Câu hỏi:
Hành vi trái pháp luật có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là?
- Sĩ tử 12 cần chú ý: Cách tính điểm ưu tiên đại học 2022 theo Quy chế mới
- Sinh năm 1984 năm 2011 bao nhiêu tuổi
- Hoàn tiền khi hủy đơn hàng Shopee và các thông tin liên quan
- Nên tẩy da chết trước hay sau khi tắm? Khi nào thì sử dụng tẩy da chết?
- Top 14 thương hiệu mỹ phẩm high-end được yêu thích nhất Việt Nam
A.Sử dụng pháp luật
B.Vi phạm pháp luật
C.Tuân thủ pháp luật
D.Thực hiện pháp luật
Xem thêm : QUY TRÌNH Ủ VỎ CÀ PHÊ LÀM PHÂN BÓN HIỆU QUẢ NHẤT
Đáp án đúng B.
Hành vi trái pháp luật có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ là vi phạm pháp luật, vi phạm pháp luật có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau.
Giải thích lý do chọn đáp án đúng là B
Xâm phạm pháp luật được hiểu là những hành vi làm trái với các quy định của pháp luật mà gây thiệt hại tới các chủ thể liên quan.
– Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật và có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
– Vi phạm pháp luật có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào các tiêu chí phân loại khác nhau. Thông thường, vi phạm pháp luật được phân loại như sau:
Xem thêm : Đổi tiền rách ở cây xăng, bưu điện, ngân hàng được không? Phí đổi
+ Vi phạm pháp luật hình sự: Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý.
+ Vi phạm hành chính: Là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hành chính trái với các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hoặc trái với các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử lý hành chính.
+ Vi phạm dân sự: Là hành vi trái pháp luật và có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm dân sự xâm hại tới các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản.
+ Vi phạm kỷ luật: Là hành vi có lỗi của chủ thể trái với các quy chế, quy tắc xác lập trật tự trong nội bộ cơ quan, tổ chức, tức là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, công tác hoặc phục vụ được đề ra trong nội bộ cơ quan, tổ chức đó.
+ Vi phạm Hiến pháp: Là hành vi có lỗi của chủ thể có năng lực trách nhiệm hiến pháp trái với các quy định của Hiến pháp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp