ bằng biểu hiện “cái nhìn” không dược đàng hoàng cho lắm nên đã gieo vào lòng người chủ một cái nhìn về mình không tốt. Tại sao người khách hàng không dám nhìn thẳng người chủ để hỏi những thứ mà mình cần mua mà lại nhìn láo liên như vậy ? Qua đó ta thấy, trong khi giao tiếp, cái nhìn rất quan trọng, người ta có thể nhận xét mình qua cái nhìn đó.

Minh hoạ 2

Ở lớp báo chí III, thường những tiết học, sinh viên vắng lớp rất nhiều vaog những buổi chiều chủ nhật. 13h30 là giờ học gây cảm giác buồn ngủ, mệt mỏi. Thế nhưng vào những buổi học môn “Tâm lý học” của thầy Nguyễn Văn Lê, sinh viên tham dự rất đông với một tinh thần thoải mái. Đó là do thầy tạo không khí học thoải mái, không nặng lý thuyết và một điều mà tất cả sinh viên đều nhớ về thầy sau môn học, là nụ cười. Thầy có nụ cười rất tươi với một tiếng cười sảng khoái và tự nhiên. Thầy cười, sinh viên cười. Thật là một giờ học thoải mái không còn mệt nhọc và buồn ngủ!

Tóm lại là khi giao tiếp ta phải khéo léo sử dụng tác dụng của nét mặt để gây thiện cảm và thuyết phục.

2. Tư thế (còn gọi là sơ đồ thân thể)

Các nhà nghiên cứu về giao tiếp phi ngôn ngữ đã từng nói:

“Mỗi một sự thể hiện hình dáng của cơ thể là biểu hiện một ý tưởng. Nhìn hình dáng của một con người đi đứng đường hoàng, đưa ngực ra trước, ta cảm thấy sức mạnh thể chất và nghị lực của người đó”.

“Thân thể của con người là một quyển sách của tâm hồn và quyển sách đã lật ra, chỉ còn việc nhìn vào đấy”.

Toàn thân đừng có khuyết điểm nào tệ quá. Tướng diện phải được bao bọc bởi cái gì nghiêm trang, mực thước, đúng đắn, lễ độ. Dáng đứng phải đường hoàng đừng lom khom. Đi thì đừng chúi đầu về phía trước.

Các trẻ nhỏ khi chưa biết nói cũng giao tiếp phi ngôn ngữ với mẹ thông qua tiếng khóc, sự trở mình, sự giao tiếp bằng tiếp xúc giữa 2 cơ thể khi con nằm trong lòng mẹ. Có người cha đã tức giận hành hạ đứa con nhỏ của mình khi không làm thế nào mà hiểu được con qua những tiếng khóc và sự biểu diễn của cơ thể nó.

Minh hoạ 3

Thầy hiệu trưởng trường Lê Văn Tám lúc em học cấp II là một người mà tụi học sinh em rất kính phục. Đi đứng rất khoan thai, đường hoàng. Khi thầy đứng trước tụi học sinh quậy phá là y như rằng đứa nào cũng xanh mặt. Chỉ cần thấy bóng dáng thầy là bọn học sinh quậy phá chạy trốn hết. Riêng tụi em, thì lại rất thích tiếp xúc với thầy. Cao ráo, nghiêm trang, đàng hoàng là hình ảnh tụi em nhớ mãi.

– Nụ cười là một chỉ báo phi ngôn ngữ. Người Trung Hoa nói: Người nào không biết mỉm cười thì đừng nên mở tiệm. Đối với người Mỹ, trong kinh doanh nụ cười được xếp hàng đầu trong 3 chữ S:

S: Smile, nụ cười.

S: Speed, tốc độ.

S: Sincerity, sự thực thà.

Ta phải biết cười hồn nhiên và tránh những cái cười lỗi nhịp như: cười gượng, cười vô vị, cười thất vọng, cười tinh nghịch, cười cay độc, cười thương hại. Muốn có cái cười hồn nhiên (theo Phạm Cao Tùng viết) thì phải có tính yêu đời. Tính yêu đời không phải là một thiên tính mà là kết quả của sự tự giáo dục. “Ai chả có mối lo riêng. Trời đâu có quang đãng mãi! Nhưng phải biết “quẳng gánh lo đi mà vui sống!”. Phải tập thành thói quen, Nụ cười mới tự nhiên nở trên môi.

Nụ cười trong đời thường là một chỉ báo của sức khoẻ và hạnh phúc cho ta và cho những người quanh ta.

Một nụ cười chẳng mất vốn mà lợi thật nhiều. Một nụ cười không làm nghèo người phát ra nó mà làm giàu người nhận nó. Một nụ cười chỉ nở trong khoảnh khắc, nhưng có khi làm cho ta nhớ suốt đời. Nụ cười gây hạnh phúc trong gia đình, nó là nguồn gốc của những hảo ý trong hiệp tác làm ăn và là dấu hiệu của tình bè bạn. Kẻ phú quý mà không có nó thì vẫn còn nghèo, còn kẻ nghèo mà có nó thì vẫn còn cái vốn vô tận. Nụ cười bồi dưỡng kẻ mệt nhọc, nó là hình ảnh bình minh cho kẻ ngả lòng, là nắng xuân cho kẻ buồn rầu, là thuốc màu nhiệm nhất của tạo hoá dễ chữa lo âu. Nụ cười không thể mua được, nếu ta khư khư giữ nó thì nó chẳng có giá trị gì, nhưng nếu ta dùng nó một cách hào phóng thì có giá trị vô cùng.

Đối với người lớn, người sâu sắc phải cười cẩn thận. Người ta có thể dựa vào cái cười để đánh giá trị ta. Có thể ta cười tỏ ra thông minh, tế nhị, mà cũng có thể ta cười tỏ ra đần độn vô lễ. Với người ngoại quốc, cười càng phải thận trọng hơn nữa. Thường người khác dân tộc nhau ít hiểu hết ý nghĩa cái cười của nhau vì lẽ đơn sơ là có nhiều điểm tâm lý không giống nhau.

3. Cử chỉ

“Cử chỉ điệu bộ tao nhã biểu lộ con người tao nhã”.

Cử chỉ, điệu bộ ảnh hưởng trực tiếp tâm hồn. Nếu cử chỉ ta hấp tấp vụt chặc khi đi đứng, khi hành động, khi nói năng thì nội tâm của ta bị kích loạn lên.

Khi xã giao đừng nên kiểu cách mà cũng đừng nên thân mật đến suồng sã. Xử sự phải tỏ ra là người văn minh, lịch sự, lễ độ, tế nhị, có những cử chỉ đẹp và thân thiện.

Lời chào, lời giới thiệu trân trọng, cái bắt tay trong buổi đầu tiếp xúc là để tỏ sự trân trọng đối với bạn hàng.

Khi giao tiếp, ta nên tránh cái cử chỉ gãi giữa nơi có nhiều người, nói chuyện với phụ nữ tay đút túi quần, khạc nhổ xuống đất, ngáp công khai.

Tóm lại, khi giao tiếp “không cần kiểu cách gì hết, cứ thật tình, lương thiện, kính trọng giá trị kẻ khác rồi cư xử tự nhiên là nắm được hai phần ba nghệ thuật gây thiện cảm” (Feurzinger)

Minh hoạ 4

Trên đường đi hôm ấy, một cụ già bị ngã xe do va chạm với một anh chạy xe máy. Thế mà anh ấy lại chạy đi luôn, trong khi mọi người ở hai bên đường chạy ra đỡ cụ dậy. Anh thanh niên đó thật là một người thiếu trách nhiệm, tách ra khỏi cộng đồng người đang sống trong một thời đại văn minh, lịch sự. Thật là một cử chỉ đáng chê trách!

4. Khoảng cách

Khoảng cách là một chỉ báo trong giao tiếp phi ngôn ngữ. Người ta đã xác định trong cách x giữa những người đối thoại như sau:

x > 4m: giao tiếp xã giao

1,2m

0,45m

x

Khi x = 0: lúc đó là giao tiếp rất thân mật, tính cảm đậm đà.

Khoảng cách nói lên ý nghĩa của mối quan hệ thân thiện nhiều hay ít, tính chất nghi thức nhiều hay ít.

Minh hoạ 5

Tại công viên, người con gái ngả đầu vào vai người yêu. Khoáng cách lúc đó x = 0; nói lên tính cảm của hai người rất đậm đà, đã bước qua giai đoạn ban đầu, tiến vào ngưỡng cửa của tình yêu.

5. Trang phục

Trang phục cũng là chỉ báo của giao tiếp phi ngôn ngữ. Ăn mặc thế nào khi tiếp xúc với người khác cũng là một chỉ báo về thái độ với người đó.

Người châu Âu có câu: “Bộ áo không làm nên thầy tu, nhưng không có bộ áo, thầy tu không phải là thầy tu”.

Trang phục gợi lên trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp của con người.

Trang phục phải lịch sự, không nhất thiết phải loè loẹt, theo cái vai xã hội của mình mà ăn mặc. Sự thể hiện bản thân một cách có văn hóa là để tôn trọng người khác.

Minh hoạ 6

Cách đây 5 năm, lúc em còn ngồi học ở ghế phổ thông. Thầy toán dạy em lúc bấy giờ cứ mỗi lần vào lớp dạy là có bao nhiêu chuyện để đám học sinh bàn. Bởi thầy ăn mặc chưa được “nghiêm chỉnh” lắm. Áo không ủi, bung ra phía sau, giầy tất không được sạch sẽ cho lắm. Như vậy, trang phục bên ngoài làm người ta có thể đánh giá về mình như thế nào. Đám học sinh bảo nhau: “Chắc hôm nay thầy với cô cãi lộn nhau ở nhà?!”

6. Khung cảnh tự nhiên

Khung cảnh giao tiếp phải sạch sẽ, trang nhã, tạo ra cảm giác thoáng mát về mùa hè, ấm cúng về mùa đông. Nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh thích hợp. Mọi cái đều là yếu tố tác động khi giao tiếp.

Ví dụ:Khi bước vào nhà một người nào, nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ, bày trí ngăn nắp, ta sẽ có cảm giác thoải mái và giao tiếp trở lên thuận lợi và thân mật hơn.

Minh hoạ 7

Chỉ một lần em đến chơi nhà bạn Hồng Quang trong lớp, hiện giờ là em nhớ như in. căn nhà thoáng mát, sạch sẽ, ngăn nắp làm em cảm giác rất thoải mái và tụi em trò chuyện rất vui vẻ cả buổi.

Tạo một không khí giao tiếp thích hợp và khung cảnh giao tiếp có đầy đủ phương tiện.

Ví dụ:Tiếp khách nước ngoài, bố trí một phòng đợi cho khách có chỗ treo áo choàng để khách yên tâm, khi về sẽ tìm lại áo choàng dễ dàng.

Tiếng ồn quá mức là yếu tố gây nhiễu, làm trở ngại cho giao tiếp.

Ví dụ:Ở một số nhà hàng, phòng trà người ta thường vặn nhạc to quá, khách khó trao đổi với nhau. Ô nhiễm và tiếng ồn gây tác hại cho hệ thần kinh và sức khoẻ. Ngược lại, nhạc đệm nhẹ, phù hợp, tạo sự phấn khởi, giúp sự thư giãn.

7. Khung cảnh xã hội

Phê bình một ai đó thì tốt nhất là khi chỉ có 2 người, đối tượng cảm thấy không an toàn khí có mặt một người thứ ba, còn tuyên dương thì nên nói ở nơi có càng đông người càng tốt.

Minh hoạ 8

Thằngcháu nhà em rất nghịch phá, nhưng rất biết vâng lời. Có một lần nó làm vỡ đồ, ba đứa bé rầy nó trước mặt người bạn. Thế là nó cái mặt “một đống”và chẳng thèm xin lỗi ba. Ấm ức khóc, tay thì lượm đồ. Rõ ràng nó không thích la trước mặt mọi người.

Tóm lại:Người giao tiếp có nụ cười hồn nhiên, dáng đứng đường hoàng kết hợp với ngôn ngữ mạch lạc thương cho ta thông báo rằng đó là người chân thành và thẳng thắn. Ngược lại, người cười gượng, dáng đi chúi đầu về phía trước, dáng đứng lom khom, nói ấp úng, gãi tai, cái nhìn né tránh, thường cho ta thông báo rằng người mà ta tiếp xúc có cái gì đó chưa thật. Trừ những trường hợp đóng kịch giỏi, còn những biểu hiện thông qua cơ thể có tính chất “thật” hơn lời nói. Vì đó là tiếng nói tự nhiên của cơ thể, thuộc về khối “vô thức” trong tâm lý con người, cái mà ý thức có khi không kiểm soát nổi, khó kiềm chế nổi.

Vì vậy, quan sát những biểu hiện phi ngôn ngữ trong giao tiếp, ta hiểu con người đầy đủ hơn.

Nguồn: Thế giới trong ta, số 255 – 256 tháng 4/2006