Hàng ngày trên khắp mặt báo chúng ta tìm đọc đâu cũng là các vấn đề. Đó là; Trái Đất ngày một nóng lên, băng tan ngày càng nhiều, không khí bị ô nhiễm nặng nề, nguồn nước bị nhiểm bẩn…. Dấu chấm hỏi cần đặt ra ở đây là gì? Đó là vấn đề sự cố môi trường chưa bao giờ ngừng “hot’ và chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt. Tại sao chúng ta luôn cần đề cập đến những vấn đề này? Vì thực trạng hiện nay chúng ta đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề từ ô nhiểm môi trường gây ra. Đây là một nổi lo không chỉ riêng người Việt Nam mà là tất cả mọi người trên thế giới.
1. Sự cố môi trường là gì?
Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng (Khoản 10 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014).
Bạn đang xem: Sự Cố Môi Trường Là Gì? Nguyên Nhân, Hậu Qủa Và Biện Pháp
Sự cố môi trường có tên Tiếng Anh là “Environmental incident”. Và sự cố môi trường hiện nay được chia làm 2 loại cơ bản sau:
1.1 Sự cố môi trường tự nhiên.
- Khái nhiệm. Sự cố môi trường tự nhiên là tất cả các hiện tượng xảy ra trong môi trường tự nhiên mà nó không bị tác động bởi bất kỳ điều kiện nào từ con người chúng ta.
- Ví dụ. Thủy triều, bảo, lũ lụt, mưa, gió, sóng thần, động đất, sạt lỡ…
1.2.Sự cố môi trường nhân tạo.
- Khái nhiệm. Sự cố môi trường nhân tạo là tất cả những hiện tượng do sự tác động một cách trực tiếp hay gián tiếp của con người vào thiên nhiên.
- Ví dụ. Đốt phá rừng, xã thải ô nhiễm vào nước biển, xả rác thải bừa bãi…
2. Nguyên nhân dẫn đến các sự cố môi trường.
Sự cố môi trường không tự nhiên sinh ra mà nó do yếu tố môi trường tự nhiên hay do sự tác động của con người. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự cố môi trường. Nhưng chúng ta có thể chia ra thành 2 nguyên nhân cơ bản sau.
2.1. Nguyên nhân do yếu tố thiên nhiên.
Điều đầu tiên chúng ta phải kể đến là do các cơn bảo, trận lũ lụt, hay những trận mưa axit… đã gây ra những thiệt hại không hề nhỏ đến môi trường sống của chúng ta. Ngoài ra còn có những trận hạn hán kéo dài làm đất đai nứt nẻ, cây cối khô cằn. Và tiếp theo là thủy triều dâng cao gây ra những cơn sóng thần, động đất do núi lửa phun trào. Tệ hai hơn nữa là những vụ cháy do tai tai nạn trong kinh doanh, hay những vụ cháy rừng nghiêm trọng. Đã gây ra không ít biến động và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người chúng ta.
2.2 Nguyên nhân do con người.
Kéo theo sự phát triển về kinh tế và dân số ngày càng đông thì đó là những hành động khai thác tài nguyên thiên nhiên một các ồ ạt, không kiểm soát. Xã thải nguồn nước ô nhiễm xuống sông hồ, ao, suối. Vứt rác một cách vô tội vạ ở tất cả mọi nơi. Ngoài ra còn do hệ thống thu gom và xử lý chất thải còn ít và hạn chế.
Điều chúng ta cần đề cập quan trọng nữa đó là do ý thức con người. Người dân luôn tồn tại nhận thức ô nhiễm môi trường là việc chung không phải của riêng bản thân mình nên có thái độ thờ ơ, không quan tâm. Còn các cơ sở doanh nghiệp thì có thái độ chủ quan, từ đó không xây dụng cơ sở hạ tầng không đạt chất lượng về bảo vệ môi trường. Theo thống kê cho thấy 95% nguyên nhân dẫn đến các sự cố môi trường như tràn dầu, hóa chất là do các doanh nghiệp nhà máy không chủ động phòng ngừa, không trang bị đầy đủ các vật liệu bảo đảm ứng phó các sự cố an toàn.
Một phần nguyên nhân là do. Còn tồn tại quan điểm ưu tiên và coi trọng tăng trưởng triển kinh tế, thu hút đầu tư bằng mọi giá. Và xem nhẹ yêu cầu bảo vệ môi trường.
Nguyên nhân sâu xa là do hệ thống chính sách pháp luật về Bảo vệ môi trường còn chồng chéo, và bất cập. Các cơ quản quản lý, kiểm tra chưa phát huy được năng lực. Hệ thống tuyên truyền, giáo dục về nhận thức và bảo vệ môi trường còn rất hạn chế, chưa đạt kết quả cao.
3. Hậu quả của sự cố môi trường để lại.
Những hậu quả mà các sự cố tràn dầu phải nói là rất nhiều và nghiêm trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản của cá nhân, tổ chức. Và đặc biệt ảnh hưởng đến môi trường biển, môi trường đất, môi trường không khí…Ngoài ra còn gây cạn kiệt nguồn tài nguyên, mất cân bằng sinh thái. Và còn ảnh hưởng trực tiếp đến động, thực vật, thậm chí là tính mạng cuả con người. Điều đặc biệt nữa là ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế bền vũng nước ta.
Điển hình như vụ án Formosa xảy ra vào tháng 04 năm 2016. Do công ty Formosa xả thải nguồn nước ô nhiễm đã khiến hàng 100 tấn cá chết và tràn vào 4 tỉnh Hà tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế nước ta.
Hay vụ gây ô nhiễm môi trường không khí. Tại khu công nghiệp Tằng Loỏng (Lào Cai) được xác định kéo dài từ năm 2011 đến 2016 gây bức xúc với người dân.
4. Giải pháp xử lý các sự cố môi trường.
Có các nguyên nhân cơ bản sau để góp phần giảm các sự cố môi trường.
Thay đổi tư dây, cách tiếp cận thông tin của con người. Các cơ sở kinh doanh, cá nhân tổ chức cần nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình. Trong việc bảo vệ môi trường. Cần có ý thức chủ động trong công tác phòng ngừa. Điển hình như các việc làm sau.
- Lập kế hoạch chi tiết cho công tác phòng ngừa và ứng phó.
- Tiến hành lắp đặt những thiết bị, những dụng cụ và các phương tiện ứng phó một cách đầy đủ.
- Áp dụng những biện pháp an toàn, tuân thủ theo đúng với quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Ngoài ra cần hoàn thiện hệ thống chính sách và pháp luật về Bảo vệ môi trường. Và tăng cường nguồn nhân lực và năng lực quản lý trong công tác kiểm tra, quản lý.
Đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường.Như công nghệ ít chất thải, tái chế chất thải…
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục môi trường ở mọi tầng lớp và mọi nơi. Hạn chế để xảy ra các sự cố môi trường chính là đang bảo vệ chính sự sống của chúng ta.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp