Nhà nước có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị. Bởi vì, quyền lực chính trị bao giờ cũng thể hiện tập trung ở quyền lực nhà nước, tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị về căn bản luôn phải dựa trên cơ sở của pháp luật do Nhà nước ban hành, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị phụ thuộc rất nhiều vào sức mạnh và hiệu lực quản lý nhà nước. Nhà nước là một bộ phận hợp thành của hệ thống chính trị nhưng nó luôn đứng ở vị trí trung tâm của hệ thống đó và giữ vai trò quan trọng, là công cụ để thực hiện quyền lực nhân dân, giữ gìn trật tự kỉ cương và bảo đảm công bằng xã hội.
- Giải đáp thắc mắc về đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học 2022
- Luộc trứng bao nhiêu phút thì chín lòng đào?
- Bà bầu ăn dưa muối được không?
- Ăn chay ăn phô mai được không? Những lưu ý ăn phô mai đúng cách
- Bộ máy nhà nước phong kiến ở nước ta được tổ chức hoàn chỉnh dưới triều vua A. Lý Thái Tổ B. Lê Thái Tổ C. Trần Thánh Tô… – Olm
So với các tổ chức thành viên khác của hệ thống chính trị, Nhà nước có những đặc điểm, điều kiện (có thể gọi là ưu thế) sau đây:
Bạn đang xem: Vị trí, vai trò của Nhà nước trong hệ thống chính trị Việt Nam
– Nhà nước là đại diện chính thức của toàn bộ dân cư, là tổ chức rộng lớn nhất trong xã hội; Nhà nước quản lí tất cả công dân và cư dân trong phạm vi lãnh thổ của mình;
– Nhà nước có chủ quyền tối cao trong lĩnh vực đối nội cũng như đối ngoại, có bộ máy quyền lực và có sức mạnh để bảo đảm thực hiện quyền lực chính trị và bảo vệ chế độ chính trị của Nhà nước;
– Nhà nước có pháp luật, công cụ có hiệu lực nhất để thiết lập trật tự kỉ cương, quản lí mọi mặt đời sống xã hội;
Xem thêm : Mức phạt khi lái xe quá tốc độ theo quy định mới
– Nhà nước có đủ điều kiện và sức mạnh vật chất để tổ chức và thực hiện quyền lực chính trị, quản lí đất nước và xã hội; đồng thời Nhà nước còn có thể bảo trợ cho các tổ chức khác trong hệ thống chính trị để thực hiện các hoạt động của mình.
Hơn 70 năm xây dựng và phát triển, Nhà nước ta luôn giữ vững vị trí trụ cột của hệ thống chính trị, phát huy vai trò to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, là công cụ chủ yếu để nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mình. Nguyên tắc “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân” đã được ghi nhận trong tất cả năm bản hiến pháp, là cơ sở để tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Nước ta là nước dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu quyền hạn đều của dân... quyền hành và lực lượng đều ở nhân dân”.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm và những thành tựu đã đạt được, Nhà nước ta còn bộc lộ những khuyết điểm và yếu kém như: Tổ chức bộ máy cồng kềnh, nạn quan liêu, lãng phí, tham nhũng còn nghiêm trọng, việc thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ còn hạn chế, một bộ phận cán bộ, công chức chưa ngang tầm với nhiệm vụ, hệ thống pháp luật chưa đồng bộ, chưa tạo đủ khuôn khổ pháp lí cần thiết, việc thi hành pháp luật có nơi có lúc chưa nghiêm, kỉ luật, kỷ cương còn lỏng lẻo.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 12 (2016) đã đề ra chủ trương tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam với một số định hướng, giải pháp cơ bản như:
– Coi việc tiếp tục xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN do Đảng lãnh đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị.
Xem thêm : 100+ mẫu câu cảm ơn trong tiếng Anh theo tình huống và đối tượng cụ thể
– Trong tổ chức và hoạt động của Nhà nước, phải thực hiện dân chủ, tuân thủ các nguyên tắc pháp quyền và phải tạo ra sự chuyển biến tích cực, đạt kết quả cao hơn. Xây dựng nhà nước pháp quyền phải tiến hành đồng bộ cả lập pháp, hành pháp, tư pháp và được tiến hành đồng bộ với đổi mới hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; gắn với đổi mới kinh tế, văn hóa, xã hội. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế bảo vệ Hiến pháp và pháp luật.
– Hoàn thiện thể chế, chức năng, nhiệm vụ, phương thức và cơ chế vận hành, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
– Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức của Nhà nước theo quy định của Hiến pháp năm 2013, đáp ứng các đòi hỏi của nhà nước pháp quyền XHCN trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lí xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Phân định rõ hơn vai trò và hoàn thiện cơ chế giải quyết tốt mối quan hệ giữa Nhà nước và thị trường.
– Trong những năm tới, đẩy mạnh việc hoàn thiện pháp luật gắn với tổ chức thi hành pháp luật nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nhà nước pháp quyền XHCN. Bảo đảm pháp luật vừa là công cụ để Nhà nước quản lí xã hội, vừa là công cụ để nhân dân làm chủ, kiểm tra, giám sát quyền lực nhà nước. Quản lí đất nước theo pháp luật, đồng thời coi trọng xây dựng nền tảng đạo đức xã hội.
– Xác định rõ cơ chế phân công, phối hợp thực thi quyền lực nhà nước, nhất là cơ chế kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp trên cơ sở quyền lực nhà nước là thống nhất;
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp