Cây mắt mèo gây ngứa thuộc họ trinh nữa, là một loại cây rất đỗi quen thuộc với nhiều người, chúng thường mọc hoang dại và vô cùng phát triển. Cây mọc khỏe và lan rộng, không hề kén đất, lá cây của chúng dễ gây ngứa… Để tìm hiểu kỹ hơn, chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn đọc về những đặc trưng của loại cây này.
Tìm hiểu cây mắt mèo gây ngứa
Cây mắt mèo tên gì?
Cây mắt mèo là một loại thực vật thân bụi, cành có nhiều gai nhọn, cây thuộc dạng thân gỗ. Cây mắt mèo hay còn gọi là cây Mai Dương hoặc cây Trinh Nữ, nhiều nơi còn gọi là cây móc mèo, chúng còn có tên gọi khoa học là cây Mimosa Pigra.
Bạn đang xem: Cây mắt mèo gây ngứa chữa bệnh gì và có tác hại như thế nào?
Cây mắt mèo thường mọc ở đâu?
Đây là một loại cỏ dại ngoại lai có nguồn gốc từ vùng Trung và Nam Mỹ khác biệt với các loại cây hiện có ở nước chúng ta. Cây mắt mèo là cây bụi, thân gỗ, thích nghi tốt với hầu hết môi trường trên đất cạn, mọc hoang ở vùng núi, mọc các ven đường ở các tỉnh từ bắc vào nam và mọc ở đất bán ngập nước và sống lâu được trên đất ngập đầy nước.
Mô tả cây mắt mèo gây ngứa
Thân cây:
- Cây mắt mèo có chiều cao trung bình từ 1,5 – 2,5m, cây có đường kính từ 1-3 cm và là cây thân gỗ có nhiều nhánh.
- Cây có khả năng tăng trưởng tốt, cây sau khi trồng 2 năm thì đạt chiều cao ổn định. Thân và lá cây có nhiều gai cứng dẫn từ gốc đến ngọn.
- Nhiều cây con mọc đan xen từ gốc và rễ làm hình thành nên bụi mắt mèo lan tỏa rộng.
- Ở trên thân cây mắt mèo gây ngứa có nhiều gai cong và rất sắc nhọn dễ gây thương tích nhẹ như trầy xước khi đi vào bãi mắt mèo.
- Mỗi cây sẽ sống được từ 4 – 5 năm rồi chết khô, những cây mới mọc lên thay thế cây cũ. Do đó mà cây rất phát triển hết năm này qua năm khác.
Rễ cây
- Cây mắt mèo gây ngứa có một bộ rễ phát triển vô cùng mạnh, bộ rễ thường có nhiều rễ phụ hóa thành gỗ, bò lan ra xa và từ rễ phụ này mọc lên rất nhiều chồi mới.
- Rễ thường mọc dài 2 – 3m và có đường kính từ 0,5 – 2cm.
- Ở gốc rễ thường tạo thành khối như thân ngầm nằm ở sát mặt đất.
- Trên môi trường cạn rễ có thể có những nốt sần do vi khuẩn cộng sinh gây ra.
Lá cây
- Lá cây là loại lá kép có hình giống với lông chim, 2 bên đối xứng.
- Lá thon và dài có kích thước 0,5 * 2 cm, lá có màu xanh đậm và sống được nhiều năm.
- Lá không bao giờ rụng, chỉ chết đi ở những đoạn cành già không tiếp đủ dưỡng chất.
- Ở mỗi nách lá đều có những gai hơi cong và sắc nhọn.
Hoa
- Mỗi cây mắt mèo gây ngứa sau 6 tháng mọc thì ra hoa và kết quả.
- Cây ra hoa và kết quả liên tục mỗi năm.
Qủa
- Mỗi chùm hoa trung bình thường có 3 đến 8 quả, dạng quả nang tự khai, vỏ có nhiều lông gây ngứa.
- Trung bình mỗi quả mắt mèo thường có 15 hạt.
- Mỗi lần cho ra quả của cây khỏe mạnh thì có thể sinh ra khoảng 9000 hạt mới và chúng lan đi rất nhanh.
Hạt
- Cây mắt mèo thường có khả năng sinh sản rất nhanh, chúng sinh sản ra khoảng gần 10000 hạt trên 1 mét vuông tán lá.
- Hạt có kích thước nhỏ và có lớp lông tơ dày bảo phủ đều chung quanh.
- Chúng dễ dàng phát tán nhờ gió và đặc biệt là trôi nổi theo dòng nước chảy.
- Khi điều kiện thời tiết ẩm hay không khí thích hợp thì hạt có khả năng mọc mầm.
- Cây mắt mèo gây ngứa sống trong đất ngập đầy nước thì sức sống của hạt rất cao và khi chôn vùi trong bùn còn có thể sống tới 20 năm.
Trên những đất nạo vét lòng kênh thì cây mắt là loại cây mọc tiên phòng cho dù đất có độ phèn vô cùng nặng, không có cây nào phát triển được. Loài cây này có khả năng sống vô cùng dẻo dai, khi bị ngập nước lâu ngày thì cây sẽ rụng hết lá chỉ còn lại phần ngọn thô. Nhưng khi nước rút đi thì phần gốc trơ ra và khả năng sinh sôi cũng vô cùng nhanh.
Đặc biệt thân cây mắt mèo chứa một loại acid amin có tên là monosin và cũng là chất gây độc hại đến các loài động thực vật. Tuy là cây có gây độc hại nhưng cũng có nhiều nghiên cứu hay sách dân gian nói đến tác dụng của cây này. Để rõ hơn, chúng ta cùng tìm hiểu tiếp nhé.
Cây mắt mèo chữa bệnh gì, tác dụng ra sao?
Theo một số sách cây thuốc dân gian Việt Nam thì cây mắt mèo thường có vị đắng, hơi the, tính mát. Tác dụng khử ứ, chỉ thống, giải độc, thanh nhiệt cơ thể, sát trùng. Bộ phận thường hay sử dụng làm thuốc là hạt, rễ, lá.
Ở Việt Nam thì Dân gian thường sử dụng rễ cây mắt mèo gây ngứa này dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu, chữa trị được chứng đau nhức, cầm máu mất ngủ, ức chế viêm gan B.
Ở Thái Lan, người dân dùng lá móc mèo núi làm thuốc gây trung tiện, chữa chứng đầy hơi ở bụng.
Ở Indonesia, dùng lá hoặc bột làm thuốc tẩy giun sán.
Xem thêm : Este nào sau đây có phản ứng tráng bạc
Ở Philippin thì hạt của cây mắt mèo chữa được bệnh dạ dày và là thuốc tẩy nhẹ. Cách chữa này dùng dưới dạng bột còn hạt có tác dụng bổ chữa sót.
Ở Papua New Guinea, dùng lá sắc lấy nước để chống trầm cảm chữa rối loạn tâm thần.
Ở Figi, dùng lá non để chữa tẩy giun cho trẻ nhỏ, dùng lá sắc nước để chữa viêm xoang, nước sắc với rễ được dùng trong khi mệt mỏi.
Ở Ấn Độ, lá và vỏ cây được điều chế làm thuốc điều hòa kinh nguyệt, giúp hạt sốt và trị bệnh giun sán.
Ở Madras, bột hạt của cây mắt mèo gây ngứa được chế thành cao xoa, bôi ngoài chữa bệnh tràn dịch tinh mạc và bệnh viêm tinh hoàn.
Ở Ceylon, lá cây non chữa chứng đau răng và cũng tẩy giun cho trẻ em.
Ở đảo La Reunion và Madagascar, người dân dùng rễ cây để hạ sốt, trị giun, gây săn se chữa bệnh khí hư, bệnh lậu.
Cây mắt mèo bán ở đâu?
Trước thực trạng việc dùng cây mắt mèo làm thuốc đông y kém chất lượng và nguồn gốc không rõ ràng… được bán tràn lan trên thị trường và làm ảnh hưởng những hiệu quả điều trị cũng như làm ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của người bệnh.
Việc lựa chọn những địa chỉ uy tín để mua thuốc đông y điều chế từ cây mắt mèo gây ngứa là vô cùng quan trọng và vô cùng cần thiết. Vậy người bệnh có thể tìm cây mắt mèo mua ở đâu.
Xem thêm : 1m3 cát tô được bao nhiêu m2 tường?
Để an toàn và chắc chắn nhất người bệnh có thể mua cây mắt mèo ở TPHCM hay Hà Nội bởi ở 2 thành phố lớn này có nhiều cửa hiệu đông y uy tín và chất lượng.
Tác hại của cây mắt mèo gây ngứa đối với tự nhiên và con người.
Cây mắt mèo ngứa đối với tự nhiên
Như đã chia sẻ ở trên thì cây mắt mèo có chứa nhiều độc tố monosin bên trong thân cây, có thể gây độc cho nhiều cây nhỏ khác và nhiều loại động vật. Trên cây mắt mèo có chứa nhiều gai nhọn và cứng mọc từ dưới gốc lên trên lá và ngọn cây nên không có loài chim nào dám tới đậu hoặc trú ngụ trên cây này.
Sức sống của cây mắt mèo gây ngứa vô cùng dẻo dai, sống được 4 – 5 năm và dễ dàng sinh sôi nảy nở. Do đó cây mắt mèo mọc ở đâu thì hệ các hệ thực vật ở đó sẽ không phát triển được. Một khi cây mắt mèo đã phát triển thì những cây nhỏ khác bên cảnh trong vùng tán lá của nó phải chết vì vừa bị cạnh tranh dinh dưỡng và bã lá cây có chất gây độc làm hại cây nhỏ khác.
Sâu bọ không lui tới, chim chóc không dám đậu, động vật cũng không dám đến gần ăn. Cản trở các dòng chảy của những con sông con suối hay kênh rạch.
Cây mắt mèo gây ngứa đối với con người
Cây mắt mèo được xếp vào danh sách những loại cây có chứa nhiều độc tố. Chất độc của cây chủ yếu tập trung ở các hạt, ngoài ra quả mắt mèo mọc thành một chùm có nhiều lông tơ nhỏ xíu. Những lông tơ này của quả chứa nhiều chất độc serotonin mucunain gây nên ngứa và rộp da nếu như chẳng may chúng ta chạm phải.
Khi chẳng may lông của cây mắt mèo dính lên da, bạn cần phải dùng miếng băng keo to để dán lên những phần da đó và lột ra. Nhờ vậy sẽ tránh lông bị dính sang những phần da khác. Khi chẳng may bị ngứa thì không nên gãi, bởi vì khi gãi sẽ lây ngứa sang phần khác và ngứa càng lan rộng hơn.
Loài cây này chính là dạng thủ phậm gây nên mẩn ngứa và gây phát ban rất nhiều trong những trường hợp dị ứng với cây cỏ. Cho nên cây mắt mèo gây ngứa được xếp vào top 5 các loại cây cỏ gây ra dị ứng dễ thấy nhất.
Những tác hại khác của cây mắt mèo
- Cây mắt mèo xâm lấn nhanh và làm mất đi tác dụng của các khu bảo tồn sinh thái tự nhiên. Chúng tạo ra hệ sinh thái thảm cây bụi gai đơn điệu, làm cho quần thể của động vật và thực vật tự nhiên trong khu quần thể bảo tồn biến mất dần.
- Gây tốn công sức và tiền của của nhân dân trong việc phát triển canh tác, đất bán ngập nước do phải thường xuyền loại bỏ, diệt trừ những cây này.
- Gây trở ngại việc thi công của những công trình kiến trúc hạ tầng ở vùng nông thôn.
- Gây mất vẻ đẹp, mỹ quan môi trường ngành du lịch sinh thái.
- Làm tăng nhanh đất hoang hóa ở những vùng bị nhiễm nặng.
Biện pháp khắc phục, diệt trừ cây mắt mèo gây ngứa
Những biện pháp phòng ngừa loài cây dại gây ngứa này vô cùng khó khăn và rất tốn kém do tính thích nghi cao và khả năng sinh sản của cây vô cùng nhanh chóng cũng như phát triển vô cùng mạnh.
- Đầu tiên dùng những biện pháp thủ công và cơ giới để giúp diệt trừ cũng như chặt đốn và phơi đốn, cày dập.
- Dùng các loại thuốc diệt cỏ có liều cao như nhóm thuốc Glyphosate từ 3-6 lít/ha, loaij nhóm Metsulfuron như Ally với loại liều 30-60 gam hoặc chất/ha cùng cây dưới 25 ngày sau khi mọc.
- Trồng nhiều các loại cây trấn áp như cây Tràm trên các bãi đát trống bán ngập nước nơi bị nhiễm.
Như vậy với những thông tin hữu ích về cây mắt mèo gây ngứa bên trên mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp người bệnh hay những người đang tìm hiểu về cây mắt mèo có được những thông tin đầy đủ và nhiều kinh nghiệm nhất. Chúng tôi chúc bạn mau chóng tìm mua được những cây mắt mèo tốt và uy tín nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp