Quy phạm pháp luật là gì?
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
- 77 là tỉnh nào? Giới thiệu về Bình Định và phân loại biển số xe theo từng khu vực
- Giờ làm việc bưu điện như thế nào? Thứ 7, chủ Nhật bưu điện có làm việc không?
- Từ tphcm đi đảo bình hưng bao nhiều km?
- Top 10 thương hiệu thời trang nữ nổi tiếng nhất tại Việt Nam
- Cơm cháy bao nhiêu calo? Ăn cơm cháy tăng cân không?
Theo đó Quy phạm xã hội là những quy tắc xử sự chung của con người nhằm điều chỉnh mối quan hệ giữa con người với con người trong một phạm vi, cộng đồng nhất định. Quy phạm pháp luật là loại quy phạm có những đặc điểm như sau:
Bạn đang xem: Ví dụ về cấu trúc quy phạm của pháp luật
– Là những quy tắc có tính chất bắt buộc chung;
– Được thể hiện dưới hình thức xác định;
– Thể hiện ý chí của Nhà nước, do các cơ quan có thẩm quyền ban hành;
– Được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
Các loại quy phạm pháp luật
Theo các tiêu chí khác nhau, quy phạm pháp luật được chia ra thành nhiều loại. Cụ thể như sau:
– Căn cứ vào đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh, quy phạm pháp luật có thể phân chia theo các ngành luật theo:
+ Quy phạm pháp luật hình sự;
+ Quy phạm pháp luật dân sự;
+ Quy phạm pháp luật hành chính,…
– Căn cứ vào nội dung của quy phạm pháp luật có thể chia thành:
Xem thêm : Vai trò quan trọng nhất của rừng đầu nguồn là?
+ Quy phạm pháp luật định nghĩa
+ Quy phạm pháp luật điều chỉnh
+ Quy phạm pháp luật bảo vệ
– Căn cứ vào hình thức mệnh lệnh nêu trong quy phạm pháp luật có thể phân chia thành:
+ Quy phạm pháp luật dứt khoát
+ Quy phạm pháp luật không dứt khoát
+ Quy phạm pháp luật tùy nghi
+ Quy phạm pháp luật hướng dẫn
– Căn cứ vào cách thức trình bày quy phạm pháp luật có thể chia thành:
+ Quy phạm pháp luật bắt buộc
+ Quy phạm pháp luật cấm đoán
+ Quy phạm pháp luật cho phép
Cấu trúc của quy phạm pháp luật
Cấu trúc của quy phạm pháp luật gồm 3 bộ phận: giả định, quy định và chế tài
– Giả định là bộ phận quy định địa điểm, thời gian, chủ thể, các hoàn cảnh, tình huống có thể xảy ra trong thực tế mà nếu hoàn cảnh, tình huống đó xảy ra thì các chủ thể phải hành động theo quy tắc xử sự mà quy phạm đặt ra. Đây là phần nêu lên trường hợp sẽ áp dụng quy phạm đó.
– Quy định: là bộ phận trung tâm của quy phạm pháp luật và không thể thiếu. Nó nêu lên quy tắc xử sự mà mọi người phải thi hành khi xuất hiện những điều kiện mà phần giả định đã đặt ra.
– Chế tài là bộ phận chỉ ra những biện pháp tác động mà Nhà nước sẽ áp dụng đối với chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quy tắc xử sự đã được nêu trong phần giả định của quy phạm và cũng là hậu quả pháp lý bất lợi mà chủ thể phải gánh chịu khi không thực hiện đúng nội dung tại phần quy định.
Ví dụ về cấu trúc quy phạm của pháp luật
Quy phạm pháp luật bao gồm 3 bộ phận là giả định, quy định và chế tài. Nhưng không phải tất cả quy phạm pháp luật đều có đủ.
– Ví dụ về giả định:
“Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Bộ phận giả định của quy phạm là: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân”.
– Ví dụ về quy định:
Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi: Phải làm gì? Được làm gì? Không được làm gì? Làm như thế nào?
Ví dụ về quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” (Điều 33 Hiến pháp 2013). Bộ phận quy định của quy phạm là “có quyền tự do kinh doanh” (được làm gì).
– Ví dụ về chế tài:
Ví dụ về chế tài: “Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.” (khoản 1, Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).
Bộ phận chế tài của quy phạm là “phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.”
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp