Vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài?

Một trong những đặc điểm nổi bật của kinh tế Đông Nam Bộ hiện nay là thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài. Vậy tại sao Đông Nam Bộ lại có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với đầu tư nước ngoài?

Vị trí địa lí thuận lợi giao lưu với các vùng trong nước, với nước ngoài bằng nhiều loại hình giao thông, đặc biệt là giao thông đường biển qua cụm cảng Sài Gòn, Cát Lái – Hiệp Phước và các cảng Vùng Tàu, Thị Vải.

Điều kiện địa chất, khí hậu nhìn chung ổn định, mặt bằng xây dựng tốt.

Số dân đông, năng động, tập trung nhiều lao động có tay nghề, có chuyên môn kĩ thuật.

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển tương đối đồng bộ.

Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

Có chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài.

3. Các hình thức đầu tư để Đông Nam Bộ thu hút đầu tư nước ngoài

Đầu tư nước ngoài có thể được thực hiện thông qua các hình thức sau:

  • Thành lập doanh nghiệp: Nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp mới tại Việt Nam.
  • Mua cổ phần, mua phần vốn góp: Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, phần vốn góp của doanh nghiệp đã thành lập tại Việt Nam.
  • Góp vốn: Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào doanh nghiệp đang hoạt động tại Việt Nam.
  • Tài trợ cho dự án đầu tư: Nhà đầu tư nước ngoài tài trợ cho dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam hoặc doanh nghiệp nước ngoài khác.

4. Điều kiện đầu tư nước ngoài vào Đông Nam Bộ

Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:

  • Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
  • Hình thức đầu tư; phạm vi hoạt động đầu tư;
  • Đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư; và
  • Điều kiện khác theo quy định tại các điều ước quốc tế về đầu tư, luật, pháp lệnh và nghị định có liên quan.

>> Kính mời Quý khách hàng tham khảo thêm bài viết sau đây: Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài 2023.

5. Bài tập trắc nghiệm liên quan

5.1. Đông Nam Bộ có mạng lưới thu hút đầu tư nước ngoài không phải do nguyên nhân nào sau đây?

A. Vị trí địa lý thuận lợi giao thương trong nước và quốc tế.

B. Dân cư đông đúc, trình độ tay nghề cao; cơ sở hạ tầng – kỹ thuật khá đồng bộ.

C. Chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài.

D. Lịch sử sử dụng đất sớm nhất cả nước.

Đáp án: D Lịch sử sử dụng đất lâu đời nhất trong cả nước.

5.2. Tỉnh nào thuộc vùng Đông Nam Bộ nhưng không thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam?

A. Bà Rịa – Vũng Tàu B. Đồng Nai VS Bình Dương D. Tây Ninh

Đáp án: D. Tây Ninh

5.3. Những đô thị nào tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm Nam Bộ?

A.TP. Ho Chi Minh, Bien Hoa, Vung Tau B. Ville. Ho Chi Minh, Thu Dau Mot, Région de Chine C.TP. Ho Chi Minh, Bien Hoa, Binh Duong D. Thành phố. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Đồng Nai

Đáp án: A. TP. Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu

5.4. Đặc điểm nào không đúng với vùng Đông Nam Bộ?

A. Dân cư đông đúc, mật độ dân số khá caoB. Thị trường tiêu thụ hạn chế do mức sống của người dân cao C. Nguồn lao động dồi dào, lành nghề và chuyên nghiệp.

D. Có sức hút mạnh mẽ đến làm việc trên toàn quốc.

Đáp án: B Thị trường tiêu thụ hạn chế do mức sống của người dân cao

5.5. Đông Nam Bộ không xuất khẩu được những mặt hàng chủ yếu nào?

A. Dầu thô B. Thực phẩm chế biến C. Than đáD. Sản xuất nông nghiệp

Đáp án: C. Than đá

Trường hợp khách hàng có nhu cầu có thể đến trực tiếp gặp mặt và đặt ra mong muốn, yêu cầu với ACC để được tư vấn bởi đội ngũ chuyên viên, luật sư giàu kinh nghiệm.