30 Bài tập về Liên kết cộng hóa trị (2024) có đáp án chi tiết nhất

Bài tập về Liên kết cộng hóa trị

I. Lý thuyết và phương pháp giải

1. Sự tạo thành liên kết cộng hóa trị

– Nguyên tử phi kim có xu hướng nhận thêm electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm.

– Khi hai nguyên tử phi kim kết hợp với nhau tạo thành phân tử, chúng sẽ góp chung một hoặc nhiều electron để tạo thành các cặp electron dùng chung. Các cặp electron dùng chung được tính cho cả hai nguyên tử trong phân tử nên mỗi nguyên tử đều đạt cấu hình bền vững theo quy tắc octet. Cặp electron dùng chung tạo ra liên kết cộng hóa trị giữa hai nguyên tử.

– Cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử có thể được tạo thành theo hai kiểu khác nhau:

– Mỗi nguyên tử góp một hay nhiều electron để tạo thành các cặp electron dùng chung:

Ví dụ 1:

A× + ×B → A : B hoặc A – B (liên kết A – B là liên kết cộng hóa trị).

– Cặp electron dùng chung chỉ do một nguyên tử đóng góp, liên kết giữa hai nguyên tử là liên kết cộng hóa trị kiểu cho – nhận.

Ví dụ 2:

Khi cặp electron dùng chung chỉ do nguyên tử B đóng góp, nguyên tử B là nguyên tử cho electron, nguyên tử A là nguyên tử nhận electron. Kí hiệu B → A.

a. Sự tạo thành phân tử có liên kết đơn

– Phân tử chlorine (Cl2):

Cấu hình electron của nguyên tử Cl (Z = 17): [Ne]3s23p5 (có 7 electron hóa trị).

Hai nguyên tử chlorine liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử chlorine góp 1 electron, tạo thành 1 cặp electron dùng chung. Khi đó, trong phân tử Cl2, mỗi nguyên tử đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng, thỏa mãn quy tắc octet:

vi du ve lien ket cong hoa tri

Từ công thức electron, thay một cặp electron dùng chung bằng một gạch nối thì thu được công thức Lewis (Li-uýt):

Giữa hai nguyên tử chlorine có một cặp electron dùng chung (biểu diễn bằng một gạch nối), đó là liên kết đơn.

– Phân tử hydrogen chloride (HCl):

Nguyên tử hydrogen liên kết với nguyên tử chlorine bằng cách mỗi nguyên tử góp 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung trong phân tử HCl. Khi đó nguyên tử hydrogen có 2 electron (cấu hình bền vững của nguyên tử khí hiếm helium) và nguyên tử chlorine có 8 electron ở lớp ngoài cùng, thỏa mãn quy tắc octet.

hh123 1658205580

Giữa hai nguyên tử hydrogen và chlorine có một cặp electron dùng chung (biểu diễn bằng 1 gạch nối), đó là liên kết đơn.

– Phân tử hợp chất có liên kết cho – nhận:

Trong phân tử NH3, lớp ngoài cùng của nguyên tử nitrogen có 5 electron, trong đó có cặp electron chưa liên kết. Ion H+ có orbital trống, không có electron. Khi phân tử NH3 kết hợp với ion H+, nguyên tử nitrogen đóng góp cặp electron chưa liên kết để tạo liên kết với ion H+ tạo thành NH4+. Khi đó, liên kết cho – nhận được hình thành, nguyên tử nitrogen là nguyên tử cho, ion H+ là nguyên tử nhận. Trong ion NH4+, bốn liên kết N – H hoàn toàn tương đương nhau.

hh124 1658205602

b. Sự tạo thành phân tử có liên kết đôi

– Phân tử oxygen (O2):

Mỗi nguyên tử oxygen có 6 electron hóa trị, hai nguyên tử oxygen liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử đóng góp 2 electron, tạo thành 2 cặp electron dùng chung. Trong phân tử O2, mỗi nguyên tử oxygen đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng, thỏa mãn quy tắc octet.

hh125 1658205621

Giữa hai nguyên tử oxygen có hai cặp electron dùng chung (biểu diễn bằng hai gạch nối), đó là liên kết đôi.

– Phân tử carbon dioxide (CO2):

Nguyên tử carbon có 4 electron hóa trị, nguyên tử oxygen có 6 electron hóa trị. Hai nguyên tử oxygen liên kết với một nguyên tử carbon bằng cách mỗi nguyên tử oxygen đóng góp 2 electron và nguyên tử carbon đóng góp 4 electron tạo thành 4 cặp electron dùng chung. Khi đó, trong phân tử CO2, mỗi nguyên tử đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng, thỏa mãn quy tắc octet.

hh126 1658205636

Phân tử CO2 có hai liên kết đôi.

c. Sự tạo thành phân tử có liên kết ba

Phân tử nitrogen (N2):

Nguyên tử nitrogen có 5 electron hóa trị, hai nguyên tử nitrogen liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử nitrogen đóng góp 3 electron, tạo thành 3 cặp electron dùng chung. Khi đó, trong phân tử N2, mỗi nguyên tử đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng, thỏa mãn quy tắc octet.

Giữa hai nguyên tử nitrogen có ba cặp electron dùng chung (biểu diễn bằng ba gạch nối), đó là liên kết ba.

Kết luận:

– Liên kết cộng hóa trị là liên kết được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.

– Liên kết trong các phân tử Cl2, O2, N2, … có cặp electron dùng chung không bị hút lệch về phía nguyên tử nào được gọi là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

– Liên kết trong phân tử HCl có cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn (Cl) được gọi là liên kết cộng hóa trị phân cực.

2. Độ âm điện và liên kết hóa học

Dựa vào sự khác nhau về độ âm điện giữa các nguyên tử tham gia liên kết, có thể dự đoán được loại liên kết giữa hai nguyên tử đó.

hh128 1658205698

Ví dụ:

– Trong phân tử HCl, hiệu độ âm điện của Cl và H: 3,16 – 2,20 = 0,96.

→ Liên kết giữa H và Cl là liên kết cộng hóa trị phân cực.

– Trong phân tử CO2, hiệu độ âm điện của O và C: 3,44 – 2,55 = 0,89.

→ Liên kết giữa C và O là liên kết cộng hóa trị phân cực. Tuy nhiên, do phân tử CO2 có cấu tạo thẳng nên độ phân cực của hai liên kết đôi (C=O) triệt tiêu nhau, dẫn đến toàn bộ phân tử không bị phân cực.

– Trong phân tử NaCl, hiệu độ âm điện của Cl và Na: 3,16 – 0,93 = 2,23.

→Liên kết giữa Na và Cl là liên kết ion.

Chú ý:

Liên kết cộng hóa trị phân cực có thể được coi là dạng trung gian giữa liên kết công hóa trị không phân cực và liên kết ion.

3. Mô tả liên kết cộng hóa trị bằng sự xen phủ các orbital nguyên tử

a. Sự xen phủ các orbital nguyên tử tạo liên kết s (sigma)

– Sự xen phủ s – s:

Phân tử H2 tạo thành từ hai nguyên tử H (1s1). Khi 2 nguyên tử H tiến lại gần nhau, hạt nhân của nguyên tử này hút đám mây electron của nguyên tử kia, hai orbital nguyên tử xen phủ vào nhau một phần. Vùng xen phủ có mật độ điện tích âm lớn, làm tăng lực hút của mỗi hạt nhân với vùng này và làm cân bằng lực đẩy giữa hai hạt nhân, để hai nguyên tử liên kết với nhau.

hh129 1658205726

– Sự xen phủ s – p:

Phân tử HF tạo thành khi orbital 1s của nguyên tử H (1s1) xen phủ với orbital 2p của nguyên tử F (2s22p5) theo trục liên kết, tạo liên kết cộng hóa trị giữa H và F, vùng xen phủ càng lớn thì liên kết càng bền.

– Sự xen phủ p – p:

Phân tử Cl2 tạo thành khi hai orbital 3p của hai nguyên tử Cl (3s23p5) xen phủ theo trục liên kết của hai nguyên tử Cl.

Nhận xét:

Các liên kết cộng hóa trị đơn đều là liên kết s. Trong liên kết s, mật độ xác suất tìm thấy electron lớn nhất dọc theo trục liên kết.

b. Sự xen phủ các orbital nguyên tử tạo liên kết p (pi)

Sự xen phủ, trong đó trục của các orbital tham gia liên kết song song với nhau và vuông góc với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết, được gọi là xen phủ bên. Sự xen phủ bên tạo ra liên kết p (pi).

Liên kết đôi gồm một liên kết s và một liên kết p. Liên kết ba gồm một liên kết s và hai liên kết p.

4. Năng lượng liên kết cộng hóa trị

– Năng lượng liên kết (Eb) là năng lượng cần thiết để phá vỡ một liên kết hóa học trong phân tử ở thể khí thành các nguyên tử ở thể khí. Năng lượng liên kết thường có đơn vị là kJ/mol.

Ví dụ: Để phá vỡ 1 mol liên kết H-Cl thành các nguyên tử H và Cl (ở thể khí) theo phương trình:

HCl(g) → H(g) + Cl(g)

cần năng lượng là 432 kJ, nên năng lượng liên kết H-Cl là Eb = 432 kJ/mol.

Năng lượng liên kết đặc trưng cho độ bền của liên kết. Năng lượng liên kết càng lớn thì liên kết càng bền và phân tử càng khó bị phân hủy.

II. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1. Cho biết c(Cl) = 3,16; c(Na) = 0,93. Trong phân tử NaCl, liên kết giữa Na và Cl là liên kết

A. ion.

B. cộng hóa trị phân cực.

C. cộng hóa trị không phân cực.

D. liên kết cho – nhận.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong phân tử NaCl, hiệu độ âm điện của Cl và Na: 3,16 – 0,93 = 2,23.

Liên kết giữa Na và Cl là liên kết ion.

Ví dụ 2. Liên kết đôi gồm

A. hai liên kết s.

B. hai liên kết p.

C. một liên kết s và một liên kết p.

D. một liên kết s và hai liên kết p.

Đáp án: C

Giải thích:

Liên kết đôi gồm một liên kết s và một liên kết p.

Chú ý: Liên kết ba gồm một liên kết s và hai liên kết p.

Ví dụ 3. Năng lượng liên kết (Eb) là

A. năng lượng cần thiết để phá vỡ một liên kết hóa học trong phân tử ở thể khí thành các nguyên tử ở thể khí.

B. năng lượng cần thiết để phá vỡ một liên kết hóa học trong phân tử ở thể rắn thành các nguyên tử ở thể rắn.

C. năng lượng cần thiết để phá vỡ một liên kết hóa học trong phân tử ở thể lỏng thành các nguyên tử ở thể lỏng.

D. năng lượng cần thiết tạo thành một liên kết hóa học trong phân tử.

Đáp án: A

Giải thích:

Năng lượng liên kết (Eb) là năng lượng cần thiết để phá vỡ một liên kết hóa học trong phân tử ở thể khí thành các nguyên tử ở thể khí. Năng lượng liên kết thường có đơn vị là kJ/mol.

III. Bài tập tự luyện (có hướng dẫn giải)

Câu 1. Công thức cấu tạo của phân tử chlorine là

A. Cl-Cl.

B. Cl=Cl.

C. ClºCl.

D. Cl»Cl.

Đáp án: A

Giải thích:

Hai nguyên tử chlorine liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử chlorine góp 1 electron, tạo thành 1 cặp electron dùng chung.

Câu 2. Trong phân tử hydrogen chlorine (HCl), liên kết giữa hai nguyên tử hydrogen và chlorine là

A. liên kết đơn.

B. liên kết đôi.

C. liên kết ba.

D. liên kết ion.

Đáp án: A

Giải thích:

Phân tử hydrogen chloride (HCl):

Nguyên tử hydrogen liên kết với nguyên tử chlorine bằng cách mỗi nguyên tử góp 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung trong phân tử HCl. Khi đó nguyên tử hydrogen có 2 electron (cấu hình bền vững của nguyên tử khí hiếm helium) và nguyên tử chlorine có 8 electron ở lớp ngoài cùng, thỏa mãn quy tắc octet

Câu 3. Phân tử hay ion nào sau đây có liên kết cho – nhận?

A. O2.

B. Cl2.

C. HCl.

D. .

Đáp án: D

Giải thích:

Trong phân tử NH3, lớp ngoài cùng của nguyên tử nitrogen có 5 electron, trong đó có cặp electron chưa liên kết. Ion H+ có orbital trống, không có electron. Khi phân tử NH3 kết hợp với ion H+, nguyên tử nitrogen đóng góp cặp electron chưa liên kết để tạo liên kết với ion H+ tạo thành . Khi đó, liên kết cho – nhận được hình thành, nguyên tử nitrogen là nguyên tử cho, ion H+ là nguyên tử nhận.Trong ion , bốn liên kết N – H hoàn toàn tương đương nhau.

Câu 4. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về phân tử carbon dioxide (CO2)?

A. Phân tử carbon dioxide có công thức cấu tạo là O=C=O.

B. Hai nguyên tử oxygen liên kết với một nguyên tử carbon bằng cách mỗi nguyên tử oxygen đóng góp 2 electron và nguyên tử carbon đóng góp 2 electron.

C. Phân tử CO2 có hai liên kết đôi.

D. Liên kết tạo thành trong phân tử CO2 là liên kết cộng hóa trị.

Đáp án: B

Giải thích:

Phân tử carbon dioxide (CO2):

Nguyên tử carbon có 4 electron hóa trị, nguyên tử oxygen có 6 electron hóa trị. Hai nguyên tử oxygen liên kết với một nguyên tử carbon bằng cách mỗi nguyên tử oxygen đóng góp 2 electron và nguyên tử carbon đóng góp 4 electron tạo thành 4 cặp electron dùng chung. Khi đó, trong phân tử CO2, mỗi nguyên tử đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng, thỏa mãn quy tắc octet.

Phân tử CO2 có hai liên kết đôi.

Câu 5. Liên kết trong phân tử nào sau đây là liên kết cộng hóa trị phân cực?

A. O2.

B. HCl.

C. N2.

D. Cl2.

Đáp án: B

Giải thích:

Liên kết trong phân tử HCl có cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn (Cl) được gọi là liên kết cộng hóa trị phân cực.

Liên kết trong các phân tử Cl2, O2, N2, … có cặp electron dùng chung không bị hút lệch về phía nguyên tử nào được gọi là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

Câu 6. Nguyên tử phi kim có xu hướng

A. nhường đi electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm.

B. nhận thêm electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm.

C. nhường đi hoặc nhận thêm electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm.

D. nhường đi 1 electron để đạt cấu hình electron của khí hiếm gần nhất.

Đáp án: B

Giải thích:

Nguyên tử phi kim có lớp electron hóa trị gần bão hòa và có xu hướng nhận thêm electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm.

Câu 7. Liên kết cộng hóa trị được tạo thành

A. giữa nguyên tử kim loại điển hình và nguyên tử phi kim điển hình.

B. giữa hai nguyên tử bằng lực hút tĩnh điện.

C. giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.

D. giữa nguyên tử kim loại và nguyên tử oxygen.

Đáp án: C

Giải thích:

Liên kết cộng hóa trị được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.

Câu 8. Cặp electron dùng chung chỉ do một nguyên tử đóng góp, liên kết giữa hai nguyên tử là

A. liên kết cộng hóa trị phân cực.

B. liên kết cộng hóa trị không phân cực.

C. liên kết cộng hóa trị kiểu cho – nhận.

D. liên kết ion.

Đáp án: C

Giải thích:

Cặp electron dùng chung chỉ do một nguyên tử đóng góp, liên kết giữa hai nguyên tử là liên kết cộng hóa trị kiểu cho – nhận.

Câu 9. Khi cặp electron dùng chung chỉ do nguyên tử B đóng góp, nguyên tử B là nguyên tử cho electron, nguyên tử A là nguyên tử nhận electron. Kí hiệu là

A. A – B.

B. A = B.

C. A → B.

D. B → A.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi cặp electron dùng chung chỉ do nguyên tử B đóng góp, nguyên tử B là nguyên tử cho electron, nguyên tử A là nguyên tử nhận electron. Kí hiệu B A.

Câu 10. Trong phân tử chlorine (Cl2), hai nguyên tử chlorine liên kết với nhau bằng cách

A. mỗi nguyên tử chlorine góp 1 electron.

B. mỗi nguyên tử chlorine góp 2 electron.

C. mỗi nguyên tử chlorine góp 3 electron.

D. một nguyên tử chlorine nhận 1 electron, một nguyên tử chlorine nhường 1 electron.

Đáp án: A

Giải thích:

Phân tử chlorine (Cl2):

Cấu hình electron của nguyên tử Cl (Z = 17): [Ne]3s23p5 (có 7 electron hóa trị).

Hai nguyên tử chlorine liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử chlorine góp 1 electron, tạo thành 1 cặp electron dùng chung. Khi đó, trong phân tử Cl2, mỗi nguyên tử đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng, thỏa mãn quy tắc octet:

TOP 15 câu Trắc nghiệm Liên kết cộng hóa trị có đáp án - Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 11. Trong phân tử nào sau đây có liên kết ba?

A. CO2.

B. O2.

C. N2.

D. Cl2.

Đáp án: C

Giải thích:

Phân tử N2 có liên kết ba.

Câu 12. Cho biết hiệu độ âm điện (Dc) giữa hai nguyên tử trong khoảng: 0,4 < Dc < 1,7. Có thể dự đoán được được loại kiên kết giữa hai nguyên tử đó là

A. liên kết cộng hóa trị không phân cực.

B. liên kết cộng hóa trị phân cực.

C. liên kết ion.

D. liên kết cho – nhận.

Đáp án: B

Giải thích:

Dựa vào sự khác nhau về độ âm điện giữa các nguyên tử tham gia liên kết, có thể dự đoán được loại liên kết giữa hai nguyên tử đó

TOP 15 câu Trắc nghiệm Liên kết cộng hóa trị có đáp án - Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Bài 13: Chỉ ra nội dung sai khi xét phân tử CO2 :

A. Phân tử có cấu tạo góc.

B. Liên kết giữa nguyên tử oxi và cacbon là phân cực.

C. Phân tử CO2 không phân cực.

D. Trong phân tử có hai liên kết đôi.

Lời giải:

Chọn đáp án: A.

Giải thích: Phân tử CO2 có cấu tạo thẳng: O=C=O

Bài 14: Hợp chất trong phân tử có liên kết ion là cho biết độ âm điện của H (2,2), O (3,44), N (3,04), Cl (3,16) , Mg(1,31)

A. HCl.

B. NH3.

C. H2O.

D. MgCl2

Lời giải:

Chọn đáp án: D

Giải thích: Liên kết ion là liên kết mà hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử tham gia liên kết ≥ 1,7.

Phân tử HCl NH3. H2O MgCl2 Hiệu độ âm điện 0,96 0,84 1,24 1,85

Bài 15: Liên kết hoá học giữa các nguyên tử trong phân tử H2O là liên kết

A. cộng hoá trị không phân cực.

B. hiđro.

C. cộng hoá trị phân cực.

D. ion

Lời giải:

Chọn đáp án: C.

Giải thích: Nguyên tử oxi có độ âm điện lớn hơn nhiều so với nguyên tử hidro, và hiệu độ âm điện trong phân tử H2O = XO-XH = 1,24 ⇒ Liên kết cộng hóa trị phân cực

Bài 16: Số oxi hoá của nguyên tố nitơ trong các hợp chất : NH4Cl, HNO3, NO, NO2, N2, N2O lần lượt là :

A. – 4, +6, +2, +4, 0, +1

B. 0, +1,-4, +5, -2, 0

C. -3, +5, +2,+4, 0,+1

D. 0, +1.+3, -5, +2, -4

Lời giải:

Chọn đáp án: C.

Giải thích: Gọi số oxi hóa của N là x, số oxi hóa trong hợp chất của H =+1, O = -2.

NH4Cl HNO3 NO NO2 N2 N2O x + (+1).4 + (-1) = 0x = -3 (+1) + x + (-2).3 = 0x = +5 X = +2 x = +4 0 x.2 + (-2) = 0⇒ x = +1

Bài 17: Chọn nội dung đúng để hoàn thành câu sau : “Trong tất cả các hợp chất,…”

A. Số oxi hoá của hiđro luôn bằng +1.

B. Số oxi hoá của natri luôn bằng +1.

C. Số oxi hoá của oxi luôn bằng -2.

D. Cả A, B, C.

Lời giải:

Chọn đáp án: B.

Giải thích:

Trong NaH, số oxi hóa của H = -1.

Trong H2O2, số oxi hóa của O = -1

Bài 18: Chỉ ra nội dung sai khi hoàn thành câu sau : “Trong tất cả các hợp chất,…”

A. kim loại kiềm luôn có số oxi hoá +1

B. halogen luôn có số oxi hoá -1.

C. hiđro hầu hết có số oxi hoá +1, trừ một số trường hợp như hiđrua kim loại (NaH, CaH2….).

D. kim loại kiềm thổ luôn có số oxi hoá +2.

Lời giải:

Chọn đáp án: B.

Giải thích: Ví dụ trong KClO, số oxi hóa của Cl là + 1.

Bài 19: Dãy gồm các chất trong phân tử chỉ có liên kết cộng hoá trị phân cực là

A. O2, H2O, NH3

B. H2O, HF, H2S

C. HCl, O3, H2S

D. HF, Cl2, H2O

Lời giải:

Chọn đáp án: B

Giải thích: Đáp án A loại O2, đáp án C loại O3, đáp án D loại Cl2. Đây là các phân tử không phân cực

Bài 20: Các chất mà phân tử không phân cực là:

A. HBr, CO2, CH4

B. Cl2, CO2, C2H2

C. HCl, C2H2, Br2

D. NH3, Br2, C2H4

Lời giải:

Chọn đáp án: B

Giải thích: Đáp án A loại HBr (∆X = 0,76, liên kết cộng hóa trị phân cực), đáp án C loại HCl (∆X = 0,96), đáp án D loại NH3 (∆X = 0,84).

Bài 21: Cho giá trị độ âm điện của các nguyên tố: F (3,98), O (3,44), C (2,55), H(2,20), Na(0,93), Hợp chất nào sau đây là hợp chất ion:

A. NaF

B. CH4

C. H2O

D. CO2

Lời giải:

Chọn đáp án: A

Giải thích: Liên kết ion là liên kết mà hiệu độ âm điện giữa hai nguyên tử tham gia liên kết ≥ 1,7.

Phân tử NaF CH4 H2O CO2 Hiệu độ âm điện 3,05 0,35 1,24 0,89

Bài 22: Trong phân tử sẽ có liên kết cộng hoá trị phân cực nếu cặp electron chung

A. Ở giữa hai nguyên tử.

B. Lệch về một phía của một nguyên tử.

C. Chuyển hẳn về một nguyên tử.

D. Nhường hẳn về một nguyên tử.

Lời giải:

Chọn đáp án: B.

Bài 23: Hoàn thành nội dung sau : “Nói chung, các chất chỉ có …………….. không dẫn điện ở mọi trạng thái”.

A. Liên kết cộng hoá trị

B. Liên kết cộng hoá trị có cực

C. Liên kết cộng hoá trị không có cực

D. Liên kết ion

Lời giải:

Chọn đáp án: C.

Bài 24: Liên kết cộng hóa trị là liên kết:

A. Giữa các phi kim với nhau

B. Trong đó cặp electron chung bị lệch về một nguyên tử

C. Được hình thành do sự dùng chung electron của 2 nguyên tử khác nhau

D. Được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung

Lời giải:

Chọn đáp án: D.

Bài 25: Chất nào dưới đây chứa ion đa nguyên tử:

A. CaCl2

B. NH4Cl

C. AlCl3

D. HCl

Lời giải:

Chọn đáp án: B.

Giải thích: Ion đa nguyên tử là NH4+

Xem thêm các dạng bài tập và câu hỏi liên quan khác:

30 bài tập về Liên kết ion (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về Quy tắc octet (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 bài tập về Phản ứng oxi hóa – khử (2024) có đáp án chi tiết nhất

30 Bài tập về Phản ứng hóa học và enthalpy (2024) có đáp án chi tiết nhất